10 loại chi phí chạy quảng cáo trên Google bạn cần biết

10 loại chi phí chạy quảng cáo trên Google bạn cần biết
Hoàng Trúc

20/12/2023

837

0

Chia sẻ lên Facebook
10 loại chi phí chạy quảng cáo trên Google bạn cần biết

Việc nắm rõ các loại chi phí chạy quảng cáo trên Google sẽ giúp bạn lựa chọn được mục tiêu quảng cáo tối ưu nhất mà không bị lãng phí ngân sách. Đặc biệt, đối với một người mới bắt đầu nghiên cứu về cách chạy quảng cáo trên Google thì bài viết này sẽ giúp bạn tiến gần thêm một bước trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Google Ads. Vì thế, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu các loại chi phí quảng cáo Google được sử dụng và biết đến rộng rãi nhất khi chạy quảng cáo Google.

 

Bạn muốn sử dụng ngân sách của mình một cách thông minh để đạt được hiệu suất quảng cáo tốt nhất nhưng lại không biết cách. Đừng lo các chuyên gia dạy quảng cáo Google của Askany sẵn sàng hướng dẫn chạy quảng cáo Google với mức chi phí thấp nhưng vẫn tối ưu hóa khả năng tiếp cận với khách hàng chỉ trong vòng 15 phút. Hãy đặt lịch tư vấn qua ứng Askany ngay.

 

CPC

CPC là gì? CPC (Cost Per Click - chi phí cho mỗi lượt nhấp/Click chuột) được hiểu là chi phí chạy quảng cáo Google Ads phải trả mỗi khi có người nhấp chuột vào quảng cáo. Nhà quảng cáo sẽ được quyền quyết định số tiền cho mỗi lượt click thông qua việc đặt giá thầu từ khoá.

cpc là gì
CPC

Ưu điểm

  • Dễ dàng tối ưu ngân sách: Nếu người tiêu dùng không click vào bất kì quảng cáo tiếp thị nào của bạn thì bạn không cần phải trả một chi phí nào.
  • Lựa chọn những từ khóa nhất định để hiển thị quảng cáo của bạn từ đó tiếp cận được khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.
  • Dễ dàng đo lường: số lượng người click, sở thích, vị trí địa lý, thời gian đều sẽ được hiển thị một cách cụ thể.

Nhược điểm

  • Dễ bị những đối tượng xấu (hay còn gọi là click tặc) phá hoại, gây thất thoát ngân sách.
  • Chi phí cho một từ khoá tốt có thể sẽ rất cao nếu như có nhiều nhà quảng cáo tranh giành từ khoá ấy thông qua việc đặt giá thầu từ khoá.
  • Nếu không nghiên cứu kỹ mục tiêu cụ thể trước khi chạy chiến dịch quảng cáo Google thì chi phí quảng cáo CPC bạn bỏ ra sẽ không đạt được hiệu quả, gây tốn kém. Để có thể tối ưu cho một mục tiêu cụ thể thì còn cần phải kết hợp sử dụng các công cụ và kết hợp với eCPC cũng như tính toán CPL, CPS, CPA.

Cách tính CPC

Khi bạn cần đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo Google hay bất kỳ quảng cáo trả phí nào (tham khảo PPC là gì để hiểu rõ hơn) thì phải tính được CPC. Sau đây là công thức để tính:

CPC = (Điểm chất lượng của trang đích x Điểm chất lượng Mẫu Quảng Cáo x CTR) / Thứ hạng

Trong đó:

  • Điểm chất lượng trang đích: Đây là điểm SEO của trang web chính thức.
  • Điểm chất lượng mẫu quảng cáo: Phụ thuộc vào số lượng của từ khóa, mức độ cạnh tranh của những từ khóa đó.
  • CTR (Click Through Rate): Được hiểu như tỷ lệ nhấp chuột/click vào quảng cáo.
  • Thứ hạng: Mẫu quảng cáo Google của bạn đang nằm ở vị trí nào trên trang tìm kiếm.

Bạn có thể tham khảo thêm Bảng giá chạy quảng cáo Google Ads do Topchuyengia tổng hợp từ các chuyên gia hàng đầu để biết chính xác chi phí trả cho quảng cáo Google trên thị trường hiện nay là bao nhiêu.

eCPC

ecpc là gì
eCPC

eCPC là gì? eCPC (Enhanced Cost Per Click) được biết đến như là một dạng CPC nâng cao, hay chi phí mỗi click nâng cao. Trên nền tảng Google AdWords có hỗ trợ tính năng eCPC, nếu bạn bật tính năng này lên thì eCPC sẽ tự tăng giá thầu cho mỗi nhấp chuột nó thấy có nhiều khả năng tăng lượt chuyển đổi cao. Hiểu rõ loại chi phí này, bạn đã biết được một phần của việc làm sao để cách chạy quảng cáo google thành công. Ví dụ: nếu bạn đặt giá thầu CPC thủ công là 10.000 VNĐ và eCPC nhận thấy rằng một nhấp chuột có khả năng dẫn đến chuyển đổi có giá trị 20.000 VNĐ, thì eCPC có thể tự động điều chỉnh giá thầu của bạn lên 15.000 VNĐ hoặc cao hơn để giúp bạn có nhiều cơ hơn để nhận được lượt chuyển đổi tốt.

Ưu điểm

  • Giúp bạn tăng giá thầu lên tới 30%.
  • Tăng giá trị chuyển đổi của bạn lên nhanh chóng: Nếu bạn đặt giá thầu CPC thấp vì không tự tin thì eCPC sẽ tự động điều chỉnh giá thầu cao lên nếu thấy có cơ hội nhận được lượt chuyển đối tốt từ đó giúp bạn đem về lượt chuyển đối có giá trị cao.
  • Tiết kiệm thời gian đặt giá thầu cho các nhà quảng cáo.

Nhược điểm

  • Chi phí CPC và giá thầu có thể sẽ cao hơn lợi nhuận thu lại do eCPC có thể điều chỉnh giá thầu không giới hạn.
  • Nếu bạn không có đủ 150 lượt chuyển đổi trong vòng 30 ngày thì bạn không thể sử dụng eCPC.

Cách tính eCPC

eCPC là một cách tính chi phí chạy quảng cáo trên Google nâng cao của CPC nên công thức tính của nó cũng sẽ giống với CPC.

eCPC = (Điểm chất lượng của trang đích x Điểm chất lượng Mẫu Quảng Cáo x CTR) / Thứ hạng

CPL

CPL là gì? CPL (Cost Per Lead) là một phương pháp tính theo chi phí chạy quảng cáo trên Google dựa trên số những người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ, mong muốn được tìm hiểu và được tư vấn thêm những thông tin liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ đó. Tất cả được gọi chung là chỉ số Lead. Khi khách hàng nhập những thông tin cá nhân của minh vào một mẫu có sẵn khảo sát của bạn, thì bạn có thể liên lạc với họ thông qua những thông tin ấy nhằm mục đích quảng cáo, tiếp thị, tư vấn,...

cpl là gì
CPL

Ưu điểm

  • Tỷ lệ chuyển đổi cao: CPL không phụ thuộc vào số lượt click chuột mà phụ thuộc vào số người điền vào biểu mẫu đăng ký. Do đó tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn CPM hay CPC.
  • Tiết kiệm chi phí: CPL chỉ tính toán dựa trên chỉ số Lead chứ không tính chi phí dựa trên số lần hiển thị hay nhấp chuột.
  • Dễ tìm đối tượng mục tiêu phù hợp: Những thông tin của khách hàng sẽ được hiển thị ngay tại biểu mẫu khảo sát. Bạn có thể dựa vào đó để giới thiệu hoặc quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến đúng đối tượng mục tiêu.

Nhược điểm

  • Sai thông tin khách hàng: Việc khách hàng điền sai thông tin thường khó tránh khỏi, nếu điều này xảy ra thì ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của bạn.
  • Khó có thể chuyển đổi từ Lead thành khách hàng: Nếu các tư vấn viên không đủ trình độ hoặc không đủ chuyên môn để tư vấn sản phẩm/dịch vụ của bạn thì việc thuyết phục những khách hàng tiềm năng (các Lead)  trở thành khách hàng thân thiết của bạn sẽ vô cùng gian nan.
  • Những Lead thu về không chất lượng: Một số người chỉ điền biểu mẫu để lấy ưu đãi chứ họ thật sự không mấy quan tâm về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Cách tính CPL

Đây là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Sau đây là công thức tính:

CPL =  Tổng chi phí dành cho chiến dịch / tổng số Leads sinh ra từ kênh đó do campaign tạo ra trong 1 khoảng thời gian xác định.

Ví dụ: Nếu như bạn chỉ ra số tiền $5000 cho một chiến dịch quảng cáo trong vòng một tháng và đạt được 80 lượt chuyển đổi (Leads). Áp dụng công thức, ta có ngay chỉ số  CPL=5000/80 = $75.

CPS

cps là gì
CPS

CPS Adwords là gì? CPS (Cost Per Sale) là chi phí cho mỗi đơn hàng. Giải thích đơn giản hơn là khi khách hàng click vào trang quảng cáo → điền thông tin của mình vào form → nhận được hàng → thanh toán đơn hàng, thì lúc này đây nhà quảng cáo sẽ phải thanh toán chi phí chạy quảng cáo trên google CPS sau khi đã nhận được tiền COD hoặc chuyển khoản từ khách hàng.

Ưu điểm

Đây là một hình thức thanh toán mang lại nhiều lợi nhuận và ít có rủi ro vì bạn chỉ phải thanh toán các chi phí quảng cáo nếu như có một đơn hàng đã được thanh toán thành công. Lợi nhuận cũng như doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.

Nhược điểm

  • Rủi ro gian lận: Các đối tác tiếp thị có khả năng sử dụng những chiến lược không trung thực để tăng số lượng hàng bán ra. Ví dụ: Sử dụng chính tài khoản của họ để mua hàng, sử dụng bot để ngụy tạo các giao dịch giả,...
  • Khó kiểm soát chất lượng: Để đo lường CPS thì cần phải có một công cụ đo lường chính xác. Nếu không thực hiện điều này thì những quảng cáo có thể xuất hiện các sai sót trong quá trình tính toán chi phí cũng như là trả phí cho các nhà quảng cáo. Vì thế, bạn hãy sử dụng các công cụ đo lường uy tín như: Google Analytics, Google Search Console,...để có thể tránh những thiệt hại không mong muốn.

Cách tính CPS

Khi bạn muốn đo lường chi phí quảng cáo cho mỗi đơn hàng để có thể dễ dàng tối ưu và đánh giá được sự hiệu quả trong các chiến dịch quảng cáo thì bạn hãy sử dụng công thức sau đây:

CPS = Tổng chi phí/Số lượng sản phẩm bán được

CPA

cpa là gì
CPA

CPA (Cost Per Action) được hiểu là chi phí chạy quảng cáo trên Google mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi hành động như: mua hàng, lượt đăng ký, nhấp chuột vào một nút nào đó trên quảng cáo, cài đặt ứng dụng...của người tiêu dùng. Đây là một hình thức quảng cáo được biết đến và sử dụng khá phổ biến hiện nay. CPA thường được phát hiện trong các quảng cáo như: Facebook Ads, Google Ads,...

Ưu điểm

  • Khả năng đo lường của CPA có độ chính xác lớn vì nhà quảng cáo có thể dựa vào các hành động của người dùng như: mua hàng, điền form đăng ký, click vào quảng cáo,... để xác định rõ hơn về các chiến dịch quảng cáo từ đó có thể nhìn rõ hơn về mức độ chuyển đổi cũng như tính toán các chi phí giúp đạt được mục tiêu kinh doanh dễ dàng hơn.
  • Nhà quảng cáo có thể tối ưu chi phí bằng cách trả tiền cho người dùng để họ thực hiện những hành động theo mong muốn. Bạn sẽ dàng kiểm soát chi phí và đảm bảo nguồn tiền của bạn được chi trả cho một mục đích chính đáng.
  • CPA có thể giúp bạn đa dạng hóa hình thức quảng cáo thông qua việc cho phép bạn sử dụng các hình thức quảng cáo như: email marketing, quảng cáo qua mạng xã hội,...giúp tạo được sự linh hoạt và dễ dàng thu hút người tiêu dùng.

Nhược điểm

  • Bạn phải thiết kế những mẫu quảng cáo thật sự lôi cuốn, thu hút nếu muốn người tiêu dùng quan tâm và thực hiện các hành động mà bạn mong muốn.
  • Vì đây là một phương pháp quảng cáo khá phổ biến nên lượng cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân khách hàng rất cao. Vì thế việc phải bỏ ra một chi phí lớn cho chiến dịch là điều không thể tránh khỏi.
  • Phải sở hữu cho mình một lượng kiến thức về chạy quảng cáo chuyên sâu mới có thể khai thác được toàn bộ tiềm năng của CPA.

Cách tính CPA

Nếu như bạn muốn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch liên kết hay so sánh hiệu quả tiếp thị của các kênh quảng cáo khác nhau.

CPA = Tổng ngân sách quảng cáo / (Tổng số lượt hiển thị quảng cáo * CR * CTR)

Trong đó:

  • CR: Là tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng số người mua hàng/số lượt nhấp chuột (số click).
  • CTR: Là tỷ lệ nhấp chuột được tính bằng số lượt nhấp chuột (số click)/số lượt hiển thị.

Ví dụ: Bạn có ngân sách cho quảng cáo là 600.000 VNĐ, và bạn có khoảng 60.000 lượt hiển thị (views) và 3.000 lượt click. Trong đó 1.000 lượt nhấp chuột thì ta chuyển đổi được 100 người mua hàng. Áp dụng công thức CPA trên, ta có:

  • CR = (100/3.000)*100% = 3%.
  • CRT = (3.000/60.000)*100% = 5%.
  • CPA = 600.000/(60.000*3%*5%) = 6667 VNĐ.

Vậy bạn sẽ mất khoảng 6667 VNĐ cho mỗi click chuyển đổi.

CPM

cpm là gì
CPM

CPM là gì? CPM (Cost Per Mile) là chi phí chạy quảng cáo trên google cho mỗi 1.000 lần hiển thị. Trước khi chạy chiến dịch quảng cáo thì bạn phải đặt giá thầu để thanh toán cho 1.000 lần các mẫu quảng cáo của bạn xuất hiện tại những nơi mà khách hàng có thể nhìn thấy. CPM khác với CPC ở chỗ bạn không cần phải trả một số tiền nhất định mỗi khi có người click vào quảng cáo của mình mà chỉ trả phí khi quảng cáo của bạn xuất hiện đúng 1.000 lần, mỗi một lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên màn hình người xem thì được tính là 1 view.

Ưu điểm

  • Dễ sử dụng và hiệu quả gần như tức thì.
    Tiết kiệm được ngân sách quảng cáo: Chi phí bạn phải trả cho CPM rẻ hơn nhiều so với CPC nếu bạn muốn độ phủ sóng thương hiệu cao cũng như tăng lượt click vào website của mình thì đây là một hình thức rẻ nhất.
    Bạn có thể dễ dàng đặt quảng cáo của mình ở nhiều nơi khác nhau trên Internet, miễn là người dùng có thể nhìn thấy để tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo của mình.

Nhược điểm

  • Quảng cáo có thể xuất hiện ở những nơi mà đối tượng không hề quan tâm tới sản phẩm hay dịch vụ mà bạn kinh doanh. Có khi bạn phải tốn một khoảng tiền không hề nhỏ nhưng hiệu quả mang lại thấp.
  • Nếu quảng cáo của bạn có giới hạn một độ tuổi nhất định thì việc bạn sử dụng dụng hình thức quảng cáo CPM sẽ không phù hợp, thậm chí quảng cáo của bạn sẽ bị báo cáo là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
  • Vì đây là hình thức trả tiền theo lượt hiển thị nên nếu website hoặc blog của bạn không có nhiều người xem thì bạn sẽ không được nhiều tiền từ hình thức này.

Cách tính CPM

Để bạn có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả của chiến dịch cũng như so sánh giữa các chiến dịch quảng cáo khác nhau, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn công thức tính CPM như sau:

CPM = Số tiền quảng cáo/ (Số lượt xem thực tế/ 1,000)

Trong đó:

  • Số tiền quảng cáo: Là số tiền bạn chi ra cho chiến dịch quảng cáo.
  • Số lượt xem thực tế: số lượt quảng cáo của bạn được hiển thị trên website, blog,...

eCPM

ecpm là gì
eCPM

eCPM là gì? eCPM (Effective Cost Per Mile) là chi phí hiệu quả trên mỗi 1.000 lần hiển thị. eCPM khác CPM ở là nó được dùng để đo lường doanh thu từ quảng cáo. Có nghĩa là eCPM sẽ cung cấp một một cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo, vì bản thân nó đã bao gồm chi phí và doanh thu. Ngoài ra ePCM tính toán số liệu dựa trên các yếu tố bổ sung như tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và tỷ lệ chuyển đổi.

Ưu điểm

  • Có thể cung cấp cho bạn một bức tranh toàn diện về hiệu quả chiến dịch.
  • Có thể dùng để so sánh và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch khác nhau để kịp thời thay đổi cũng như tối ưu chiến dịch quảng cáo ấy.
  • Giúp các nhà quảng cáo có thể xác định các loại quảng cáo phù hợp với từng đối tượng mục tiêu và xem xét chiến lược đặt giá thầu nào mang lại lượt click cũng như lượt chuyển đổi cao nhất.

Nhược điểm

Các chỉ số của eCPM không phải lúc nào cũng chính xác, vì eCPM phụ thuộc rất nhiều vào các dữ liệu từ những lần hiển thị quảng cáo. Ngoài ra, eCPM rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như thời gian cụ thể trong một ngày hay một tuần, loại hình quảng cáo bạn đang sử dụng,...Ví dụ: Lượng truy cập vào website vào buổi tối cao hơn buổi sáng khiến số liệu eCPM thay đổi, eCPM của loại hình quảng cáo video thường có chỉ số cao hơn loại hình quảng cáo văn bản,... Sự biến động các chỉ số eCPM thường khó lường nên bạn phải luôn chú ý quan sát các chỉ số ấy nhằm đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Cách tính eCPM

Hãy sử dụng công thức tính eCPM sau đây để có thể đánh giá, tối ưu chiến dịch quảng cáo:

eCPM = (Tổng thu nhập/Số lần hiển thị)*1000

Trong đó:

  • Tổng thu nhập: Là số tiền bạn kiếm được từ 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • Số lần hiển thị: số lượt quảng cáo của bạn được hiển thị trên website, blog,...

Ví dụ: nếu một nhà xuất bản kiếm được 100.000 đồng từ 10.000 lần hiển thị quảng cáo, thì eCPM của họ là 10.000 đồng.

CPI

cpi là gì
CPI

CPI là gì? CPI (Cost Per Install) đây là một hình thức quảng cáo khi bạn đã có sẵn một website và bạn cho nhà phát hành ứng dụng thuê một vị trí để họ có thể quảng bá ứng dụng của mình thông qua website bạn. Lúc này, nếu có người click vào quảng cáo của họ để tải ứng dụng xuống trên trang web mà bạn thì nhà phát hành sẽ trả cho bạn một số tiền nhất định dựa trên lượt tải đó. Đây là một dạng quảng cáo Google qua trang web (Google Accent).

Ưu điểm

  • Các nhà quảng cáo sẽ dễ dàng tính toán được số tiền mà họ được trả khi mỗi lần có người cài đặt ứng dụng của nhà phát hành.
  • Việc này cho phép những nhà phát hành ứng dụng mới dễ dàng tiếp cận tới khách hàng tiềm năng.

Nhược điểm

  • Khó có thể đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo vì các nhà quảng cáo sẽ không biết được người tiêu dùng có hài lòng với các ứng dụng mà họ đã tải xuống hay không.
  • Các nhà quảng cáo có thể bị lừa bởi các nhà phát hành khi quảng cáo một ứng dụng phạm pháp chỉ vì lợi nhuận trước mắt dẫn đến trang web của bạn sẽ bị vô hiệu hoá.
  • Nhận quá nhiều lời đề nghị của các nhà phát hành ứng dụng dẫn đến trang web của bạn hiển thị nhiều quảng cáo gây khó chịu cho người lướt web.

Cách tính CPI

Để bạn có thể dễ dàng tính được chi phí cần phải thu từ các nhà phát hành, thì sau đây là công thức tính CPI:

CPI = Tổng chi tiêu quảng cáo / Tổng số lượt cài đặt ứng dụng

Trong đó:

  • Tổng chi tiêu quảng cáo: Là số tiền bạn chi ra cho chiến dịch quảng cáo
  • Tổng số lượt cài đặt ứng dụng: Số lượng ứng dụng mà người tiêu dùng đã cài đặt.

CPO

cpo là gì
CPO

CPO là gì? CPO (Cost Per Order) khác với CPS ở chỗ là mỗi khi có ai đó đặt hàng trên đường link mà bạn cung cấp. Bạn không cần phải quan tâm việc đơn hàng có được giao đến khách hàng thành công hay không vì đó là công việc của nhà cung cấp, mà bạn chỉ cần quan tâm là bạn sẽ được nhận tiền ngay sau khi nhà cung cấp xác nhận với khách hàng của họ là đơn hàng đã được mua qua đường link mà bạn đã cung cấp.

Ưu điểm

  • Bạn có thể dễ dàng nhận được số tiền hoa hồng cao, giá dao động từ 300.000VNĐ  đến 500.000VNĐ cho một ứng dụng tải xuống thành công.
  • Bạn sẽ có sẵn một landing page do nhà cung cấp đưa cho bạn và bạn không cần phải thiết kế.
  • Dễ dàng tối ưu chiến dịch quảng cáo vì đã được nhà cung cấp cho biết về thông tin những đơn hàng cũng như dịch vụ của họ.

Nhược điểm

  • Nếu không kiểm tra kỹ độ uy tín của nhà cung cấp bạn có thể bị phạt do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
  • Nếu không có ai nhấp vào liên kết mà bạn cung cấp thì bạn sẽ không có được hoa hồng.

Cách tính CPO

Hãy tham khảo công thức tính CPO dưới đây để biết thêm về cách thức hoạt động của nó:

CPO = Tổng chi phí / Số lượng đơn hàng

Trong đó:

  • Tổng chi phí: Gồm các chi phí của việc tiếp thị liên kết. Gồm các chi phí như: sản xuất, quảng cáo, khuyến mãi,...
  • Số lượng đơn hàng: Số đơn hàng mà bạn thành công trong việc tiếp thị liên kết.

CPE

cpe là gì
CPE

CPE là gì? CPE (Cost Per Engagement) là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả mỗi khi quảng cáo của họ được khách hàng tiếp xúc hoặc tương tác. Các hành động có thể kể đến như: lượt nhấp chuột vào quảng cáo, xem video, chơi trò chơi, đánh giá sản phẩm,...hoặc bất kỳ hành động nào mà nhà quảng cáo mong muốn người tiêu dùng thực hiện.

Ưu điểm

  • Tăng sự sáng tạo cũng như linh hoạt: Các nhà quảng cáo có thể dựa vào chỉ số CPE để có thể thiết kế nên nội dung quảng cáo một cách phù hợp với đối tượng mục tiêu cũng như tối ưu hóa ngân sách.
  • Tăng cao lượt tương tác: CPE giúp cho các nhà quảng cáo tăng mạnh lượt tương tác của họ thông qua nhiều hình thức quảng cáo khác nhau. Việc này giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, lượt chuyển đổi, lượt nhấp chuột,...giúp đem lại lợi nhuận khá lớn cho doanh nghiệp nếu thành công.
  • Có thể dễ dàng đo lường: Bạn có thể dễ dàng xem xét lượt click, lượng truy cập, lượt chuyển đổi,...thông qua nhiều công cụ hỗ trợ: Google Analytics, SEMrush,.. để dễ dàng nâng cao hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Nhược điểm

Nếu không chịu tìm hiểu và nghiên cứu thị trường mà bạn áp dụng chiến dịch quảng cáo sử dụng CPE thì bạn sẽ bị tốn một chi phí vô cùng lớn mà hiệu quả mang lại gần như bằng 0. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một kiến thức chuyên môn đủ mạnh về chạy quảng cáo Google nếu muốn sử dụng tối đa những tính năng mà CPE mang lại.

Cách tính CPE

Để có thể tính CPE nhằm đánh giá chiến dịch quảng cáo của bạn liệu có đạt hiệu quả không, hãy áp dụng công thức bên dưới:

CPE = Tổng chi phí quảng cáo/Số lượt tương tác hoặc tiếp xúc

Trong đó:

  • Tổng chi phí quảng cáo: Đây là chi phí bạn phải trả cho chiến dịch quảng cáo. Nếu bạn muốn tính chi phí CPE một cách chính xác, bạn nên tính toàn bộ các khoản chi mà doanh nghiệp bạn đã sử dụng kể cả những chi phí phát sinh khác.
  • Số lượt tương tác hoặc tiếp xúc: Là những lượt nhấp vào quảng cáo, xem video,....

Bài viết này đã tổng hợp các loại chi phí chạy quảng cáo trên Google mà bạn nên biết cũng như ưu nhược điểm và công thức tính cho từng chi phí. Để có thể hiểu rõ hơn cũng như biết được cách vận dụng các loại chi phí này khi chạy quảng cáo Google một cách hiệu quả nhất thì bạn hãy liên hệ ngay với các chuyên gia chạy Google Ads của Askany. Họ luôn sẵn sàng hướng dẫn, giải đáp bất kỳ thắc mắc nào bạn đưa ra và đặc biệt là cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ít khác về các loại chi phí quảng cáo Google mà chỉ có những người có kinh nghiệm thực chiến lâu năm mới biết.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng