12 nguyên nhân chạy Google Ads không hiệu quả bạn cần biết ngay

12 nguyên nhân chạy Google Ads không hiệu quả bạn cần biết ngay

20/05/2024

2140

0

Chia sẻ lên Facebook
12 nguyên nhân chạy Google Ads không hiệu quả bạn cần biết ngay

Nguyên nhân chạy Google Ads không hiệu quả là do đâu? Tại sao bạn chạy quảng cáo mà không ra đơn? Topchuyengia sẽ liệt kê 12 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chiến dịch quảng cáo thường gặp nhất. Bạn hãy xem ngay để biết mình có mắc phải một trong những nguyên nhân chạy quảng cáo Adwords không hiệu quả dưới đây hay không, từ đó có phương án chạy quảng cáo sao cho tối ưu và tăng tỷ lệ chuyển đổi nhất.

 

Nếu chưa hiểu rõ về nguyên nhân chạy Google Ads không hiểu quả, bạn có thể đầu tư cho mình vào các khóa học Google Ads hoặc liên hệ những chuyên gia chạy Google Ads tại Askany để họ tìm ra vấn đề và giúp giải quyết một cách nhanh chóng.

Không tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên

Không tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên
Không tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên

Các chính sách quảng cáo của Google hiện đã có nhiều đổi mới kèm theo là bạn phải theo dõi thường xuyên, một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định chiến dịch có thành công hay không là bạn phải đọc, phân tích dữ liệu từ đó tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên để hướng tới mục tiêu đã đề ra. Có nhiều doanh nghiệp chạy quảng cáo nhưng không đọc dữ liệu, không tối ưu được chiến dịch.

Bạn cần phải biết được số lượng người dùng truy cập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đến website của mình là bao nhiêu, họ truy cập vào trang với từ khóa gì, truy cập từ nguồn nào,... Sau đó, bạn sử dụng dữ liệu đó và phân tích để điều chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình cho phù hợp. Bạn cần tối ưu Google Ads hàng ngày và hàng tuần, bằng việc nghiên cứu và điều chỉnh lại từ khóa, đối tượng mục tiêu, v.v...  sao cho hiệu quả nhất.

Chọn sai từ khóa mục tiêu

Chọn sai từ khóa mục tiêu
Chọn sai từ khóa mục tiêu

Việc lựa chọn từ khóa là một phần cực kỳ quan trọng, quyết định 50% hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Google Ads. Việc lựa chọn sai từ khóa sẽ khiến bạn bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, mất nhiều chi phí quảng cáo mà không thu về kết quả như mong muốn.

Bạn cần phải nắm được xu hướng, insight của khách hàng khi tìm kiếm từ khóa, biết được từ khóa nào thường được nhiều người dùng lựa chọn. Để thực hiện được việc này, bạn cần phải nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng để đảm bảo quảng cáo của bạn đạt hiệu quả như mong muốn.

Không phân nhóm từ khóa

Không phân nhóm từ khóa
Không phân nhóm từ khóa

Phân nhóm từ khóa hay còn gọi là phân cụm từ khóa là một công việc rất quan trọng và mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị trong một chiến dịch quảng cáo, thế nên một số nhà quảng cáo thường hay bỏ qua. Phân nhóm từ khóa là việc mà bạn chia từ khóa thành những nhóm lớn và đặt các từ khóa nhỏ có liên quan vào, tùy thuộc theo sản phẩm, dịch vụ và mục tiêu chiến dịch của mình.

Ví dụ: nhóm từ khóa lớn là xe “Ranger” thì các từ khóa nhỏ là “Ford Ranger, Ford Ranger Wildtrak” sẽ được phân vào chung một nhóm lớn.

 

Việc phân nhóm từ khóa càng chi tiết, bạn càng có nhiều keyword chính xác, liên quan đến từ khóa mà quảng cáo cần tập trung, như vậy sẽ tăng khả năng tiếp cận đến những khách hàng thực sự có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ. Bỏ qua việc phân nhóm từ khóa, chạy ads không hiệu quả là điều đương nhiên, nếu bạn còn chưa rõ việc phân nhóm từ khóa như thế nào thì có thể xem ngay hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google tối ưu được chia sẻ bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

Không sử dụng từ khóa phủ định

Từ khóa phủ định là một dạng đối sánh từ khóa trong Google Ads. Dạng từ khóa này được thêm vào chiến dịch quảng cáo với mục đích là ngăn cản một từ khóa hoặc một cụm từ khóa nào đó mà bạn không mong muốn. Từ khóa phủ định giúp bạn giảm một khoản ngân sách nhờ vào việc loại trừ những từ khóa không mang lại lợi ích gì cho quảng cáo của bạn.

Không sử dụng từ khóa phủ định
Không sử dụng từ khóa phủ định

Khi bạn thêm từ khóa phủ định vào thì quảng cáo sẽ không hiển thị đến những người dùng không có nhu cầu đối với sản phẩm. Ngược lại, nếu bạn không thêm từ khóa phủ định vào thì quảng cáo rất khó tiếp cận đúng với khách hàng tiềm năng, đây chính là lý do chạy Google Ads không hiệu quả. Hơn nữa, điều này còn khiến nhiều người chọn hủy tài khoản Google Ads một cách vô ích.

Ví dụ: Khi bạn quảng cáo sữa em bé, thì nên thêm từ khóa phủ định là “già” vào. Như vậy, những người nào đang tìm kiếm sữa dành cho người già sẽ không thấy hiển thị quảng cáo của bạn.

Trang đích có chất lượng không tốt

Trang đích có chất lượng không tốt
Trang đích có chất lượng không tốt

Trang đích là một phần rất quan trọng trong chiến dịch quảng cáo, là một trong những lý do chạy ads không hiệu quả có thể dẫn đến tài khoản Google Ads bị tạm ngưng. Một trang đích sơ sài, thiếu đầu tư thì quảng cáo sẽ khó mang kết quả tốt. Nội dung trên trang cũng cần phải phù hợp với nội dung quảng cáo thì mới mang về tỷ lệ chuyển đổi cao.

Nội dung trên trang đích cần có phần giới thiệu về lợi ích của sản phẩm, dịch vụ, cần phải giải quyết được insight của khách hàng. Bên cạnh đó, những yếu tố về FOMO (Fear of missing out), review của khách hàng cũ, CTA (Call to action) cũng cần được cài cắm khéo léo. Tổng thể của trang đích phải có những thông tin làm nổi bật sự uy tín của doanh nghiệp. Trải nghiệm người dùng và chất lượng tải trang cũng cần được chú ý.

Không cải thiện điểm chất lượng Google

Không cải thiện điểm chất lượng Google
Không cải thiện điểm chất lượng Google

Điểm chất lượng trong Google Adwords là một chỉ số giúp bạn đánh giá được chất lượng quảng cáo đang ở mức nào so với các quảng cáo khác. Điểm này có giá trị từ 1 đến 10. Điểm chất lượng quảng cáo Google sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quảng cáo cũng như vị trí hiển thị của quảng cáo. Bạn cần phải điều chỉnh, cải thiện nếu điểm chất lượng Google Ads chưa tốt. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điểm chất lượng như:

  • Quảng cáo hấp dẫn, lôi cuốn người dùng.
  • Trang đích đã được tối ưu chuẩn SEO.
  • Trang đích có nội dung liên quan đến quảng cáo mà bạn đang chạy.
  • Trang đích tải nhanh (thời gian tải dưới 3 giây).
  • Trải nghiệm người dùng trên trang đích tốt.

Ngoài điểm chất lượng, còn rất nhiều chỉ số quan trọng khác mà bạn cần nắm nếu muốn tối ưu chiến dịch quảng cáo của mình. Bạn có thể tham khảo bài viết Các chỉ số quan trọng trong Google Adwords của Topchuyengia để khám phá chi tiết hơn.

Lầm tưởng về việc cứ chạy ads là sẽ ra đơn hàng

Không phải cứ chạy quảng cáo là sẽ ra đơn hàng. Bạn đang chạy quảng cáo Google Ads thì ắt hẳn đối thủ kinh doanh của bạn cũng có thể chạy. Do đó, yếu tố quyết định là quảng cáo nào tiếp cận được đến đúng nhóm khách hàng, thu hút, hấp dẫn khách hơn và giải quyết được insight của khách.

Lầm tưởng về việc cứ chạy ads là sẽ ra đơn hàng
Lầm tưởng về việc cứ chạy ads là sẽ ra đơn hàng

Bạn cần đọc tất cả nội dung thông tin về đối thủ như thị trường, sản phẩm, điểm mạnh,... rồi từ đó xem mình cần thay đổi, điều chỉnh vấn đề gì. Bạn phải hiểu nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, lên chiến lược nội dung và cung cấp đúng thông tin khách cần thì mới có thể tăng tỷ lệ ra đơn được.

Chưa nắm được giá trị lâu dài của khách hàng

Chưa nắm được giá trị lâu dài của khách hàng
Chưa nắm được giá trị lâu dài của khách hàng

Giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value) là giá trị mà khách hàng mang đến cho doanh nghiệp của bạn trong thời gian họ mua hàng. Giá trị lâu dài của khách hàng càng cao nghĩa là bạn đang chăm sóc khách hàng tốt. Việc có được một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn việc giữ chân một khách hàng cũ do đó chăm sóc khách hàng để tăng CLV là một điều không thể bỏ qua.

Với việc cải thiện giá trị lâu dài của khách hàng, bạn có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của quảng cáo đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hãy nắm vững những quy tắc về giá trị lâu dài, điều chỉnh hoạt động chăm sóc khách hàng cho phù hợp để tăng hiệu quả của quảng cáo Google Ads.

Việc tính toán giá trị lâu dài khá phức tạp, ngoài tính toán còn phải biết cách làm sao để cải thiện. Do đó, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về giá trị lâu dài của khách hàng thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với các chuyên gia chạy Google Ads nhiều năm kinh nghiệm trong việc phân tích CLV thông qua ứng dụng Askany – nơi bạn có thể nhắn tin nhờ tư vấn một cách dễ dàng hoặc đặt lịch hẹn để được hướng dẫn trực tiếp.

Do không có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads

Việc không có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google là một lý do lớn khiến cho bạn chạy quảng cáo mãi vẫn không hiệu quả. Với những người mới chạy sẽ có rất nhiều kiến thức, thông tin cần tiếp thu, thử nghiệm và thất bại rồi từ đó mới rút ra được kinh nghiệm. Điều này sẽ rất mất thời gian, lãng phí công sức và tiền bạc. Do đó, lời khuyên là bạn nên tìm đến những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm để được hướng dẫn chạy Google Ads cho hiệu quả nhất.

Do không có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads
Do không có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads

Askany nổi tiếng là một ứng dụng mà qua đó bạn có thể kết nối với những chuyên gia uy tín trong ngành. Các chuyên gia Adwords tại đây đều giữ các chức vụ cao ở những agency quảng cáo lớn trong cộng đồng Google Ads, với vốn kiến thức nền tảng và kinh nghiệm thực tiễn của mình, họ chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề, khó khăn trong quá trình chạy ads.

Hình thức quảng cáo không phù hợp

Hình thức quảng cáo không phù hợp
Hình thức quảng cáo không phù hợp

Nhiều nhà quảng cáo không nhất quán với quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) của họ trong Google Ads và sẽ bắt đầu và dừng các chiến dịch liên tục mà không có cách tiếp cận tập trung. Điều quan trọng là phải hiểu cách khách hàng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ sẽ tìm kiếm nhiều lần trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần và cũng sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn nhiều lần khi họ mua sắm xung quanh.

Vì vậy, nếu bạn không phải lúc nào cũng trực tuyến và có mặt, bạn sẽ mất một số khách hàng này vào tay đối thủ cạnh tranh. Và đây là một trong những nguyên nhân khiến quảng cáo Google không hiệu quả.

Không sẵn sàng tăng ngân sách

Theo thời gian, bạn sẽ nhận thấy rằng nhiều đối thủ cạnh tranh đang tham gia vào ngành của bạn. Và họ sẽ đặt giá thầu cho các từ khóa tương tự như bạn và đôi khi đặt giá thầu cao hơn. Ngay cả các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng sẽ làm như vậy.

Không sẵn sàng tăng ngân sách
Không sẵn sàng tăng ngân sách

Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh cũng đang tích cực cải thiện các chiến dịch của họ và không đứng yên. Và do đó, nó thường trở nên cạnh tranh hơn và việc tăng ngân sách để tăng lưu lượng truy cập và mức chuyển đổi là một phần cần thiết của quảng cáo.

Một lần nữa, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục mở rộng quy mô chiến dịch của mình để tăng doanh số bán hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển và các chiến dịch được nhắm mục tiêu nhiều hơn, bạn nên tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để tăng số lượng.

Không cho chiến dịch đủ thời gian

Hầu hết các nhà quảng cáo cần ít nhất ba tháng để đánh giá mức độ thành công của quảng cáo của họ. Điều đó đặc biệt đúng nếu bạn là nhà quảng cáo mới có ngân sách nhỏ và vẫn đang thử nghiệm quảng cáo, từ khóa, chiến lược giá thầu, v.v.

Thật không may, hầu hết các nhà quảng cáo không kiên nhẫn và sẽ tạm dừng quảng cáo trong vòng vài ngày nếu họ không thấy lợi nhuận tích cực từ chi tiêu quảng cáo của mình. Sự thật là Google Ads là một nền tảng hiệu quả cao và nhiều nhà quảng cáo thấy được kết quả nhanh chóng, đôi khi chỉ trong vài ngày.

 

Nhưng đối với hầu hết các nhà quảng cáo, việc đạt được lợi nhuận tốt thường có thể mất hàng tuần hoặc hàng tháng. Và ngay cả những người đạt được thành công nhanh chóng thường sẽ thấy kết quả tốt hơn khi họ tiếp tục quảng cáo trong nhiều tháng.

 

Đây là một trong những nguyên nhân chạy Google Ads không hiệu quả. Vì vậy, hãy cho quảng cáo của bạn một thời gian để chạy khi bạn tiếp tục điều chỉnh chúng và bạn sẽ thấy hiệu suất tốt hơn theo thời gian.

Topchuyengia đã chỉ ra những nguyên nhân chạy Google Ads không hiệu quả thường hay mắc phải. Với những thông tin trên trong chuyên mục hướng dẫn của chúng tôi, bạn đã nắm được những sai lầm phổ biến, từ đó có thể lên phương án chạy quảng cáo sao cho đạt kết quả tốt hơn. Có nhiều nguyên nhân rất khó để bạn tự khắc phục, nhất là với những bạn mới chạy, như làm sao để phân tích dữ liệu, làm sao nhóm từ khóa,... Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc, bạn cần phải có một chuyên gia hướng dẫn, tư vấn cụ thể. Cách nhanh nhất để kết nối với một chuyên gia quảng cáo Google Ads uy tín là thông qua nền tảng Askany, bạn có thể đặt lịch hẹn hay nhắn tin nhờ tư vấn một cách nhanh chóng và dễ dàng chỉ với vài thao tác.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng