Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu chỉ số tăng UX/UI nhanh, x2 tốc độ load

Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu chỉ số tăng UX/UI nhanh, x2 tốc độ load
Hoàng Trúc

01/11/2023

770

0

Chia sẻ lên Facebook
Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu chỉ số tăng UX/UI nhanh, x2 tốc độ load

Core Web Vitals là gì? Đây là những chỉ số rất quan trọng được đo lường để đánh giá hiệu suất, cũng như xếp hạng SEO cho website. Google đã công bố rằng sẽ có sự cập nhật mới cho Core Web Vitals trong thời gian tới. Vậy lần update này có những thay đổi quan trọng gì cần lưu ý? Làm cách nào để bạn có thể tối ưu các chỉ số Core Web Vitals để sẵn sàng cho đợt thay đổi này? Hãy cùng Topchuyengia khám phá chi tiết ngay sau đây. 


Đợt update này có thể khiến rất nhiều website bị tụt hạng vì không thích nghi kịp. Để tránh gặp phải vấn đề này, bạn hãy tìm cho mình một mentor có kinh nghiệm để được hướng dẫn cách cải thiện hiệu suất SEO ngay từ bây giờ. Hãy liên hệ với chuyên gia SEO thông qua ứng dụng Askany để được tư vấn 1:1. 

 

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là một tập hợp các yếu tố được sử dụng để đánh giá trải nghiệm người dùng (UX/UI) trên một trang web. Các yếu tố này đo lường ba khía cạnh quan trọng sau đây của một trang web:

  • Tốc độ hiển thị nội dung trên trang.
  • Thời gian phản hồi các tương tác của khách hàng. 
  • Mức độ ổn định của trang web. 

Core Web Vitals

 

Các chỉ số cụ thể để đo lường các khía cạnh trên bao gồm:

  • Largest Contentful Paint (LCP): đo thời gian từ khi người dùng nhấp vào một liên kết cho đến khi nội dung quan trọng nhất hiển thị trên màn hình.
  • First Input Delay (FID): đo thời gian phản hồi cho tương tác đầu tiên của người dùng trên trang web.
  • Cumulative Layout Shift (CLS): đo độ ổn định của trang web khi tải, đặc biệt sự thay đổi vị trí của các phần tử trang.

Core Web Vitals sẽ được đo lường bởi Google Search Console và Chrome UX Report, nhằm đánh giá performance của website, từ đó xếp hạng điểm SEO. 

Core Web Vitals và những thay đổi sắp tới

Từ tháng 3 năm 2024, Google sẽ cập nhật những thay đổi mới về Core Web Vitals. Chỉ số FID - First Input Delay (Thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên) sẽ được thay thế bằng INP - Interaction to Next Paint (Thời gian phản hồi tương tác tổng thể). 


Google cho ra mắt chỉ số INP trong hệ thống Core Web Vitals vào năm 2023. Nó đo lường độ trễ tương tác tổng thể của website, bắt đầu từ thời điểm người dùng thực hiện tương tác đầu tiên cho đến khi trang web hiển thị phản hồi cho tương tác đó.

 

Core Web Vitals


Giá trị INP được đo bằng mili giây (ms). Nếu giá trị INP thấp, điều này đồng nghĩa với việc người dùng có trải nghiệm tốt hơn. Theo Google thì chỉ số INP nên nằm ở mức dưới 200 ms là tốt nhất. INP không nên vượt quá 500 ms. 


FID chỉ đo lường thời gian trễ cho tương tác đầu tiên của người dùng, trong khi đó, INP đo lường tất cả các tương tác của người dùng trong suốt thời gian họ truy cập trang web. Chính vì vậy mà bạn cần ưu tiên khắc phục những vấn đề liên quan đến INP để mang lại trải nghiệm tốt nhất trên website của bạn. 

 

Chỉ số FID sẽ được thay thế bằng INP

Sau khi hiểu rõ Core Web Vitals là gì và những chỉ số sẽ được thay đổi trong thời gian sắp tới từ Google. Hãy cùng topchuyengia tìm hiểu các cách tối ưu Core Web Vitals hiệu quả để cải thiện xếp hạng của website một cách tối ưu.

Cách tối ưu Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals quan trọng như thế nào?

Các chỉ số này quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm, và có thể làm tăng hoặc giảm tỷ lệ thoát khỏi trang web của bạn. Google có kế hoạch biến trải nghiệm người dùng trên trang, trở thành yếu tố xếp hạng chính thức của Google.

Nhìn chung, ai cũng thích một website có tốc độ tải nhanh và mượt mà. Khi trang web của bạn đáp ứng được yêu cầu này, người đọc sẽ ở lại trang web lâu hơn, đọc nhiều hơn, và có khả năng mua hàng cao hơn. 

 

Core Web Vitals


Core Web Vitals không chỉ là những con số mà nó còn trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất SEO, cũng như tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần phải tối ưu Core Web Vitals. 

Tối ưu Largest Contentful Paint (LCP)

LCP (Largest Content Paint) là một chỉ số quan trọng đo thời gian mà trình duyệt cần để hiển thị phần tử nội dung lớn nhất trên trang web, tính từ khi người dùng yêu cầu truy cập vào URL. Phần tử lớn nhất thường là hình ảnh, video hoặc một khối văn bản có dung lượng lớn. 


Chỉ số LCP mang ý nghĩa lớn đối với trải nghiệm người dùng. Nó cho người dùng biết rằng trang web đang được load. Thông thường thì phần lớn nhất trên trang web thường chứa thông tin quan trọng mà người dùng đang tìm kiếm. Do đó, việc tải nhanh giúp người dùng sớm đọc được thông tin mà họ cần hơn, và giảm nguy cơ người dùng rời bỏ trang (bounce rate) một cách đáng kể.
Bạn nên giữ cho chỉ số LCP thấp hơn 2.5 giây là tốt nhất. 

 

Core Web Vitals


Cách để bạn tối ưu chỉ số LCP bao gồm:

  • Xác định và ưu tiên tải trước các phần quan trọng liên quan đến LCP.
  • Sử dụng lazy loading để tải nội dung khi người dùng cần.
  • Tối ưu hóa SEO Onpage cũng góp phần giúp bạn cải thiện chỉ số LCP.
  • Tối ưu hóa các đoạn mã JavaScript và CSS không quan trọng.
  • Cải thiện chất lượng hosting của bạn.
  • Tối ưu kích thước hình ảnh trên trang. 
  • Nén các định dạng văn bản.

Nếu bạn đã thử các biện pháp trên mà vẫn không cải thiện được, có thể bạn nên xem xét tới việc thuê một công ty SEO uy tín để thực hiện tối ưu hóa cho doanh nghiệp của bạn. Hoặc, một lựa chọn khác là sử dụng dịch vụ tư vấn SEO trên Askany, nơi bạn sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết từ các chuyên gia có kinh nghiệm.

Tối ưu Cumulate Layout Shift (CLS)

CLS (Cumulative Layout Shift) là chỉ số để xác định tính ổn định của trang. Nó đo lường sự thay đổi vị trí, bố cục của các phần tử trên trang web trong suốt thời gian trang hoạt động.


Chỉ số này có giá trị từ 0 trở lên, trong đó 0 đại diện cho trường hợp trang không thay đổi bố cục, và giá trị càng lớn cho thấy mức độ thay đổi bố cục càng nhiều. Có nghĩa là, khi trang web của bạn đang load mà hình ảnh, nội dung, banner,... liên tục thay đổi vị trí, thì điều này đồng nghĩa với chỉ số CLS cao, người dùng càng dễ bấm nhầm vào các phần tử không mong muốn. 


Điểm CLS tốt nhất nên bằng 0, mức chấp nhận được là dưới 0.1, nếu cao hơn thì bạn nên tìm cách cải thiện. Khi chỉ số vượt qua mức 0.25, trang web của bạn sẽ bị đánh giá kém. 

 

Core Web Vitals


Cách để cải thiện chỉ số CLS bao gồm:

  • Hạn chế sự xuất hiện đột ngột của các phần tử và thành phần trên trang web, đặc biệt là quảng cáo.
  • Đảm bảo rằng các phần tử đã có sẵn một khoảng không gian được xác định trước.

Cải thiện chỉ số Interaction to Next Paint (INP)

Google đã thông báo rằng INP sẽ thay thế FID làm chỉ số đo lường chính trong Core Web Vitals. Vì vậy, bạn nên bắt đầu đo lường và tối ưu hóa cho INP ngay từ bây giờ để sẵn sàng cho thay đổi này. Một trang web có chỉ số INP cao có thể khiến người dùng phải đợi lâu để trang web phản hồi, gây khó chịu và thất vọng cho họ.

 

Core Web Vitals


Dưới đây là một số cách để cải thiện chỉ số INP trên trang của bạn: 

  • Hãy dùng hình ảnh và video có kích thước nhẹ hơn: việc giảm kích thước của hình ảnh và video trên trang web sẽ giúp giảm thời gian tải trang. 
  • Đảm bảo rằng các tài nguyên không cần thiết được tải sau khi trang chính đã tải xong, giúp tăng hiệu suất trang web.
  • Tối ưu hóa mã của trang web: loại bỏ mã không cần thiết, nén các tệp tài liệu và cải thiện cách trang web của bạn tương tác với trình duyệt, giúp giảm độ trễ.
  • Sử dụng công cụ và dịch vụ giảm tải. 

Core Web Vitals là yếu tố quan trọng để đánh giá trải nghiệm người dùng trên trang web. Do đó, hãy luôn kiểm tra và cải thiện Core Web Vitals. Có một số công cụ mà bạn có thể dùng để đo lường chỉ số này, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Cách kiểm tra chỉ số Core Web Vitals

Google cung cấp khá nhiều công cụ để bạn có thể kiểm tra các chỉ số Core Web Vitals trên website hay trên từng page riêng biệt. Mỗi tool sẽ có chức năng và mục đích sử dụng khác nhau. 

Google Page Speed Insight

Google Page Speed Insight là công cụ phổ biến và dễ sử dụng để kiểm tra Core Web Vitals trên từng trang cụ thể. Với Google Page Speed Insight, bạn có thể chạy test trên cả môi trường thử nghiệm lẫn thực tế, đánh giá được trên cả mobile và desktop.


Ngoài việc đo lường chỉ số, công cụ này cung cấp phân tích chi tiết và hướng dẫn cụ thể giúp bạn nâng cao hiệu suất của trang web.


Cách kiểm tra các chỉ số Core Web Vitals như sau: 

  • Truy cập vào link dùng tool: https://pagespeed.web.dev/ 
  • Tại đây bạn điền URL cần kiểm tra, sau đó bấm Analyze.
  • Công cụ sẽ phân tích hiệu suất website và trả kết quả về cho bạn. 

Core Web Vitals

 

Google Search Console

Ngoài Google Page Speed Insight, bạn có thể sử dụng Google Search Console để xác định các vấn đề cụ thể trên một số URL. Bạn chỉ cần đăng nhập vào Google Search Console để xem số liệu báo cáo trong phần Search Console’s Core Web Vitals report.


Lưu ý rằng Google Search Console sẽ không hiển thị tất cả các URL gặp vấn đề, mà chỉ cho bạn biết số lượng. Tuy nhiên, thông qua các URL được báo lỗi, bạn vẫn có thể nhận ra và xác định vấn đề tổng thể trên các trang còn lại.


Sử dụng tiện ích Web Vitals 

Bằng cách cài đặt tiện ích mở rộng Web Vitals trên trình duyệt Chrome, bạn có thể kiểm tra nhanh các chỉ số Core Web Vitals trên từng trang web. Công cụ này rất hữu hiệu nếu bạn đang trực tiếp xử lý các vấn đề và muốn check nhanh kết quả. 


Để kiểm tra chỉ số, bạn làm theo hướng dẫn sau:  

  • Tải tiện ích Web Vitals tại: https://chrome.google.com/webstore/detail/web-vitals/ahfhijdlegdabablpippeagghigmibma 
  • Sau khi cài đặt xong, bạn mở trang web cần kiểm tra lên.
  • Click vào biểu tượng tiện ích phía trên bên phải trình duyệt để xem thông tin về hiệu suất của website. 

Core Web Vitals

 

Lighthouse 

Lighthouse là một tính năng mới trong Chrome DevTools giúp bạn phát hiện và giải quyết các vấn đề thường gặp có thể ảnh hưởng đến hiệu suất, khả năng truy cập, và trải nghiệm người dùng trên trang web.


Cách kiểm tra: 

  • Tải tiện ích Lighthouse tại: https://chrome.google.com/webstore/detail/lighthouse/blipmdconlkpinefehnmjammfjpmpbjk
  • Sau khi cài đặt tiện ích, bạn chỉ cần mở website cần kiểm tra lên, click vào icon Lighthouse trên trình duyệt để xem hiệu suất của trang.

Core Web Vitals

 

Các công cụ khác

Bên cạnh các công cụ phổ biến đã được đề cập ở trên, Google còn cung cấp những công cụ khác với tính năng chuyên sâu hơn, đặc biệt phù hợp cho các chuyên gia kỹ thuật:

  • Chrome DevTools Performance panel: bạn có thể mở nó bằng cách nhấn phím F12 trên trình duyệt Chrome. Trong tab "performance," bạn có thể xem chính xác từng mili giây của FCP, LCP, và thậm chí ở thời gian nào các phần tử bị dịch chuyển (CLS). 
  • Web.dev/measure: tương tự như Page Speed Insight, tuy nhiên công cụ này chỉ đo hiệu suất trên thiết bị di động (trong môi trường thử nghiệm). Một điểm mạnh khác của công cụ này là nó cung cấp thông tin về sự biến đổi của các chỉ số theo thời gian cũng như các chỉ số liên quan đến SEO.

Như vậy, thay đổi quan trọng nhất trong đợt cập nhật Core Web Vitals sắp tới đây là chỉ số INP sẽ được dùng để thay thế cho FID. Để sẵn sàng cho điều này thì bạn nên biết cách tối ưu các chỉ số Core Web Vitals là gì, đặc biệt là INP ngay từ bây giờ. Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng về những thay đổi sắp tới, hay gặp khó khăn trong việc cải thiện các chỉ số này, hãy liên hệ ngay với chuyên gia SEO trên Askany để được hỗ trợ kịp thời. Giá tư vấn SEO tại Askany chỉ từ 100.000 đồng, bạn đã có thể trao đổi với các chuyên gia uy tín. 

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng