Chatbot bán hàng là gì? Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng chatbot bán hàng

Chatbot bán hàng là gì? Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng chatbot bán hàng

02/11/2024

76

0

Chia sẻ lên Facebook
Chatbot bán hàng là gì? Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng chatbot bán hàng

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, chatbot bán hàng được xem như giải pháp của hàng nghìn doanh nghiệp trong hoạt động chăm sóc khách hàng, nhờ đó mang lại hiệu quả vượt trội về khả năng gia tăng doanh số và tỷ lệ chuyển đổi đáng kể. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về chatbot bán hàng, cũng như cách triển khai nó vào kinh doanh thực tế, hãy cùng Topchuyengia khám phá bài viết sau nhé!

Chatbot bán hàng là gì?

Chatbot bán hàng là một phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hoá phản hồi tin nhắn và bình luận của khách hàng ở mức độ cơ bản dựa trên những nguyên tắc và kịch bản đã được lập trình sẵn. Ngoài ra, nó còn có khả năng học hỏi và ghi nhớ những đặc điểm tương tác của khách hàng trước đó để cải thiện hệ thống, cũng như đưa ra những câu trả lời phù hợp hơn.

Chatbot bán hàng là gì?
Chatbot bán hàng là gì?

Hiện các chatbot bán hàng đều có thể triển khai ở hầu hết các nền tảng kinh doanh online như website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,....) hoặc ứng dụng mua sắm nhằm mục đích trao đổi thông tin và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Trên thị trường hiện nay, chatbot bán hàng thông minh và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp kinh doanh Việt Nam chính là chatbot AI Preny. Đây là chatbot nói tiếng Việt tự nhiên nhất hiện nay với khả năng tư vấn bán hàng chuẩn chỉnh như người thật giúp tăng 50% doanh số. Cùng khám phá chatbot này với phiên bản miễn phí 1000 truy xuất.

Cách thức hoạt động của chatbot bán hàng

Chatbot bán hàng thường sẽ hoạt động theo một quy trình như sau:

  • Tiếp nhận thông tin: Khi khách hàng gửi bình luận hoặc thắc mắc của mình đến trang web hoặc nền tảng xã hội của doanh nghiệp, chatbot bán hàng sẽ bắt đầu tiếp nhận các yêu cầu và dịch chúng qua ngôn ngữ lập trình đã cài sẵn.
  • Xử lý thông tin: Khi đã hiểu được các yêu cầu của khách hàng, chatbot bán hàng sử dụng công nghệ AI để phân tích chi tiết để đưa ra những phản hồi phù hợp nhất.
  • Trả lời thông tin: Cuối cùng, chatbot bán hàng nhận ouput từ AI và gửi phản hồi theo mong muốn của khách hàng. Câu trả lời có thể được chatbot truy xuất từ chính kích bản được lập trình trước hoặc dựa theo phân tích đặc điểm, thói quen trước đó của khách hàng.

Lợi ích khi sử dụng chatbot bán hàng

Giảm thiểu tình trạng bỏ sót, nhầm lẫn tin nhắn

Mỗi ngày, doanh nghiệp có thể nhận rất nhiều tin nhắn của khách hàng, điều này khiến việc quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, chẳng hạn như nhầm lẫn hoặc bỏ sót thông tin. Trong khi đó, nhân viên chỉ có thể xử lý yêu cầu tại một thời điểm nhất định, thì chatbot bán hàng lại hoạt động 24/7 như một trợ lý, có khả năng phản hồi đồng thời tất cả tin nhắn và bình luận từ khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng nào, cũng như tránh được những sai sót làm mất đi cơ hội bán hàng. 

Tối ưu hoá chi phí

Sử dụng chatbot bán hàng giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả làm việc tương đương với một lượng lớn nhân viên. Cụ thể, việc thuê nhân viên không chỉ tiêu tốn nhiều chi phí hàng tháng mà còn đòi hỏi thời gian và công sức đào tạo. Thậm chí, nếu nhân viên không hoàn thành tốt công việc, doanh nghiệp còn có thể phải đối mặt với hàng loạt rủi ro về doanh thu.

 

Vì vậy, với chatbot bán hàng, doanh nghiệp chỉ cần một đội ngũ nhân viên nhỏ để hỗ trợ chăm sóc khách hàng, cũng như giải quyết những câu hỏi mà bot không thể trả lời. Từ đó, tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận đáng kể.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Với khả năng phản hồi nhanh chóng và chính xác, chatbot bán hàng có thể giúp khách hàng giải quyết mọi yêu cầu tức thì, bất kể thời gian hay địa điểm nào. Không dừng lại ở đó, chatbot còn có thể ghi nhớ lịch sử tương tác và sở thích của khách hàng để đưa ra những gợi ý cá nhân hóa, tạo cảm giác gần gũi và được chăm sóc chu đáo. Nhìn chung, khi doanh nghiệp sử dụng chatbot, khách hàng sẽ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, điều này góp phần nâng cao sự hài lòng, tăng cường lòng trung thành của họ đối với thương hiệu.

Cách ứng dụng chatbot bán hàng hiệu quả

Nếu bạn muốn nắm bắt các giá trị mà chatbot bán hàng mang lại cho doanh nghiệp, song lại không biết bắt đầu từ đâu, dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Xác định mục tiêu của Chatbot

Việc thiết lập các tính năng cho chatbot phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để bắt đầu, bạn cần xác định rõ mục tiêu của chatbot, ví dụ như tập trung vào cung cấp thông tin thương hiệu, hỗ trợ đặt hàng, gửi tin nhắn hàng loạt,... Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp hướng đi của chatbot rõ ràng hơn. 

Xác định mục tiêu của Chatbot
Xác định mục tiêu của Chatbot

Ngoài ra, nắm bắt đối tượng khách hàng và thị hiếu của doanh nghiệp cũng phần nào ảnh hưởng đến tính năng và nội dung mà chatbot cung cấp. Bạn cũng cần xem xét hình ảnh và tính cách của thương hiệu để thống nhất về phong cách, giọng điệu của chatbot để tạo ra trải nghiệm phù hợp nhất cho khách hàng.

Bước 2: Tìm ứng dụng chatbot uy tín

Sau khi xác định mục tiêu cho chatbot, bạn tiến hành lựa chọn ứng dụng chatbot phù hợp. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đơn vị phát triển và cung cấp chatbot bán hàng. Do đó, để quyết định dễ dàng, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:

  • Tốc độ phản hồi của chatbot.
  • Các tính năng nâng cao như hỗ trợ đa ngôn ngữ, nâng cấp dữ liệu,....
  • Tính khả dụng và thân thiện của nền tảng tạo và quản lý chatbot.
  • Tính bảo mật của hệ thống dữ liệu.
  • Báo cáo và thống kê dữ liệu.

Bạn có thể tham khảo Chatbot Preny do Askany phát triển, đây là một nền tảng AI tư vấn, chăm sóc khách hàng chuyên sâu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn hạn chế về ngân sách. Chatbot Preny sở hữu các tính năng ưu việt như giao tiếp tự nhiên bằng tiếng Việt, phản hồi tức thì, tích hợp dễ dàng trên nhiều nền tảng/ ứng dụng, học hỏi cải thiện theo thời gian,....

Bước 3: Xây dựng kịch bản Chatbot

Một chatbot bán hàng phải được trang bị kịch bản có sẵn để có thể đáp ứng toàn diện nhu cầu tương tác với khách hàng trong mọi giai đoạn của hành trình mua sắm. Các loại kịch bản bạn có thể tham khảo như sau:

  • Kịch bản thu hút khách hàng tiềm năng: Chatbot giới thiệu thông tin chung về thương hiệu, tính năng và giá cả của sản phẩm/ dịch vụ để thu hút sự quan tâm ban đầu.
  • Kịch bản cho khách hàng mới: Sau lời chào, chatbot cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng các kịch bản thu thập thông tin liên hệ từ khách hàng, cũng như ghi nhận yêu cầu tư vấn nếu cần.
  • Kịch bản bán hàng: Chatbot hỗ trợ cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, hỗ trợ quy trình đặt hàng, xác nhận thông tin đơn hàng và tự động hóa thanh toán, điều này giúp quy trình mua sắm trở nên liền mạch.
  • Kịch bản chăm sóc khách hàng: Chatbot cung cấp các thông tin hậu mãi, xử lý khiếu nại và thu thập phản hồi của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ để nâng cao chất lượng chăm sóc.
  • Kịch bản về chương trình ưu đãi: Chatbot gửi thông tin về ưu đãi và mã giảm giá đến khách hàng đã từng tương tác, giúp doanh nghiệp duy trì sự quan tâm từ khách hàng cũ.
Xây dựng kịch bản Chatbot
Xây dựng kịch bản Chatbot

Bước 4: Cài đặt Chatbot

Sau khi xây dựng các kịch bản cho chatbot, bạn cần tích hợp nó lên nền tảng website, trang mạng xã hội hoặc ứng dụng bán hàng của doanh nghiệp. Mỗi nền tảng sẽ có phương thức cài đặt riêng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

 

Do đó, doanh nghiệp nên xác định trước các nền tảng cần tích hợp chatbot bán hàng, từ đó xây dựng lộ trình cài đặt và bảo trì phù hợp. Làm việc chặt chẽ với đơn vị cung cấp chatbot cũng rất quan trọng, điều này nhằm mục đích nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời trong suốt quá trình triển khai.

Bước 5: Theo dõi và đánh giá chatbot

Khi đã hoàn tất việc triển khai chatbot bán hàng, doanh nghiệp nên tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả thực tế của nó. Ngoài việc so sánh với các chỉ số kinh doanh và marketing trước đây, một số chỉ số giúp đo lường tác động cụ thể của chatbot mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Số lượng người dùng: Chỉ số này giúp đánh giá mức độ chấp nhận và ưu tiên của khách hàng khi sử dụng chatbot để tương tác với thương hiệu.
  • Tỷ lệ giữ chân người dùng: Chỉ số này thể hiện số lượt khách hàng quay lại tương tác nhiều lần với chatbot, giúp doanh nghiệp đánh giá xem chatbot có đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hay không.
  • Tỷ lệ hoàn thành: Chatbot thường sẽ gắn liền với một mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như chốt đơn hoặc xử lý phản hồi. Chỉ số này sẽ đo lường tỷ lệ các tác vụ mà chatbot đã hoàn thành thành công, đánh giá hiệu quả theo mục tiêu đề ra.
  • Số bước trò chuyện: Chỉ số này đánh giá trải nghiệm của khách hàng qua kịch bản chatbot. Doanh nghiệp có thể xem xét điều chỉnh để tối ưu số bước trò chuyện, mang đến trải nghiệm tương tác với khách hàng tự nhiên hơn.
Theo dõi và đánh giá chatbot
Theo dõi và đánh giá chatbot

 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chatbot bán hàng là gì cùng với lợi ích và cách ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nếu bạn đang tìm nhà cung cấp chatbot uy tín và chất lượng, hãy liên hệ ngay với Askany. Hiện tại, Askany đang phát triển một phần mềm AI chatbot với tên gọi Preny với nhiều tính năng nổi trội. Cụ thể như, sử dụng dữ liệu do chuyên gia trong từng lĩnh vực huấn luyện, giao tiếp tự nhiên bằng tiếng Việt, học hỏi cải thiện theo thời gian, phản hồi tức thì,.... Đừng chần chừ mà hãy trải nghiệm ngay!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng