Trợ lý ảo là gì? Tất tần tật thông tin quan trọng về trợ lý ảo

Trợ lý ảo là gì? Tất tần tật thông tin quan trọng về trợ lý ảo

09/01/2025

18

0

Chia sẻ lên Facebook
Trợ lý ảo là gì? Tất tần tật thông tin quan trọng về trợ lý ảo

Trợ lý ảo là gì? Với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo được các “ông lớn” trong ngành công nghệ đua nhau phát triển để nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Trong bài viết này, Topchuyengia sẽ cung cấp tất tần tật các thông tin quan trọng về trợ lý ảo, bao gồm định nghĩa, đặc điểm, cách thức tương tác và những nền tảng đang được nó hỗ trợ hiện nay.

 

Nếu bạn cần một trợ lý ảo hỗ trợ các tác vụ như trả lời tin nhắn khách hàng, thu thập dữ liệu, xử lý đơn,..., đừng bỏ qua chatbot bán hàng Preny. Đây là phần mềm cho phép tích hợp chatbot vào các nền tảng khác nhau để tối ưu quá trình chăm sóc khách hàng, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi có lợi cho doanh nghiệp.

Trợ lý ảo là gì?

Trợ lý ảo là phần mềm được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI, hỗ trợ người dùng thực hiện một thao tác nào đó dễ dàng hơn thông qua câu lệnh. Trợ lý ảo đầu tiên được tạo ra vào năm 1961 là IBM Shoebox và đến nay nó đã được các hãng công nghệ phát triển và tích hợp sâu vào hệ điều hành của họ. Những trợ lý ảo nổi tiếng hiện nay có thể kể đến là Siri của Apple, Google Assistant, Bixby của Samsung,....

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo chatbot AI bằng Preny đơn giản

Trợ lý ảo là gì?
Trợ lý ảo là gì?

 

Đặc điểm nổi bật của trợ lý ảo

Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật không thể bỏ qua khi nhắc đến trợ lý ảo:

Nhận diện giọng nói

Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo ngày nay có thể nhận diện giọng nói chính xác. Không chỉ vậy, những phần mềm này còn có khả năng phân tích nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Xử lý ngôn ngữ

Một khả năng khác mạnh mẽ không kém của trợ lý ảo là xử lý ngôn ngữ. Ngoài việc nhận diện giọng nói để thực hiện các tác vụ mà người dùng yêu cầu, trợ lý ảo còn có thể xử lý ngôn ngữ và đưa ra phản hồi nhanh chóng thông qua phân tích ngữ cảnh, từ đó tạo sự tương tác chân thực như người với người.

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm thông tin là một trong những ưu điểm nổi bật của trợ lý ảo. Các công cụ tìm kiếm như Bing, Google Search, Wikipedia hay Wolfram Alpha là những kho tàng dữ liệu thông tin rộng lớn để trợ lý ảo thực hiện thao tác tìm kiếm. Mỗi trợ lý ảo sẽ có cách tìm kiếm thông tin khác nhau, ví dụ như Siri sẽ liên tục đưa ra câu hỏi cho đến khi bạn nhận được kết quả mong muốn, trong khi Google Now lại dùng công nghệ Knowledge Graph để phân tích ý muốn của bạn theo các từ khóa tìm kiếm.

Học hỏi người dùng

Khả năng học hỏi từ người dùng được xem là đặc điểm cốt lõi của trợ lý ảo. Như đã biết, trợ lý ảo được phát triển dựa trên trí tuệ nhân tạo AI, nên nó hoàn toàn có thể thu thập dữ liệu từ các thói quen sử dụng và tìm kiếm dữ liệu của người dùng, rồi đưa ra những gợi ý chính xác nhất. Theo thời gian, lượng dữ liệu học được từ các hoạt động sử dụng của người dùng sẽ giúp trợ lý ảo trở nên thông minh hơn.

Liên kết thông tin nhiều nguồn

Điểm mạnh cuối cùng của trợ lý ảo là khả năng liên kết thông tin giữ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin được liên kết có thể là lịch trình bay của bạn trong email và ghi chú trong ứng dụng báo thức nhắc nhở bạn khi sắp bay. Như vậy, thay vì phải ghi nhớ và lưu thông tin trong từng ứng dụng, trợ lý ảo đã tự động làm hết những điều này cho bạn.

Phương thức tương tác của trợ lý ảo

Hiện nay, trợ lý ảo thường được ứng dụng trong các công nghệ như sau:

  • Văn bản: Đa số các trợ lý ảo đều hỗ trợ tương tác bằng văn bản. Chỉ cần bạn nhắn tin, bình luận thì chatbot sẽ trả lời ngay lập tức dựa theo kịch bản đã được học từ trước.
  • Giọng nói: Các sản phẩm đã tích hợp thành công trợ lý giọng nói ảo bao gồm Google, Alexa, Siri và Cortana. Các trợ lý ảo hỗ trợ giọng nói nổi bật với khả năng nghe, phân tích và đáp ứng yêu cầu của người dùng. 
  • Hình ảnh: Trợ lý ảo tương tác bằng hình ảnh vẫn còn khá hạn chế. Một số trợ lý ảo có thể xử lý được điều này có thể kế đến như Siri, Google Assistant và Samsung Bixby.
Phương thức tương tác của trợ lý ảo
Phương thức tương tác của trợ lý ảo

 

Trợ lý ảo hỗ trợ những nền tảng nào?

Có 3 nền tảng chính mà trợ lý ảo đang hỗ trợ phổ biến là:

Hệ điều hành thiết bị điện tử

Những trợ lý ảo như Siri, Cortana hay Google Assistant đã quá quen thuộc nhờ khả năng tích hợp trong nhiều thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, đồng hồ thông minh,.... Trong tương lai, với sự bùng nổ của công nghệ số, số lượng trợ lý ảo tích hợp sâu vào các thiết bị điện tử như thế này còn được dự đoán tăng nhanh chóng.

Loa thông minh

Trong hệ sinh thái nhà thông minh, loa thông minh được biết đến thiết bị được tích hợp sâu trợ lý ảo. Nhờ đó, người dùng có thể ra lệnh cho nó thực hiện các thao tác như mở đèn, bật tivi,.... một cách dễ dàng.

Nền tảng website hoặc dịch vụ nhắn tin

Các trang web, dịch vụ nhắn tin thường có xu hướng tích hợp chatbot với mục đích hỗ trợ khách hàng kịp thời, từ đây tạo ra những trải nghiệm sử dụng dịch vụ tối ưu hơn cho người dùng của mình.

Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết trợ lý ảo là gì cùng các thông tin quan trọng khác như đặc điểm nổi bật, phương thức tương tác và các nền tảng được hỗ trợ phổ biến hiện nay. Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn tích hợp trợ lý ảo cho trang web bán hàng của mình, hãy tham khảo ngay chatbot Preny. Đây là phần mềm cho phép bạn tạo bot trả lời khách hàng thông minh dựa trên kịch bản huấn luyện có sẵn, qua đó tăng cường tỷ lệ chốt đơn và thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng