6 lợi ích khi trở thành một Business Analyst có thể bạn chưa biết

6 lợi ích khi trở thành một Business Analyst có thể bạn chưa biết

28/03/2024

829

0

Chia sẻ lên Facebook
6 lợi ích khi trở thành một Business Analyst có thể bạn chưa biết

Lợi ích khi trở thành một Business Analyst là gì? Theo Topchuyengia, một lợi ích nổi bật hơn cả thu nhập của BA chính là trở thành người làm việc thân cận với sếp, stakeholder hay product owner. Đây là một vị trí có quyền kiểm soát toàn bộ quá trình từ lúc nhận yêu cầu từ sếp đến khi ra mắt sản phẩm/ phần mềm cuối cùng. Do trách nhiệm nặng nên phúc lợi của BA cũng hấp dẫn hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lợi ích đó là gì trong bài viết nhé!

 

Bên cạnh đó, dù bạn là newbie hay là người đang có ý định chuyển sang ngành BA, nếu chỉ tìm thông tin về lợi ích thì không đủ góc nhìn tổng quan về công việc này. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghề BA nhưng không muốn tham gia các khóa học thì ứng dụng Askany là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Ứng dụng Askany sẽ kết nối 1:1 bạn và chuyên gia BA uy tín trong ngành, chỉ cần trò chuyện khoảng 45 phút, họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất về trường hợp cụ thể và hỗ trợ định hướng lộ trình học BA dành cho bạn.

6 lợi ích khi trở thành một Business Analyst

lợi ích khi trở thành một business analyst
Điểm danh 6 lợi ích khi trở thành một Business Analyst

Theo Topchuyengia, các lợi ích khi trở thành một Business Analyst có thể kể đến:

Cơ hội nghề nghiệp đa dạng

lợi ích khi trở thành một business analyst
Cơ hội nghề nghiệp đa dạng là một trong những lợi ích khi trở thành một Business Analyst

Trong khoảng từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm, “cánh cửa” sự nghiệp của BA mở ra vô cùng rộng lớn trong lĩnh vực Business Analyst. Một trong những hướng đi phổ biến là trở thành một chuyên gia Business Analyst trong lĩnh vực cụ thể hoặc công nghệ đặc biệt, chẳng hạn như trở thành IT Business Analyst. Với sự hiểu biết sâu rộng về cả kinh doanh và công nghệ, bạn có thể trở thành người trung gian giữa hai thế giới này. Ngay cả khi bạn muốn chuyển hướng sang quản lý dự án, kinh nghiệm của bạn sẽ là một cơ sở vững chắc.

 

Công việc của một Business Analyst thường không giới hạn trong một lĩnh vực duy nhất, kết hợp với bộ kỹ năng linh hoạt, bạn có khả năng chuyển đổi giữa các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Môi trường làm việc đa dạng sẽ mở ra những cơ hội tiếp xúc với nhiều ngành nghề như Ngân hàng, Tài chính, Công nghệ Thông tin hay bất cứ lĩnh vực nào khác tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng dự án.

 

Vậy bạn đã biết BA (Business Analyst) là gì hay chưa, nếu chưa hãy tìm hiểu nó trước đi nhé.

Thu nhập hấp dẫn

lợi ích khi làm ba

Lương của Business Analyst thường phụ thuộc vào mức kinh nghiệm và quy mô của doanh nghiệp. Cấp đầu vào, với 1-2 năm kinh nghiệm, có thể đạt khoảng 10-15 triệu đồng/tháng. Business Analyst cấp trung có mức lương linh hoạt từ 15-40 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và kinh nghiệm cá nhân. Các chuyên gia cấp cao thường nhận mức lương trung bình 45-60 triệu đồng/tháng, đặc biệt tại các tập đoàn lớn. Vị trí Business Analyst Manager thì có mức lương vượt quá 50 triệu đồng/tháng. Một số trường hợp nổi bật có thể đạt đến 4.000 USD/tháng nhưng thường áp dụng cho những quản lý có ít nhất 7-8 năm kinh nghiệm.

Tư duy logic và khả năng xử lý vấn đề

Đối với BA, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vấn đề, tìm kiếm giải pháp và đảm bảo rằng những giải pháp đều hỗ trợ mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Khả năng này không chỉ giúp phát triển tư duy logic mà còn đảm bảo sự linh hoạt và sự hiệu quả trong quá trình làm việc của BA.

Thành thạo công cụ và kỹ thuật hiện đại

BA thường xuyên tương tác với nhiều công cụ và phần mềm để hỗ trợ quá trình phân tích. Từ đó, bạn không chỉ thành thạo sử dụng công nghệ mà còn có khả năng thích ứng nhanh chóng với các công cụ mới, giúp tối ưu hóa quá trình làm việc và đáp ứng được bất kỳ thách thức công nghệ đặt ra. Lợi thế này làm tăng giá trị của BA trong việc đảm bảo rằng tổ chức đang sử dụng những công cụ hiện đại và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Nâng cấp kỹ năng mềm

Trong quá trình trở thành cầu nối giữa lĩnh vực kinh doanh và công nghệ, BA phải đối mặt với nhiều tình huống đa dạng và đây là cơ hội để phát triển kỹ năng mềm.

 

Những kỹ năng mềm bao gồm khả năng giải quyết xung đột, quản lý quy trình, đề xuất cải tiến chuyên môn, tuân thủ quy tắc đạo đức làm việc, ra quyết định hiệu quả, sáng tạo trong công việc và khả năng ủy quyền. Đặc biệt, BA được kỳ vọng sẽ là người có tầm ảnh hưởng và khả năng truyền đạt thông điệp hiệu quả đến các bên liên quan, nhờ vào kỹ năng giao tiếp và diễn đạt xuất sắc.

 

Đồng thời, trong quá trình làm việc, BA thường làm việc nhóm, điều này sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhóm.

Đổi mới liên tục

Sự biến động trong môi trường kinh doanh đặt ra những thách thức mới và đòi hỏi sự sáng tạo để tìm ra giải pháp hiệu quả. Trong vai trò của một BA, bạn sẽ liên tục đối mặt với những tình huống mới, yêu cầu khác nhau từ khách hàng và những thay đổi trong ngữ cảnh kinh doanh. Quá trình này không chỉ tạo điều kiện cho sự học hỏi liên tục mà còn thách thức bạn phát triển khả năng sáng tạo và tư duy linh hoạt, đặc biệt khi đối mặt với những thách thức phức tạp và đòi hỏi phân tích sắc bén. Từ đó, tính độc lập và khả năng làm việc hiệu quả trong mọi tình huống của bạn sẽ tăng cao.

XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Lợi ích theo cấp bậc của Business Analyst

lợi ích khi trở thành một business analyst
Các lợi ích khác nhau tùy thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm

Lợi ích khi trở thành một Business Analyst linh hoạt tùy thuộc vào cấp bậc chuyên nghiệp và trình độ kinh nghiệm. Tại cấp đầu vào, BA thường được hỗ trợ đào tạo và có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Mức lương ở mức này có thể nằm trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào doanh nghiệp và khu vực làm việc.

 

Khi tiến lên cấp trung, BA có cơ hội nhận mức lương cao hơn, thường dao động từ 15 – 40 triệu đồng/tháng. Cùng với đó là những quyền lợi như bảo hiểm và chế độ nghỉ phép. Tại cấp cao, mức lương trung bình có thể là 45 – 60 triệu đồng/tháng, đặc biệt tại các doanh nghiệp quy mô lớn.

 

Ở cấp quản lý, Business Analyst Manager thường nhận được mức lương trên 50 triệu đồng/tháng và hưởng các chế độ phúc lợi cao cấp, bao gồm cả chế độ nghỉ mát và các chương trình phát triển sự nghiệp. Các vị trí này thường dành cho những người có kinh nghiệm lâu dài từ 7 – 8 năm trở lên.

 

Đặc biệt, bên cạnh mức lương, các quyền lợi và chế độ phúc lợi cũng phản ánh cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển và trân trọng nhân sự. Cấp bậc của BA sẽ mở ra thêm cơ hội thăng tiến và sự phát triển nghề nghiệp.

 

Hy vọng bài viết này của Topchuyengia đã cung cấp lợi ích khi trở thành một Business Analyst cũng như sự khác nhau trong các cấp bậc của lĩnh vực này để bạn có thêm góc nhìn cho mình. Vượt ra ngoài định nghĩa công việc thông thường, trở thành Business Analyst là một hành trình đầy tiềm năng trong thời đại số hóa hiện nay. 

 

Nếu bạn còn nhiều câu hỏi về lĩnh vực này nhưng không biết tìm câu trả lời ở đâu uy tín hay đang phân vân không biết tìm thầy dạy BA thì đừng ngại liên hệ tư vấn 1:1 với các chuyên gia hàng đầu tại Askany để tư vấn cho bạn nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng