Google Tag Manager là gì? Tại sao nên áp dụng ngay cho website của mình?

Google Tag Manager là gì? Tại sao nên áp dụng ngay cho website của mình?

24/03/2024

729

0

Chia sẻ lên Facebook
Google Tag Manager là gì? Tại sao nên áp dụng ngay cho website của mình?

Bạn có biết Google Tag Manager là gì hay chưa? Nếu bạn là một người làm marketing, SEO, quảng cáo hay quản trị website, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Google Tag Manager (GTM). Nhưng bạn có biết Google Tag Manager là gì, nó có tác dụng gì và cách sử dụng nó như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

 

Đa số người mới bắt đầu con đường Digital Marketing thường sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới Google Tag Manager, chẳng hạn như thẻ không hoạt động, lỗi cài đặt,... Nếu bạn đã tìm mọi cách nhưng không thể tự mình giải quyết được, hãy nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia tracking trên app Askany.

Google Tag Manager là gì

Theo định nghĩa của Google, Google Tag Manager là một công cụ quản lý thẻ trên website hoặc mobile app. Nó cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng cập nhật các mã đo lường cũng như các đoạn mã có liên quan khác, được gọi chung là thẻ tags.

 

Ví dụ Google Analytics (GA) muốn theo dõi hành vi người dùng trên website, sẽ phải gắn mã code của GA lên trang web đó. Còn Facebook muốn theo dõi chuyển đổi trên website sẽ phải gắn một đoạn mã Pixel vào website đó… Và những đoạn mã như vậy được gọi chung là các thẻ (Tag). Các thẻ tags thường là những đoạn mã JavaScript hoặc HTML được chèn vào website để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

 

Trước đây, để cài đặt các thẻ này, bạn phải sửa đổi mã nguồn của website, hoặc yêu cầu bộ phận IT thực hiện điều đó. Việc này có thể rất tốn thời gian và có thể gây ra lỗi, ảnh hưởng đến hiệu suất và bảo mật của website.

 

Tuy nhiên với Google Tag Manager, bạn có thể cài đặt và quản lý các tags một cách đơn giản và linh hoạt hơn mà không cần phải can thiệp vào mã nguồn của website. Bạn chỉ cần chèn một đoạn mã Google Tag Manager vào website đúng một lần, sau đó bạn có thể thêm, sửa hoặc xóa các thẻ khác thông qua giao diện của Google Tag Manager.

 

Bạn cũng có thể sử dụng các biến (variable), trình kích hoạt (trigger) và lớp dữ liệu (data layer) để tùy chỉnh các thẻ theo mong muốn của bạn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể sử dụng các mẫu thẻ (tag template) có sẵn trên Google, do bên thứ ba cung cấp hoặc tạo thẻ tùy chỉnh cho riêng mình.

 

Google Tag Manager cũng giúp bạn quản lý nhiều phiên bản tags, và kiểm soát quyền truy cập của các thành viên trong team. Bạn cũng có thể tích hợp Google Tag Manager với các công cụ khác của Google như Google Analytics, Google Ads, Google Optimize, …

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Lợi ích của Google Tag Manager

Google Tag Manager mang lại nhiều lợi ích cho bạn khi quản lý website của mình, đặc biệt là khi bạn muốn theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing, tối ưu hóa chuyển đổi, cải thiện trải nghiệm người dùng và SEO cho website của mình. Dưới đây là một số lợi ích của Google Tag Manager mà bạn có thể tham khảo

Hỗ trợ triển khai A/B testing và đo lường chuyển đổi website.

 

Giúp bạn theo dõi và đo lường hiệu quả của website cũng như các chiến dịch marketing của mình. Bạn có thể sử dụng các thẻ như Google Analytics, Google Ads, Facebook Pixel, v.v. để thu thập dữ liệu về tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập,  hành vi người dùng, v.v.. Từ đó, đưa ra phân tích để nhìn nhận lại và cải thiện website, chiến lược marketing của doanh nghiệp.

 

GTM có thể giúp bạn tối ưu hóa website và nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn có thể sử dụng các thẻ như Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg, v.v. để thử nghiệm các phiên bản khác nhau của website. GTM có thể đo lường sự tương tác của người dùng, tìm ra những điểm cần cải thiện và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của website của bạn.

 

Giúp bạn remarketing cho khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng các thẻ như Google Ads, Facebook Pixel, v.v. để nhắm đến các đối tượng mục tiêu dựa trên hành vi của người dùng lướt web mình. Và hiển thị lại cho họ những quảng cáo phù hợp với nhu cầu, việc này sẽ giúp tăng khả năng quay trở lại và mua hàng của user.

Thành phần chính của Google Tag Manager

Dưới đây là một số thành phần của Google Tag Manager

  • Vùng chứa (container): Mỗi website được đặt trong một vùng chứa duy nhất. Một vùng chứa sẽ có nhiều Tag.
  • Thẻ (Tag): Là đoạn mã code đã được nhắc đến ở các nội dung trên. Bạn có thể tự tạo tag tùy chỉnh hoặc sử dụng các tag có sẵn.
  • Trình kích hoạt (Trigger): Xác định khi nào tag sẽ được kích hoạt. Các trình kích hoạt thường dựa trên các event như: nhấp chuột, tải trang, gửi biểu mẫu,.. Ví dụ: Điều kiện để Tag “Đơn hàng thành công” là trai trang “Xác nhận đăng ký đơn hàng”.
  • Biến (Variable): Nơi lưu trữ các giá trị được sử dụng trong các tag và các trình kích hoạt. Ví dụ: URL, Path, Click ID, Click Class,… Các biến thường đóng vai trò bổ sung thông tin chi tiết hơn về Trigger để GTM kích hoạt Tag chính xác.
  • Data layer (Lớp dữ liệu): là một đối tượng JavaScript chứa thông tin về hoạt động trên trang web của bạn. Data layer được dùng để truyền các dữ liệu tùy chỉnh từ trang web sang Google Tag Manager, và sử dụng chúng trong các tag, các trình kích hoạt và các biến.

Sử dụng GTM có tốn phí không?

Google Tag Manager (GTM) là một công cụ miễn phí của Google, cho phép bạn cài đặt và quản lý các thẻ (tag) trên website hoặc ứng dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào để sử dụng GTM, chỉ cần có một tài khoản Google và một website hoặc ứng dụng để cài đặt GTM.

 

Tuy nhiên, bạn có thể phải trả phí cho các dịch vụ khác mà bạn sử dụng thông qua GTM, ví dụ như Google Analytics, Google Ads, Facebook Pixel, … Bạn nên kiểm tra các điều khoản và điều kiện của các dịch vụ đó để biết chi tiết về biểu phí và cách tính phí của chúng.

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Tag Manager qua Video

 

Google Tag Manager là gì? Nói tóm lại thì đây là một công cụ quản lý các thẻ trên website, giúp bạn cài đặt và quản lý các thẻ một cách dễ dàng và nhanh chóng, mà không cần phải can thiệp vào mã nguồn của website. Google Tag Manager mang lại nhiều lợi ích cho bạn khi quản lý website của mình, nếu bạn được biết thêm thông tin chuyên sâu về Google Tag Manager hoặc bất cứ vấn đề nào liên quan đến Digital Marketing, hãy hỏi trực tiếp các chuyên gia của chúng tôi trên Askany.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng