UTM tracking là gì? Cách tạo và sử dụng nhanh gọn trong 5 phút

UTM tracking là gì? Cách tạo và sử dụng nhanh gọn trong 5 phút

16/05/2024

1137

0

Chia sẻ lên Facebook
UTM tracking là gì? Cách tạo và sử dụng nhanh gọn trong 5 phút

UTM tracking là gì? Đây chính là một công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc lưu lượng truy cập đến website của mình. Nhưng trông chúng khá phức tạp và bao gồm nhiều loại thẻ UTM khác nhau như: utm_source, utm_medium, utm_campaign,... Vậy phân biệt bằng cách nào? Làm sao để có thể tạo và sử dụng UTM cho hiệu quả? Bài viết dưới đây của Topchuyengia sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên của bạn một cách chi tiết nhất

UTM tracking là gì?

UTM Tracking (viết tắt của Urchin Tracking Module) là phương pháp sử dụng các đoạn code được thêm vào cuối URL để theo dõi số liệu và hiệu suất của một chiến dịch Digital Marketing. Với mỗi URL có sẵn trên website, chúng ta sẽ cần nhập thêm thông tin (code UTM) để sau này có thể phân tích được nguồn truy cập. Các thông tin này sẽ giúp chúng ta xác định chính xác nguồn gốc traffic đến website là từ đâu.

UTM tracking
UTM Tracking là gì?

UTM tracking links sẽ trông như thế này:

https://example.com/?utm_source=facebook&utm_medium=social&utm_campaign=spring_sale

  • URL cơ sở là https://example.com/, là trang đích của liên kết.
  • Dấu chấm hỏi (?) cho biết điểm bắt đầu của các tham số UTM, được phân tách bằng dấu và (&)
  • Mỗi tham số UTM bao gồm một khóa và một giá trị, được phân tách bằng dấu bằng (=).

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Các thành phần trong UTM tracking

UTM tracking có 5 thành phần chính, bao gồm:
utm_source: Tham số này cho biết nguồn lưu lượng truy cập, chẳng hạn như website, social network, bản tin email, v.v. Ví dụ: utm_source=facebook có nghĩa là lưu lượng truy cập đến từ Facebook.

 

utm_medium: Tham số này cho biết phương tiện của lưu lượng truy cập, chẳng hạn như organic, có trả phí (CPC), email, social, referral, v.v. Ví dụ: utm_medium=social có nghĩa là  lưu lượng truy cập đến từ social network.

 

utm_campaign: Tham số này cho biết tên của chiến dịch mà lưu lượng truy cập được liên kết, chẳng hạn như ra mắt sản phẩm, khuyến mãi theo mùa, ưu đãi đặc biệt, v.v. Ví dụ, utm_campaign=spring_sale là lưu lượng truy cập đến từ chiến dịch spring_sale.

 

utm_content: Tham số này cho biết nội dung cụ thể của lưu lượng truy cập, chẳng hạn như banner, text link, video, a landing page, v.v. Tham số này hữu ích để thử nghiệm và tối ưu hóa các phiên bản nội dung khác nhau của bạn. Ví dụ: utm_content=blue_banner có nghĩa là lưu lượng truy cập đến từ biểu ngữ màu xanh.

 

utm_term: Điều này cho biết từ khóa hoặc cụm từ mà lưu lượng truy cập có liên quan đến, chẳng hạn như truy vấn tìm kiếm, hashtag, slogan, v.v. Thông số này chủ yếu được sử dụng cho các chiến dịch tìm kiếm có trả tiền. Ví dụ: utm_term=shoes có nghĩa là lưu lượng truy cập đến từ việc tìm kiếm giày.

thành phần của UTM tracking
5 thành phần chính trong UTM Tracking

Bằng cách sử dụng các tham số UTM này, bạn có thể theo dõi và phân tích hiệu suất của các chiến dịch và kênh tiếp thị của mình trong Google Analytics và các công cụ phân tích khác. Bạn có thể xem có bao nhiêu khách truy cập, phiên, lượt xem trang, tỷ lệ thoát, chuyển đổi, doanh thu và các số liệu khác mà mỗi liên kết theo dõi UTM tạo ra. Bạn cũng có thể so sánh và đối chiếu các liên kết theo dõi UTM khác nhau để xem liên kết nào hiệu quả và hiệu quả hơn.

Cách tạo UTM Tracking

Tạo UTM Tracking bằng công cụ

Việc tạo liên kết UTM cực kỳ dễ dàng nhờ công cụ tiện dụng của Google Analytics, Campaign URL Builder. Dưới đây là một số bước đơn giản để sử dụng công cụ:

cách tạo UTM tracking
Tạo UTM Tracking bằng công cụ Campaign URL Builder
  • Website URL: Điền URL mà bạn muốn theo dõi.
  • Campaign Source: Điền tên nguồn gửi traffic đến cho trang của bạn, như tên nhà quảng cáo, tên website, tên ấn phẩm, v.v. Ví dụ: Newsletter, Google, Facebook,…
  • Campaign Medium: Điền loại phương tiện quảng cáo. Ví dụ: CPC, email, banner,… Source chỉ ra traffic đến từ đâu thì Medium chỉ ra hình thức traffic đó đến trang của bạn.
  • Campaign Name: Điền tên chiến dịch, mã giảm giá, khẩu hiệu cho sản phẩm. Ví dụ: spring_sale.
  • Campaign Term: Nhằm xác định những từ khóa trả tiền giúp biết được từ khóa nào mang lại chuyển đổi cao hơn (thường được sử dụng trong kênh Google Search).
  • Campaign Content: Được sử dụng để phân biệt nội dung hoặc các link của một quảng cáo.

 

Khi điền thông tin, bạn cần chú ý không dùng dấu cách ( ) hay dấu gạch nối (-) khi đặt các thông số mà chỉ dùng dấu gạch dưới (_) để phân biệt với URL của website. Đồng thời, các thông số của URL Tracking có phân biệt chữ hoa và chữ thường nên hãy cẩn thận để không nhầm lẫn.

Tạo mã UTM Tracking thủ công

Nếu không muốn dùng công cụ để tạo mã, bạn cũng có thể tạo mã UTM bằng tay để linh hoạt tùy chỉnh chiến dịch với một số lưu ý sau:

  • Ngăn cách URL và thông số bằng dấu chấm hỏi (?).
  • Phân biệt thông số và giá trị bằng dấu bằng (=).
  • Phân biệt các cặp thông số và giá trị bằng dấu (&).

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

1. Dán URL trang web vào trường cụ thể.

Ví dụ: https://topchuyengia.vn/

 

2. Nhập nguồn chiến dịch có thể là Facebook hoặc Instagram cho mạng xã hội, Mailchimp cho email, v.v.

Ví dụ: facebook

 

3. Nhập phương tiện chiến dịch, ví dụ: nội dung (đối với các bài đăng trên mạng xã hội không phải trả tiền - organic social posts), blog, CPC (có trả phí) hoặc email.

Ví dụ: content

 

4. Cuối cùng là tên chiến dịch của bạn. Đảm bảo điều này là cụ thể để bạn biết chính xác nguồn liên kết đi kèm. Ví dụ: July 2020

 

5. Sau đó, bạn có thể sao chép liên kết hoặc lấy URL ngắn Bitly, thêm nó vào nội dung hoặc chiến dịch của bạn và bắt đầu! URL đầy đủ:

https://topchuyengia.vn/?utm_source=facebook&utm_medium=content&utm_campaign=July2020

Cách dùng UTM Tracking để đo lường

Xác định nguồn Traffic

Để xác định trang nào đang mang lại lưu lượng truy cập cho trang web của bạn, bạn có thể vào phần Acquisition > All Traffic > Referrals.

 

Nếu bạn đăng bài trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, bạn có thể tối ưu hóa quá trình theo dõi bằng cách thêm thông số &utm_campaign=ten-bai-dang vào cuối đường liên kết.

Điều này giúp bạn xác định rõ hơn lượng traffic đến từ từng bài đăng cụ thể trên các kênh khác nhau.

 

Thông qua việc sử dụng tham số UTM, bạn có khả năng xác định nguồn gốc của lưu lượng truy cập. Bạn có thể phân biệt đâu là lưu lượng từ email, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội và các trang web đối tác. UTM Tracking giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn lưu lượng và điều chỉnh chiến lược tiếp thị để đạt hiệu suất tốt hơn.

UTM tracking dùng để xác định nguồn traffic
Dùng UTM Tracking để xác định nguồn Traffic

Bạn chỉ cần thêm thông số UTM_content vào mỗi đường link, bạn có thể biết được số lượt click vào chúng.

Sau đó, tại Google Analytics, bạn click theo thứ tự Acquisition => Overview => Campaigns => All Campaigns để xem đường link nào thu hút được nhiều traffic nhất trong chiến dịch.

Nhóm lại Traffic theo các medium

Ví dụ như bạn đang chạy chiến dịch Marketing trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter. Những traffic đến từ những kênh này đều được hiển thị dưới dạng kênh Social.

 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn chia sẻ chúng trên các trang mạng xã hội mà Google không thể nhận biết là kênh Social (ví dụ Imgur.com), bạn sẽ không thể theo dõi chiến dịch trên toàn bộ các kênh mạng xã hội.

Google Analytics UTM Tracking
Nhóm lại Traffic theo các medium

Khi đó, chỉ cần dùng mã UTM_medium=social, bạn hoàn toàn có thể theo dõi chúng và biết được hiệu quả của chiến dịch ra sao, traffic từ kênh mạng xã hội nào để có thể cải thiện chiến dịch.

Biết được hiệu quả mang lại traffic của các chiến dịch

UTM Tracking sẽ hỗ trợ bạn làm được điều này bằng cách dùng các thông số source, campaign,…

 

Đó là toàn bộ thông tin về UTM Tracking bao gồm: khái niệm, các thành phần trong UTM, cách tạo UTM và cuối cùng là cách dùng chúng sao cho hiệu quả. Khi đã biết cách tạo và sử dụng UTM, bạn sẽ thu thập được những số liệu “đáng kinh ngạc” để nâng website mình lên một tầm cao mới. Còn chần chờ gì nữa mà không áp dụng các bước được hướng dẫn ngay bên trên.

Nếu trong quá trình thực hiện, bạn gặp lỗi hoặc chưa hiểu ở phần nào, hãy gửi câu hỏi về cho chuyên gia tracking của chúng tôi trên Askany. Họ sẵn sàng giải đáp và hướng dẫn 1:1 cho bạn.   

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng