Từ A-Z về các biến có trong Google Tag Manager

Từ A-Z về các biến có trong Google Tag Manager

24/11/2023

593

0

Chia sẻ lên Facebook
Từ A-Z về các biến có trong Google Tag Manager

Các biến trong Google Tag Manager là những giá trị động được lưu trữ và có thể được sử dụng trong các thẻ, trình kích hoạt (trigger) hoặc biến khác. Các biến này có thể phục vụ nhu cầu của bạn, cũng như giảm thiểu lỗi và tăng hiệu suất. Dưới đây là một số biến trong Google Tag Manager mà người làm marketing nhất định phải biết.

 

Việc sử dụng các biến (Variable) này không phải là điều dễ dàng. Chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thay đổi trên website, cập nhật của GTM hoặc các công cụ khác. Variable cũng có thể không phù hợp với một số trường hợp cụ thể. Để biết được website bạn nên được tối ưu bằng loại biến nào, hãy liên hệ với chuyên gia Marketing của chúng tôi trên Askany. Với kinh nghiệm Tracking lâu năm của mình cùng với vài chục phút tư vấn, học sẽ giúp cải thiện website bạn theo chiều hướng tốt nhất.

Các biến quan trọng trong Google Tag Manager

Các thẻ là những đoạn mã JavaScript được sử dụng để thu thập dữ liệu, theo dõi hành vi người dùng, tích hợp các dịch vụ bên thứ ba như Google Analytics, Google Ads, Facebook Pixel, v.v. 

Có 2 loại biến chính trong GTM là Biến tích hợp (Built-in Variable) và Biến định nghĩa theo người dùng (User-Defined Variable)

Biến tích hợp (Built-in Variable)

Biến tích hợp là các biến được xây dựng sẵn trong GTM và có sẵn để bạn sử dụng. Các biến này thường liên quan đến các thông tin cơ bản về website, người dùng, sự kiện, v.v. Bạn cần kích hoạt chúng lên thì mới sử dụng được.

 

Để xem các biến tích hợp nào đang được kích hoạt, bạn thực hiện theo thao tác sau.

Bạn truy cập vào mục Biến > Biến tích hợp như sau:

các biến trong google tag manager

Để kích hoạt các biến có sẵn bạn chọn Định cấu hình => chọn các biến mà bạn muốn kích hoạt như sau:

các biến trong google tag manager

Sau đây, Topchuyengia sẽ giải thích chi tiết về công dụng của từng biến để bạn biết nên bật biến nào phục vụ cho nhu cầu của mình.

Trang

  • Page URL: Trả về đường dẫn URL đầy đủ của trang hiện tại.
  • Page Hostname: Trả về tên miền của trang hiện tại.
  • Page Path: Trả về đường dẫn tương đối phía sau tên miền của trang hiện tại.
  • Referrer: Trả về đường dẫn của trang trước đó đã đưa người dùng đến trang hiện tại.

Tiện ích

  • Event: Trả về tên của sự kiện được gửi đến dataLayer.
  • Environment Name: Trả về tên môi trường đang được xem trước trong GTM.
  • Container ID:  Trả về ID của vùng chứa GTM. (GTM-XXXXXXX)
  • Container Version: Trả về phiên bản của vùng chứa GTM.
  • Random Number: Trả về một số ngẫu nhiên.
  • HTML ID: Trả về thông báo định danh của thẻ HTML tùy chỉnh và được sử dụng cùng trình tự thẻ.

Lỗi

  • Error Message: Trả về thông báo lỗi được gửi bởi trình kích hoạt Lỗi JavaScript.
  • Error URL: Trả về đường dẫn URL nơi xảy ra lỗi được gửi bởi trình kích hoạt Lỗi JavaScript.
  • Error Line:  Trả về số dòng trong tệp xảy ra lỗi được gửi bởi trình kích hoạt Lỗi JavaScript.
  • Debug Mode: Trả về giá trị True hoặc False tùy thuộc vào người dùng có đang ở chế độ gỡ lỗi hay không.

Số nhấp chuột

  • Click Element: Trả về phần tử HTML nơi xảy ra sự kiện nhấp chuột.
  • Click Classes: Trả về class của phần tử DOM nơi xảy ra sự kiện nhấp chuột.
  • Click ID: Trả về ID của phần tử DOM nơi xảy ra sự kiện nhấp chuột.
  • Click Target: Trả về giá trị trong thuộc tính target của phần tử DOM nơi xảy ra sự kiện nhấp chuột.
  • Click URL: Trả về đường dẫn URL của phần tử DOM nơi xảy ra sự kiện nhấp chuột.
  • Click Text: Trả về văn bản hiển thị của phần tử DOM nơi xảy ra sự kiện nhấp chuột.

Biểu mẫu

  • Form Classes: Trả về class của phần tử form nơi xảy ra sự kiện gửi form.
  • Form ID: Trả về ID của phần tử form nơi xảy ra sự kiện gửi form.
  • Form Target: Trả về giá trị trong thuộc tính target của phần tử form nơi xảy ra sự kiện gửi form.
  • Form URL: Trả về đường dẫn URL của phần tử form nơi xảy ra sự kiện gửi form.
  • Form Text: Trả về văn bản hiển thị của phần tử form nơi xảy ra sự kiện gửi form.

Tất cả các biến cho biểu mẫu này đều giống như cho Nhấp chuột. Vậy bạn có thể hiểu nó tương tự như trên.

Lịch sử

  • New History Fragment: Trả về trạng thái mới của sự kiện lịch sử trình duyệt.
  • Old History Fragment: Trả về trạng thái cũ của sự kiện lịch sử trình duyệt.
  • New History State: Trả về trạng thái mới của sự kiện lịch sử trình duyệt.
  • Old History State: Trả về trạng thái cũ của sự kiện lịch sử trình duyệt.
  • History Source: Trả về nguồn của sự kiện lịch sử trình duyệt (pushState, popstate, hoặc initial load).

Video

  • Video Provider: Cung cấp video được theo dõi nhưng hiện tại chỉ hỗ trợ cho nền tảng Youtube.
  • Video Status: Trạng thái của video có thể là start, pause, buffering, progress hoặc complete.
  • Video URL: URL của video trên Youtube
  • Video Title: Tiêu đề của video khi được nhúng.
  • Video Duration: Thời lượng tổng cộng của video được tính bằng giây
  • Video Current Time: Mốc thời gian hiện tại của video, nơi sự kiện diễn ra, được tính bằng giây
  • Video Percent: Phần trăm của video được phát tại thời điểm sự kiện diễn ra được thể hiện bằng một số nguyên từ 0 đến 100,
  • Video Visible: Nếu video hiện đang hiển thị trong cửa sổ xem, giá trị của Video Visible là true; ngược lại, nếu video không hiển thị, giá trị là false.

Hiển thị

  • Percent Visible: Một số trong khoảng 0-100 cho biết mức độ hiển thị của phần tử đã chọn khi trình kích hoạt kích hoạt.
  • On-Screen Duration: Một số biểu thị số mili giây mà phần tử được chọn sẽ hiển thị khi trình kích hoạt kích hoạt.

Trên đây là tất các các biến tích hợp có trong Google Tag Manager. Hi vọng với những giải thích chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của từng biến.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Biến định nghĩa theo người dùng (User-Defined Variable)

Biến định nghĩa theo người dùng là các biến được bạn tạo ra để phục vụ cho mục đích cụ thể của bạn. Các biến này thường liên quan đến các thông tin nâng cao hơn, như giỏ hàng, giá trị đơn hàng, loại sản phẩm, v.v...

Ví dụ như:

Để tạo biến riêng theo tùy chỉnh của mình bạn truy cập vào phần quản lý Biến =>  Mới => Biến do người dùng xác định như sau:

các biến trong google tag manager

Tiếp theo, chọn Chọn loại biến để bắt đầu thiết lập

các biến trong google tag manager

Ở đây có rất nhiều loại biến cho bạn lựa chọn. Tóm tắt:

  • Constant: Trả về một giá trị cố định do bạn nhập vào.
  • 1st Party Cookie: Trả về giá trị của cookie được lưu trữ trên trình duyệt của người dùng.
  • Custom JavaScript: Trả về giá trị của một đoạn mã JavaScript do bạn viết.
  • HTTP Referrer: Trả về đường dẫn của trang trước đó đã đưa người dùng đến trang hiện tại.
  • Lookup Table: Trả về một giá trị dựa trên một bảng tra cứu do bạn tạo.
  • Regex Table: Trả về một giá trị dựa trên một bảng tra cứu sử dụng biểu thức chính quy (regex).
  • Custom Event: Trả về tên của sự kiện tùy chỉnh được gửi đến dataLayer.
  • Google Analytics Settings: Trả về các cài đặt của Google Analytics, như tracking ID, cookie domain, custom dimension, custom metric, v.v.

Điều hướng

Liên kết giới thiệu HTTP: là những thành phần của URL dẫn người dùng đến trang web hiện tại. Mặc dù trong GTM đã được tích hợp biến loại này, nhưng bạn cũng có thể tạo thêm để hiển thị các thành phần khác nhau của URL.

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Các thành phần của URL có thể chọn như sau:

  • URL đầy đủ: Toàn bộ đường link
  • Giao thức: Giao thức đang sử dụng của URL, ví dụ: http hoặc https
  • Tên máy chủ lưu trữ: Địa chỉ máy chủ mà không có số cổng. Bạn có thể bỏ 'www' để loại bỏ từ tên máy chủ.
  • Cổng: Số cổng mà URL sử dụng, là 80 với http hoặc 443 với https nếu không có số cổng.
  • Đường dẫn: Tên đường dẫn trong URL.
  • Truy vấn: Chuỗi tham số truy vấn.
  • Phân đoạn: Giá trị của đoạn URL không chứa #
  • URL: Cho phép phân tích cú pháp thành phần của URL trang hiện tại, tương tự như Liên kết giới thiệu HTTP.

Biến thể trang

  • Biến JavaScript: Biến JavaScript Trả về giá trị của biến JavaScript toàn cầu mà bạn chỉ định. Điều này khác với các biến JavaScript tùy chỉnh. Sử dụng loại biến này nếu bạn có thể tìm thấy giá trị dưới dạng biến JavaScript chung trong mã nguồn trang.
  • Biến lớp dữ liệu: Biến này cho phép bạn truy cập vào các giá trị được lưu trữ trong lớp dữ liệu (dataLayer) của website. Xem thông tin chi tiết của Google ở đây.
  • Cookie của bên thứ nhất: Giá trị cookie đầu tiên của bên thứ nhất với tên miền người dùng đang sử dụng.
  • Giá trị không xác định: Biến đơn giản trả về giá trị undefined của JavaScript.
  • JavaScript tùy chỉnh: Biến cực mạnh, trả về kết quả của JavaScript.

Yếu tố trang

  • Mức hiển thị của yếu tố
  • Phần tử DOM
  • Biến sự kiện tự động

Tiện ích

  • Bảng RegEx
  • Số ngẫu nhiên
  • Cố định
  • Tên môi trường
  • Sự kiện tùy chỉnh
  • Bảng tìm kiếm

Dữ liệu vùng chứa

  • Chế độ gỡ lỗi
  • Số phiên bản vùng chứa
  • ID vùng chứa

Các biến còn lại đa phần là biến nâng cao và ít khi được dùng đến. Ngoài ra, nếu có biến nào bạn không hiểu, có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia của chúng tôi trên Askany. Họ sẽ sẵn sàng giải đáp cho bạn chi tiết nhất.

 

Hy vọng bài viết về các biến trong Google Tag Manager sẽ giúp bạn biết cách sử dụng biến sao cho phù hợp và tận dụng được tối đa sức mạnh của Google Tag Manager. Nếu đang gặp phải bất cứ vấn đề nào về Tracking nhưng không thể tự mình giải quyết, hãy nhờ đến sự hướng dẫn của chuyên gia chúng tôi trên app Askany bạn nhé.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng