4 bước scroll depth tracking bằng Google Tag Manager

4 bước scroll depth tracking bằng Google Tag Manager

20/05/2024

779

0

Chia sẻ lên Facebook
4 bước scroll depth tracking bằng Google Tag Manager

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager là một công cụ hỗ trợ đắc lực để giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng và xây dựng chiến lược marketing online hiệu quả. Vậy công cụ này là gì? Làm sao để triển khai? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay của Topchuyengia. 

 

Về mặt kỹ thuật, scroll depth tracking chỉ là phương pháp đo lường hành vi. Nhưng nếu doanh nghiệp không chú trọng vào tiểu tiết này thì sẽ không hiểu được khách hàng, không biết họ thích gì. Từ đó, trang web không được tối ưu, chiến lược marketing thất bại, lãng phí sự đầu tư. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc chưa biết cách khai phá tiềm năng của công cụ này thì hãy liên hệ tư vấn 1:1 từ xa với các chuyên gia hàng đầu về tracking tại Askany nhé!

Scroll depth tracking là gì?

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager
Scroll Depth tracking là một phương pháp đo lường hành vi cuộn trang của người dùng.

Theo Topchuyengia, Scroll Depth tracking là một phương pháp đo lường hành vi cuộn trang của người dùng trên trang web. Cụ thể hơn, phương pháp này giúp bạn đo lường tỷ lệ mà người dùng cuộn trang từ đầu trang xuống hoặc từ trái sang phải. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn cách người dùng tương tác với nội dung trên trang web. Những thông tin này sẽ giúp bạn có cơ sở để tối ưu hóa nội dung và trải nghiệm người dùng trên trang web. 

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

4 bước scroll depth tracking bằng Google Tag Manager

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager
4 bước Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager.

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager sẽ được triển khai qua 4 bước đơn giản: 

Kích hoạt biến Scrolling trong Google Tag Manager

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager
Bước 1: Kích hoạt biến Scrolling trong Google Tag Manager

Bước đầu tiên, bạn cần truy cập vào Google Tag Manager và chọn phần "Variables" (Biến). Theo đó, bạn nhấp vào nút "Configure" (Cấu hình). Trong cửa sổ cấu hình, bạn hãy kéo chuột xuống phần "Scrolling" (Cuộn trang) và đánh dấu chọn vào các thành phần liên quan trong mục.

Tạo trình kích hoạt Scroll Depth

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager
Bước 2: Tạo trình kích hoạt Scroll Depth

Trong trình quản lý Google Tag Manager, bạn hãy chọn mục "Triggers" (Trình kích hoạt). Từ đó, bạn tạo một trình kích hoạt mới bằng cách nhấp vào “New” (Tạo mới). Sau đó, bạn chọn loại trình kích hoạt “Scroll Depth” (Theo dõi cuộn trang). Ở phần này, bạn có thể chọn loại theo dõi cuộn trang theo chiều dọc "Vertical Scroll Depths" (Theo dõi độ sâu cuộn trang theo chiều dọc). Tới đây, bạn tiến hành chọn đơn vị đo lường, thông thường mọi người sẽ chọn "Phần trăm" (Percent).

 

Sau khi đã hoàn thành nhũng bước trên, bạn cần nhập giá trị con số vào các ô trống. Đây là các giá trị phần trăm mà bạn muốn theo dõi trên trang web của mình. Ví dụ, bạn có thể nhập 10, 25, 35, 50, 75, 90, 100 để theo dõi độ sâu cuộn trang tại những điểm này. Nếu cần, bạn cũng có thể tạo trình kích hoạt cho việc theo dõi cuộn trang theo chiều ngang "Horizontal Scroll Depths" nhưng kiểu này được sử dụng hơn chiều dọc. Cuối cùng, bạn hãy đặt tên cho trình kích hoạt và đừng quên nhấn "Save" để lưu lại các cài đặt nhé!

Tạo thẻ theo dõi Scroll Depth

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager
Bước 3: Tạo thẻ theo dõi Scroll Depth

Sau khi hoàn thành bước tạo trình kích hoạt, bạn cần tạo thẻ để theo dõi sự kiện Scroll Depth trong mục "Tags" của Google Tag Manager, cụ thể như sau:

  • Trong mục “Tags” của Google Tag Manager, bạn tiến hành tạo một thẻ mới.
  • Bạn chọn loại theo dõi “Track type” là “Event” (Sự kiện).
  • Đặt "Category" (Danh mục) là "Scroll Tracking" (Theo dõi cuộn trang).
  • Sử dụng “Action” (Hành động) là "Scroll Depth Threshold" (Ngưỡng độ sâu cuộn trang).
  • Sử dụng "Label" (Nhãn) là "Page Path" (Đường dẫn trang).
  • Đặt tên cho thẻ theo ý muốn của bạn.
  • Nhấn "Save" (Lưu) để lưu lại cài đặt cho quá trình này.

Cuối cùng, sau khi đã tạo trình kích hoạt và thẻ, bạn cần đăng ký và xuất bản (Publish) những thay đổi bạn đã thực hiện. Nhấn vào "Submit" (Nộp) ở góc phải trên cùng của giao diện để xác nhận và sau đó nhấn "Publish" (Xuất bản) để áp dụng những thay đổi mới vào trang web của bạn.

Kiểm tra hoạt động của thẻ

Bước cuối cùng trong Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager là kiểm tra hoạt động của thẻ. Để kiểm tra xem thẻ và trình kích hoạt đã hoạt động chưa, bạn có thể thực hiện kiểm tra bằng 2 cách:

Cách 1: Sử dụng chế độ Review của Google Tag Manager

  • Trong Google Tag Manager, nhấp vào nút "Preview" ở góc phải trên cùng để kích hoạt chế độ xem trước.
  • Tải lại trang web để bật chế độ Debug của Google Tag Manager, phần này sẽ xuất hiện ở dưới trang web của bạn.
  • Bắt đầu cuộn trang chuột đến vị trí trung tâm hoặc hơn để kiểm tra. Bạn sẽ thấy phần trăm cuộn trang hiển thị dựa trên số liệu tại mục "Variables" (Biến) - "Scroll Depth Threshold" (Ngưỡng độ sâu cuộn trang). Hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn lượt đếm Scroll Depth cuối cùng trong cột bên trái.

Bạn cần chắc chắn rằng Google Tag Manager đã được cài đặt đúng trên trang web của bạn để có thể sử dụng chế độ Review này.

Cách 2: Sử dụng chế độ Realtime của Google Analytics

  • Trong tài khoản Google Analytics của bạn, vào mục "Realtime" (Thời gian thực) tại thanh điều hướng bên trái.
  • Chọn "Events" (Sự kiện) trong phần "Realtime" để xem các sự kiện được ghi lại, bao gồm cả sự kiện Scroll Depth.
  • Tại đây, bạn có thể xem thông tin về cuộn trang theo sự kiện Scroll Depth để đảm bảo nó hoạt động đúng cách và hiển thị dữ liệu mà bạn mong muốn.

Nhớ rằng cách kiểm tra này cần Google Analytics cài đặt và tích hợp với Google Tag Manager để hiển thị dữ liệu sự kiện Scroll Depth.

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Tầm quan trọng của Scroll depth tracking

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager
Vì sao nên Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager

Theo Topchuyengia, thông qua Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager, đội ngũ sản xuất nội dung có thể điều chỉnh và tối ưu hóa nội dung để thu hút người đọc hơn. Bạn sẽ hiểu được đoạn nào khiến họ mất hứng thú và thoát ra khỏi trang, giúp cải thiện chất lượng nội dung.

 

Ngoài ra, Scroll Depth tracking còn hỗ trợ kiểm thử vị trí đặt các yếu tố quan trọng như form đăng ký, nút gọi điện. Bạn có thể xác định được vị trí nào trên trang là lý tưởng để đặt các yếu tố này để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng cường hiệu suất chung của trang web.

 

Đối với những trang web có chế độ kiếm tiền online, việc theo dõi Scroll Depth là vô cùng hữu ích. Bạn có thể nhận ra vị trí tạo nên nhiều lợi ích nhất để đặt banner quảng cáo, giúp tối ưu hóa doanh thu từ quảng cáo trực tuyến.

 

Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager không chỉ giúp bạn hiểu rõ hành vi của người dùng đối với nội dung trên trang web mà còn giúp bạn cải thiện chiến lược marketing trực tuyến. Việc theo dõi cuộn trang cho phép bạn tối ưu hóa nội dung, tăng thời gian duyệt trang và cung cấp thông tin hữu ích về sự quan tâm của khách hàng.

 

Nếu doanh nghiệp đang đo lường hiệu suất của chiến dịch marketing nhưng thiếu thông tin về hành vi người dùng thì có thể thử Scroll depth tracking bằng Google Tag Manager hoặc liên hệ tư vấn 1:1 với các chuyên gia marketing uy tín tại Askany để tìm ra giải pháp marketing kịp thời nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng