Cách tạo tài khoản Google Analytics chỉ trong 1 phút
16/01/2024
1152

Cách tạo tài khoản Google Analytics tuy dễ nhưng không phải ai cũng biết làm. Biết cách tạo và cài đặt Google Analytics vào website, bạn có thể dễ dàng biết được khách hàng đang làm gì, muốn gì ở website của bạn. Qua bài viết dưới đây, chuyên gia Tracking sẽ hướng dẫn bạn tuần tự các bước tạo tài khoản GA, thêm mã GA trực tiếp vào website và cuối cùng là xem báo cáo để hiểu được insight của người dùng thông qua các số liệu.
Google Analytics là gì?
Google Analytics (GA) là công cụ phân tích website miễn phí được cung cấp bởi Google, giúp bạn theo dõi và đo lường lượt truy cập, hành vi người dùng và hiệu quả website một cách chi tiết. Nhờ đó, bạn có thể tìm ra các giải pháp để cải thiện website, tăng traffic, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và thúc đẩy chuyển đổi.
Lợi ích của Google Analytics
- Đánh giá hiệu quả website: Google Analytics cung cấp báo cáo chi tiết về lượt truy cập, hành vi người dùng và hiệu quả website. Nhờ đó, bạn có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của website và xác định các điểm cần cải thiện.
- Cải thiện traffic: Google Analytics còn giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi người dùng và nhu cầu của họ để từ đó tối ưu hóa nội dung và chiến lược marketing thu hút nhiều traffic hơn đến website.
- Tìm kiếm giải pháp SEO: Google Analytics cung cấp dữ liệu quan trọng để bạn tối ưu hóa SEO cho website chẳng hạn như người truy cập đến từ đâu (backlink, từ khóa, trang dẫn,...) Dựa vào các dữ liệu này, bạn có thể đưa ra biện pháp phù hợp để tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm và thu hút nhiều khách truy cập hơn.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: GA giúp bạn hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với website, thời gian họ trên website, thời gian truy cập. Nhờ đó, bạn có thể tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để giữ chân khách truy cập và thúc đẩy chuyển đổi.
- Thúc đẩy chuyển đổi: Google Analytics giúp bạn theo dõi hiệu quả của các chiến dịch marketing và nỗ lực tối ưu hóa conversion rate. Bạn có thể tìm ra những phương pháp để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
Hướng dẫn chi tiết về cách tạo tài khoản Google Analytics
Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thể bắt đầu thu thập dữ liệu cơ bản từ website của mình. Tuy nhiên, bạn cần có một tài khoản Gmail để bắt đầu.
Hướng dẫn dưới đây sẽ bao gồm các bước cần thực hiện, các cài đặt cần thiết, và một số lưu ý quan trọng. Hãy cùng theo dõi
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Cách kết nối giữa GA với Google Tag Manager
- Top các Thống kê Google Analytics không thể bỏ qua
Bước 1: Đăng nhập
Bạn truy cập vào website https://analytics.google.com, sẽ thấy Google hiển thị trang yêu cầu đăng nhập vào tài khoản Google.
Tại đây hãy chọn tài khoản Gmail mà bạn muốn sử dụng để đăng nhập vào Google Analytics.

Nếu bạn chưa có tài khoản Gmail thì cần tự tạo cho mình một cái trước khi thực hiện tiếp các bước sau.
Bước 2: Cài đặt tài khoản
Sau khi đăng nhập xong, Google Analytics sẽ hiển thị trang chào mừng. Nhấp vào nút Start measuring để bắt đầu. Sau bước này, hệ thống sẽ chuyển bạn đến mục cài đặt tài khoản.

Hãy đặt tên cho tài khoản theo tên doanh nghiệp hoặc bất cứ tên gì bạn muốn (ví dụ: Demo)
Bên dưới sẽ là các lựa chọn về việc cấp quyền cho Google làm gì đối với website của bạn. Hãy đọc sơ qua và tick vào tất cả rồi bấm Next.
Bước 3: Cài đặt Property
Property (tài sản) được hiểu đơn giản là những website hoặc ứng dụng mà bạn muốn Google Analytics theo dõi. Thông thường, mọi người sẽ để phần tên là đường link của website để dễ nhớ và dễ phân biệt.
Ngoài ra, bạn có thể nhập tên cho tài sản đó (ví dụ: “Trang web Doanh nghiệp của tôi, Inc”), chọn múi giờ báo cáo và đơn vị tiền tệ của mình. Múi giờ báo cáo sẽ xác định ranh giới ngày cho báo cáo của bạn, bất kể nơi dữ liệu bắt nguồn. Đơn vị tiền tệ sẽ được sử dụng cho các số liệu liên quan đến doanh thu và giá trị.
Ở mục thời gian báo cáo (Reporting time zone), hãy chọn theo giờ Việt Nam. Đơn vị tiền tệ (Currency) thì chọn là VND.

Khi đã điền đầy đủ thông tin thì bấm vào nút Next.
Bước 4: Chọn loại ngành nghề và quy mô doanh nghiệp
Google Analytics sẽ cần một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn như: lĩnh vực kinh doanh, quy mô hoạt động vào mục đích sử dụng công cụ này.
Nhìn chung, bạn không cần quá đắn đo về phần này vì đây chỉ là một khảo sát nhỏ của Google, không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng công cụ sau này.

Lưu ý: Google Analytics sẽ điều chỉnh nhóm báo cáo mặc định dựa trên mục đích sử dụng mà bạn cung cấp. Ví dụ: Nếu bạn chọn “Tạo thêm khách hàng tiềm năng”, bạn sẽ thấy một tập hợp các báo cáo giúp ích cho bạn trong việc đo lường khả năng tạo ra khách hàng tiềm năng.
Sau đó bấm Create và tick vào 2 ô như trong hình ảnh dưới đây:

Cuối cùng bấm vào I Accept
Bước 5: Thiết lập luồng dữ liệu
Để bắt đầu thu thập dữ liệu, chúng ta phải thiết lập luồng dữ liệu. Do ở đây chúng tôi muốn hướng dẫn bạn đo lường hiệu suất của trang web hoặc landing page của bạn, vì vậy hãy nhấp vào nút "Web".

Tiếp theo, Google Analytics sẽ đưa ra một trang “Set up your web stream” để bạn điền thông tin về website. Tại đây các bạn sẽ điền đường link của website mình và đặt tên “Stream name” để dễ phân biệt.
Sau đó các bạn bấm vào nút Create Stream là đã hoàn thành việc tạo tài khoản Google Analytics.

Bước 6: Thêm mã theo dõi vào trang web của bạn
Bước cuối cùng là thêm mã theo dõi vào trang web của bạn. Để Google Analytics có thể thu nhập dữ liệu từ website của bạn thì cần phải gắn mã code của Google Analytics vào landing page.
Có nhiều cách để thêm mã theo dõi vào trang web của bạn, tùy thuộc vào loại nền tảng và công cụ mà bạn sử dụng. Có hai cách phổ biến nhất: sử dụng Google Tag Manager và sử dụng mã HTML. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM: Tìm hiểu các chỉ số Google Analytics
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thêm mã theo dõi Google Analytics vào trang web của bạn bằng cách sử dụng mã HTML.
Truy cập vào Google Analytics, chọn tài khoản và tài sản của bạn, rồi nhấp vào Quản trị. Trong cột TÀI SẢN, hãy chọn Thông tin theo dõi, rồi chọn Mã theo dõi. Bạn sẽ thấy một đoạn mã có tên là Global Site Tag (gtag.js).
Các bạn có thể sao chép đoạn code trong mục Add new on-page tag rồi gửi cho người lập trình website để họ chèn vào giúp bạn. Hoặc cách khác, bạn có thể sử dụng Google Tag Manager để cài đặt một cách chủ động hơn.

XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Cách kết nối giữa Google Analytics với Google Tag Manager
Bước 7: Xem báo cáo trên Google Analytics
Để kiểm tra xem Google Analytics đã bắt đầu theo dõi dữ liệu trên trang web của bạn hay chưa, hãy nhấp vào biểu tượng "Báo cáo" ở bên trái và bạn sẽ thấy giao diện sau:

Tại đây, nếu thấy Google Analytics đã hiển thị dữ liệu chứng tỏ dữ liệu đó đang được lấy từ website.
Hoàn tất bước này nghĩa là bạn đã tạo thành công tài khoản Google Analytics để theo dõi dữ liệu cho trang web của mình.
>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới
Video hướng dẫn cách tạo tài khoản Google Analytics 4
Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách tạo tài khoản Google Analytics với một số bước đơn giản. Bằng cách tạo tài khoản Google Analytics, bạn có thể theo dõi và phân tích hiệu suất của trang web, cũng như tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của mình. Nếu bạn gặp lỗi hoặc gặp khó khăn trong việc tạo và sử dụng tài khoản Google Analytics, bạn có thể booking chuyên gia của Askany để hỗ trợ. Chỉ với 15-20 phút tư vấn, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
0