Làm gì khi buồn chuyện gia đình - Cách khắc phục từ chuyên gia

Làm gì khi buồn chuyện gia đình - Cách khắc phục từ chuyên gia

20/05/2024

1138

0

Chia sẻ lên Facebook
Làm gì khi buồn chuyện gia đình - Cách khắc phục từ chuyên gia

Nên làm gì khi buồn chuyện gia đình? Buồn phiền trong gia đình là chuyện mà ai cũng gặp phải trong đời. Khi trải qua những cảm xúc tiêu cực này, điều quan trọng là bạn cần tìm cách để giải tỏa và vượt qua nó. Bạn có thể đi khám tâm lý, viết nhật ký, thiền định,... và còn rất nhiều cách khác nhau. Hãy đọc bài viết dưới đây của Topchuyengia và làm theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý, chắc chắn sẽ rất có ích cho bạn.

Biểu hiện cho thấy bạn đang buồn chuyện gia đình

Khi buồn chuyện gia đình, bạn có thể có những biểu hiện sau

làm gì khi buồn chuyện gia đình
Đau đầu, đau bụng hoặc tiêu chảy cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang buồn

Cảm xúc

Khi buồn chuyện gia đình, bạn có thể cảm thấy, chán nản, tức giận, lo lắng, cô đơn hay tuyệt vọng. Khi đối mặt với những khó khăn trong chuyện gia đình, tâm trạng của chúng ta có thể trở nên đa dạng và phức tạp. Cảm xúc tiêu cực như những “cơn bão tâm trí”, làm cho chúng ta mất đi sự tự tin và niềm tin vào cuộc sống.

Tư duy

Khi buồn chuyện gia đình, bạn có thể có những suy nghĩ tiêu cực, bi quan, tự ti hay trách móc bản thân hay người khác. Tư duy trách móc là một phản ứng tự nhiên khi gặp phải khó khăn gia đình. Chúng ta có thể tự hỏi vì sao mình lại phải trải qua những tình huống khó khăn như vậy, hoặc trách mình vì không làm tốt hơn. Điều này có thể gây thêm xung đột và tạo ra sự rạn nứt trong mối quan hệ.

Hành vi

Bạn có thể có những hành động bỏ bê, gây hấn hay tự hủy hoại bản thân hay người khác. Người buồn chuyện gia đình cũng có thể tìm cách tránh tiếp xúc với những người và tình huống liên quan đến vấn đề gia đình. Điều này có thể gây ra sự cô đơn và xa cách trong quan hệ với người khác

Xem thêm:

Sức khỏe

Bạn có thể có những vấn đề về sức khỏe thể chất hay tinh thần, như mất ngủ, ăn uống kém, đau đầu, mệt mỏi hay trầm cảm. Khả năng miễn dịch của cơ thể có thể bị suy yếu do căng thẳng và áp lực liên quan đến tình hình gia đình, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh và tăng khả năng bị nhiễm trùng. Các triệu chứng về sức khỏe như đau đầu, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón cũng có thể xuất hiện do tình trạng tâm lý không ổn định.

 

Xem thêm: Liên hệ ngay với các chuyên gia tư vấn tình cảm gia đình để tìm biện pháp

Chuyên gia tư vấn nên làm gì khi buồn chuyện gia đình

Buồn chuyện gia đình là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của bản thân. Bạn nên tìm cách giải quyết nó một cách kịp thời và hiệu quả. Bạn có thể áp dụng một số cách gợi ý làm gì khi buồn chuyện gia đình trong bài viết này để giải tỏa tâm trạng và tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chuyên gia tư vấn trên ứng dụng Askany để tìm ra giải pháp.

Nhìn nhận khách quan, tích cực trong mọi chuyện

Nếu không biết làm gì khi buồn chuyện gia đình, hãy lấy phương châm làm kim chỉ nam “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Bạn nên giữ “cái đầu lạnh”, bình tĩnh suy xét và tránh những xung đột không đáng có. Hãy nhìn nhận khách quan chuyện gia đình, xem xét nguyên nhân và hậu quả của nó. Bạn có thể đã làm sai điều gì, hay người thân của bạn có thể đã hiểu lầm bạn. Hãy cố gắng lắng nghe, thông cảm và tha thứ cho nhau. Đừng để những cảm xúc tiêu cực chi phối bạn, mà hãy tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý và linh hoạt.

Nhờ người khác hỗ trợ nếu cần

Khi buồn chuyện gia đình, bạn không nên giữ kín mọi thứ trong lòng, mà hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác. Bạn có thể chia sẻ tâm sự của mình với bạn bè, người yêu, hay những người có thể hiểu và đồng cảm với bạn. Họ sẽ là những người lắng nghe, an ủi và khuyên bảo bạn trong những lúc khó khăn. Bạn cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý trên Askany, những người có kinh nghiệm và kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến tâm trạng và gia đình.

Làm những điều mình yêu thích

Khi buồn chuyện gia đình, bạn nên dành thời gian cho bản thân để làm những điều mình yêu thích. Bạn có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, chơi game, hay đi du lịch để giải tỏa căng thẳng và tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng nên chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách ăn uống hợp lý, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ. Những hoạt động này sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hướng tới mục tiêu cá nhân

Khi buồn chuyện gia đình, bạn không nên để cho nó ảnh hưởng đến công việc, học tập hay mục tiêu cá nhân của mình. Bạn nên tập trung vào những điều quan trọng và cố gắng hoàn thành chúng một cách tốt nhất. Bạn cũng nên đặt ra những mục tiêu mới, thử thách bản thân và phát triển kỹ năng của mình. Những thành công cá nhân sẽ mang lại cho bạn niềm tự hào, tự tin và hạnh phúc.

Làm mọi cách để cải thiện mối quan hệ gia đình

Cuối cùng, khi buồn chuyện gia đình, bạn nên tìm cách cải thiện mối quan hệ gia đình, thay vì trốn tránh hay bỏ cuộc. Bạn nên bày tỏ tình cảm và quan tâm của mình đến người thân trong gia đình, bằng cách nói lời yêu thương, tặng quà, hay làm những điều nhỏ nhặt cho họ. Bạn cũng nên dành thời gian để gắn kết với gia đình, bằng cách ăn tối cùng nhau, đi chơi cùng nhau, hay tham gia các hoạt động gia đình. Bạn cũng nên tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa các thành viên trong gia đình, và học hỏi từ họ những điều tốt đẹp.

làm gì khi buồn chuyện gia đình
Nếu bạn không thể vượt qua được nỗi buồn, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý tại Askany

 

Một số nguyên nhân gây buồn khi có chuyện gia đình

Bạn có thể buồn chuyện gia đình vì nhiều lý do khác nhau, như:

Bất đồng, xung đột, hiểu lầm giữa các thành viên

Điều này có thể xảy ra vì mỗi người có quan điểm và mong muốn khác nhau, dẫn đến những lúc không đồng lòng và gây căng thẳng trong nhà. Khiến cho gia đình trở nên không hòa thuận và không vui vẻ.

Có sự thay đổi lớn, ly hôn, mất mát hay bệnh tật

Những thay đổi lớn trong gia đình như khi có người ly hôn, hoặc mất đi một người thân yêu, người thân gặp phải bệnh tật,.. có thể làm người ta cảm thấy buồn và đau lòng. Những tình huống như này có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực hoặc thậm chí là đau khổ sâu sắc.

Áp lực từ môi trường, tài chính, công việc, học tập

Những áp lực từ xã hội, tiền bạc, công việc và học tập cũng có thể gây ra cảm xúc buồn trong gia đình. Các áp lực này có thể làm mọi người cảm thấy căng thẳng và không thể trao đổi cùng nhau. Vì vậy, gia đình có thể trở nên không hòa thuận và xa cách.

Không chia sẻ, quan tâm hay tôn trọng lẫn nhau

Khi mọi người trong gia đình không thể cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm từ người khác, họ có thể cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Thiếu sự chia sẻ và giao tiếp dẫn đến sự hiểu biết hạn chế và tạo nên khoảng cách giữa các thành viên. Thiếu sự tôn trọng có thể dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột không cần thiết, tạo nên môi trường không thoải mái và xa cách nhau.

làm gì khi buồn chuyện gia đình
Có rất nhiêu nguyên nhân khiến bạn buồn chuyện gia đình

Niềm vui hay nỗi buồn trong gia đình đều là những chuyện không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, chính những chuyện này lại khiến ta chìm đắm trong cảm xúc đau khổ. Như một đại dương mênh mông, không có lối thoát.

Buồn chuyện gia đình tác động thế nào đến tâm lý và sức khỏe

làm gì khi buồn chuyện gia đình
Buồn chuyện gia đình có thể gây ra rất nhiều hệ lụy

Những tác động của cảm xúc buồn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của chúng ta như sau

Gợi mở những cảm giác tiêu cực

Khi cảm xúc buồn xuất hiện, nó mở ra cánh cửa cho những cảm giác tiêu cực. Chúng ta cảm thấy vô vọng, trống trải và rối ren. Tâm trạng của chúng ta bị tác động mạnh, khiến cho mọi suy nghĩ và cảm xúc trở nên khó kiểm soát và mờ mịt. Cảm xúc buồn khiến cho những nỗi lo âu, hoang mang và tuyệt vọng trở thành những đám mây u ám, che phủ ánh sáng trong tâm hồn.

Stress gia tăng và chức năng hệ miễn dịch suy giảm

Hậu quả tiêu cực của cảm xúc buồn không chỉ giới hạn trong tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm xúc buồn tạo ra mức stress tăng cao, khiến hệ miễn dịch suy giảm và tạo điều kiện cho những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Kết quả có thể là mất ngủ, suy giảm sức ăn, hoặc thậm chí sự phát triển của những vấn đề tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm hay loạn thần

Tác động tiêu cực đến quan hệ xã hội và công việc

Cảm xúc buồn cũng có thể tạo ra tác động tiêu cực đối với mối quan hệ xã hội và công việc. Chúng ta có thể cảm thấy cô đơn, cách biệt với xã hội và mất đi niềm đam mê trong công việc. Những tác động này gây ra một vòng xoáy tiêu cực, làm cho cảm xúc buồn ngày càng trở nên sâu sắc hơn và kéo dài hơn.

Tư vấn chuyện gia đình cùng chuyên gia tâm lý giỏi tại Askany

Bạn có thể áp dụng theo một số cách thông thường mà Topchuyengia đề xuất nếu bạn đang buồn chuyện gia đình, như: Nhìn nhận khách quan, tích cực trong mọi chuyện; cải thiện mối quan hệ gia đình; làm những điều mình yêu thích; nhờ người khác hỗ trợ,...

 

Nếu những cách trên vẫn không mang lại hiệu quả, có thể bạn cần đến sự tư vấn chuyên sâu của các chuyên gia hôn nhân gia đình trên ứng dụng Askany. Họ là những người có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và kiểm duyệt kỹ càng. Chỉ cần trò chuyện cùng họ 20-30 phút, bạn sẽ thấy tâm trạng dễ chịu hơn và có thể tháo gỡ được những khúc mắc trong lòng.

 

Sau đây là một số chuyên gia hôn nhân gia đình giỏi tại Askany và cách để liên hệ với họ:

 

Đoàn Thị Như Yến
Là một chuyên gia tâm lý tình cảm hôn nhân có uy tín và chuyên môn cao. Bác sĩ Yến có kiến thức sâu rộng về các lý thuyết và nghiên cứu khoa học liên quan đến tâm lý. Bác sĩ Yến luôn cập nhật những thông tin mới nhất và áp dụng vào công việc tư vấn của mình. Liên hệ với chuyên gia Như Yến để tìm biện pháp ngay tại đây.

làm gì khi buồn chuyện gia đình
Bác sĩ tâm lý Đoàn Thị Như Yến

Một trong những khách hàng của bác sĩ Yến đã chia sẻ rằng: “Sau khi được bác sĩ Yến giải thích rõ ràng về nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề trong cuộc sống gia đình của tôi, tôi đã có cái nhìn khách quan hơn. Tôi đã biết cách điều chỉnh thái độ và hành vi của mình để làm cho cuộc sống gia đình được hạnh phúc hơn.”

 

Nguyễn Khắc Dũng
Là một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giúp đỡ các cặp vợ chồng có những khó khăn trong cuộc sống. Bác sĩ Dũng luôn lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các cặp đôi, giúp họ cải thiện mối quan hệ và tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Bạn có thể đặt lịch tư vấn cùng bác Dũng tại đây.

làm gì khi buồn chuyện gia đình
Bác sĩ tâm lý Nguyễn Khắc Dũng

Một trong những khách hàng của bác sĩ Dũng đã chia sẻ rằng: “Sau khi được bác sĩ Dũng tư vấn, tôi và vợ đã hiểu nhau hơn và giải quyết được nhiều vấn đề mà trước đây chúng tôi không thể nói ra. Tôi cảm thấy hạnh phúc và biết ơn bác sĩ rất nhiều.”

 

Nguyễn Thị Kim
Là một coaching tâm lý tình cảm có phương pháp tiếp cận mới mẻ và sáng tạo. Chuyên gia Kim Nguyễn không chỉ dùng lời nói mà còn áp dụng các hoạt động thực hành, trò chơi và bài tập để giúp các cặp vợ chồng gắn kết, hòa hợp và phát triển kỹ năng giao tiếp. Bạn hãy đặt lịch để cùng chuyên gia giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải tại đây nhé.

làm gì khi buồn chuyện gia đình
Coaching tâm lý Nguyễn Thị Kim

Một trong những khách hàng của chuyên gia Kim Nguyễn đã chia sẻ rằng: “Sau khi tham gia các buổi tư vấn của chuyên gia Kim Nguyễn, tôi và chồng đã có nhiều trải nghiệm thú vị và bổ ích. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua những thử thách, học hỏi từ nhau và yêu nhau nhiều hơn.”

 

Bài viết đã chia sẻ cho bạn một số cách để bạn biết nên làm gì khi buồn chuyện gia đình. Bạn có thể nói chuyện, tâm sự với những người thân thiết hoặc giải phóng cảm xúc bằng cách khóc, la hét, viết nhật ký,.. Miễn là nó giúp bạn cảm thấy khá hơn. Nếu như trải qua hơn 2 tuần nhưng bạn vẫn cảm thấy buồn, chán nản và đau khổ, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý tại Askany. Họ sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn và mau chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng