NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ 2022

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ 2022

22/12/2021

2111

0

Chia sẻ lên Facebook
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ 2022

Luật bảo hiểm y tế 2022 cũng đã có những sửa đổi, bổ sung và để chúng ta có thể hiểu rõ và sâu hơn về những đổi mới, topchuyengia.vn sẽ đề xuất cho bạn các chuyên gia tư vấn luật hàng đầu.

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại bảo hiểm hiện hành và một trong số đó gần như là bắt buộc đối với mỗi người dân là bảo hiểm y tế. Để phù hợp với nhu cầu sống, lợi ích của mọi người dân thì Luật bảo hiểm y tế đã ra đời để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng, bên cạnh đó Luật bảo hiểm y tế cũng quy định về những chế độ, chính sách, trách nhiệm,... của người dùng. Qua mỗi năm sẽ có sự bổ sung, sửa đổi kịp thời về Luật bảo hiểm y tế để phù hợp hơn với các đối tượng sử dụng.

Các nhóm đối tượng yêu cầu bắt buộc tham gia BHYT 2021

Các nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT được quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm 6 trường hợp sau đây:

  • Nhóm người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động  (NSDLĐ) đóng.
  • Nhóm cơ quan BHXH đóng.
  • Nhóm ngân sách Nhà nước đóng.
  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
  • Nhóm người sử dụng lao động đóng.
  • Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Mức hưởng BHYT được quy định như thế nào?

Đối với mức hưởng BHYT đúng tuyến

Đối với mức hưởng BHYT đúng tuyến được quy định như sau:           

Theo quy định của khoản 1 Điều 22 Luật BHYT hiện hành thì những người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì được hưởng các mức sau đây: 

  • Được hưởng 100% về các chi phí khám, chữa bệnh được áp dụng với các đối tượng như bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; những người thuộc hộ gia đình nghèo; những người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
  • Được hưởng 95% về chi phí khám, chữa bệnh thì được áp dụng cho các đối tượng sau: những người đang được hưởng lương hưu, những người được trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; những người thuộc các hộ gia đình cận nghèo…
  • Được hưởng 80% về các chi phí khám, chữa bệnh được áp dụng cho các đối tượng khác.

Đối với mức hưởng BHYT trái tuyến

Đối với mức hưởng BHYT trái tuyến thì được quy định cụ thể như sau: dựa vào quy định khoản 3 Điều 22 Luật này, những đối tượng khi tham gia BHYT nhưng đi khám, chữa bệnh trái tuyến thì được thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ dưới đây:

  • Khi người bệnh đến thăm khám ở các  bệnh viện tuyến trung ương thì sẽ được BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú. 
  • Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh thì người bệnh sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước. Đây được xem là điểm mới trong Luật BHYT 2021, trước đây BHYT chỉ chi trả 60% cho trường hợp này. 
  • Đối với khi thăm khám các bệnh viện tuyến huyện thì BHYT cũng sẽ chi trả 100% các chi phí khám, chữa bệnh. 

Đối với người tham gia BHYT là người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo, người thuộc diện hộ nghèo ở vùng kinh tế khó khăn khi không may ốm đau, tai nạn dù khám chữa bệnh trái tuyến cũng được hưởng mức hưởng đúng tuyến.

Luật bảo hiểm y tế 2022 có những thay đổi, bổ sung gì?

Bắt đầu từ 1/7/2021, Luật bảo hiểm y tế sẽ có 6 quy định mới được bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tham gia BHYT.  

Thứ nhất là sửa đổi khái niệm hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (BHYT): 

Theo quy định mới ban hành hiện nay, những đối tượng thuộc diện tham gia BHYT theo hộ gia đình thì phải là những đối tượng cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một nơi ở hợp pháp, thay vì là cùng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú như quy định ban hành  trước đây.

Sở dĩ có được những sự điều chỉnh trên do những sửa đổi của Luật cư trú năm 2020 quy định rằng từ 1-1-2023 chính thức bãi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, thay vào đó việc quản lý sẽ dựa trên các cơ sở dữ liệu của quốc gia về dân cư và cũng đồng thời từ ngày 1-7-2021, các cơ quan nhận đăng ký cư trú cũng sẽ không cấp mới hoặc cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà chỉ thực hiện việc điều chỉnh, cập nhật lại thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu của quốc gia về cư trú.

Thứ hai là bổ sung thêm các đối tượng mà được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT:

Quy định được đề cập tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội.

Luật Bảo hiểm y tế 2022 đã bổ sung thêm những đối tượng mà thuộc diện hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc đã có vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang phải nuôi con dưới 16 tuổi, hoặc con từ 16-22 tuổi nhưng người con đó đang được đi học (người con này đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội) thì được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT.

Theo các quy định trước đây thì nhóm đối tượng này sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% khi mua thẻ BHYT 

Những thay đổi bổ sung BHYT 2022
Những thay đổi bổ sung BHYT 2022

Thứ ba là những thay đổi về danh sách người có công và thân nhân của người có công được hưởng chính sách BHYT:

Kể từ 1/7/2021 theo những quy định mới thì vợ hoặc chồng liệt sĩ khi lấy chồng hoặc vợ khác mà đứng ra nhận nuôi con của liệt sĩ cho đến tuổi trưởng thành, hoặc là chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ khi còn sống, hoặc vì các hoạt động của cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì sẽ được ngân sách nhà nước mua cho thẻ BHYT, so với trước đây thì không có quy định này.

Thứ tư là khi phải thanh toán các chi phí thăm khám, chữa bệnh khi có BHYT theo định suất thì được quy định: 

Đối với khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở xuống thì sẽ được áp dụng các phương thức thanh toán theo định suất đối với toàn bộ chi phí khám chữa bệnh ngoại trú trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Đối với các bệnh nhân khi thăm khám tại các cơ sở y tế từ tuyến tỉnh và tuyến trung ương thì áp dụng tại các cơ sở có đăng kí khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chỉ áp dụng thanh toán theo định suất đối với phần chi phí khám chữa bệnh ngoại trú của người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, phát sinh tài chính cơ sở khám chữa bệnh ban đầu đó. Ngoại trừ chi phí của các đối tượng, bệnh, nhóm bệnh dưới đây:

Chi phí của nhóm các đối tượng mà có mã thẻ quân nhân (QN), cơ yếu (CY), công an (CA), chi phí vận chuyển người bệnh có thẻ BHYT, chi phí của lần khám chữa bệnh BHYT có sử dụng dịch vụ kỹ thuật thận nhân tạo chu kỳ hoặc các dịch vụ kỹ thuật lọc màng bụng hoặc dịch lọc màng bụng, có sử dụng các dịch vụ điều trị bệnh ung thư đối với người bệnh được chẩn đoán bệnh ung thư.

Toàn bộ những chi phí của các lần khám chữa bệnh BHYT có sử dụng thuốc điều trị đối với những người mắc bệnh Hemophilia hoặc những người có sử dụng thuốc chống thải ghép đối với người bệnh ghép tạng hoặc đối với những người đang điều trị bệnh viêm gan C hoặc những người sử dụng các dịch vụ để điều trị bệnh HIV.

Thứ năm là công khai giá thu về các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh:

Đây là một trong những nội dung được quy định nhằm thực hiện tính dân chủ trong các hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh công lập, trong đó các cơ sở khám chữa bệnh phải thông tin kịp thời và công khai với người bệnh, người đại diện của người bệnh về giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với người bệnh có tham gia BHYT, giá dịch vụ không theo yêu cầu đối với người bệnh không tham gia BHYT; giá dịch vụ theo yêu cầu của người bệnh và giá của các loại dịch vụ khác tại đơn vị.

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế phải công khai các chế độ miễn, giảm giá các dịch vụ theo các chính sách của BHYT, phải thanh toán giá và các chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật, phải niêm yết công khai, chạy thông tin trên băng thông tin điện tử, có các văn bản để chỉ dẫn giá các loại dịch vụ và phải đặt tại các địa điểm thuận lợi có nhiều người bệnh và người nhà của bệnh nhân qua lại, hoặc phải  thông báo trực tiếp với người bệnh, người đại diện.

Sự thay đổi bổ sung cuối cùng là khi phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV thì sẽ được hưởng chế độ BHYT:

Đây là nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.

Theo quy định của luật này thì phụ nữ mang thai khi đi xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn sẽ được BHYT, ngân sách nhà nước thanh toán chi phí xét nghiệm.    

Ngoài ra, bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho biết rằng từ trước 1/7/2021 quỹ Bảo hiểm y tế cũng đã thanh toán các chi phí xét nghiệm HIV đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn và theo quy định ngày 26-10-2018 của Bộ Y tế. Quy định này đã được Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

Người muốn tham gia BHYT thì đăng kí ở đâu?

Theo như luật Bảo hiểm y tế quy định ở điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người dân muốn tham gia BHYT thì cần đến các địa điểm dưới đây:

    - Đối với nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng thì sẽ kê khai và nộp hồ sơ cho các đơn vị những nơi mà đang làm việc. 

    - Đối với nhóm người tham gia do tổ chức BHXH đóng thì sẽ nộp hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân (UBND) xã hoặc cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).

   - Trường hợp với những người tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng thì sẽ nộp hồ sơ cho UBND xã.

   - Với những trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng thì sẽ nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho các cơ quan BHXH

     - Đối với các trường hợp là học sinh, sinh viên sẽ đóng trực tiếp cho Nhà trường nơi mà các đối tượng đang theo học. 

    - Những người tham gia BHYT theo diện các hộ gia đình thì sẽ nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.

Luật Bảo hiểm y tế 2022
Luật Bảo hiểm y tế 2022

 

KẾT LUẬN:

Luật bảo hiểm y tế 2022 đã có những sửa đổi và bổ sung kịp thời nhằm bảo vệ lợi ích của người tham gia BHYT.  Qua đây, topchuyengia hy vọng rằng với bài viết ngắn gọn này sẽ giúp các bạn phần nào hình dung về những thay đổi mới về Luật bảo hiểm y tế 2021. Với mong muốn giúp các bạn hiểu sâu hơn về các về đề trên chúng tôi xin đề xuất cho bạn các chuyên gia trong topchuyengia.vn, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng