Luật bảo hiểm xã hội nhận 1 lần: Chế độ hưởng và thủ tục rút

Luật bảo hiểm xã hội nhận 1 lần: Chế độ hưởng và thủ tục rút

23/08/2024

1734

0

Chia sẻ lên Facebook
Luật bảo hiểm xã hội nhận 1 lần: Chế độ hưởng và thủ tục rút

Luật bảo hiểm xã hội nhận 1 lần có những quy định gì? Hiện nay, rất nhiều người tham gia chế độ BHXH 1 lần, tuy nhiên lại gặp rắc rối trong quá trình rút số tiền hưởng. Trong bài viết sau, Topchuyengia sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến trường hợp nào được rút BHXH 1 lần, cách tính mức hưởng của BHXH 1 lần và thủ tục rút BHXH 1 lần chi tiết nhất.

Bảo hiểm xã hội nhận 1 lần là gì?

Bảo hiểm xã hội nhận 1 lần là gì?
Bảo hiểm xã hội nhận 1 lần là gì?

Bảo hiểm xã hội nhận 1 lần là chế độ an sinh do Nhà nước đề ra để hỗ trợ người lao động tham gia BHXH bắt buộc và người dân tham gia BHXH tự nguyện khi có yêu cầu và đủ điều kiện sẽ được rút bảo hiểm 1 lần.

 

Bảo hiểm xã hội nhận 1 lần chính là quyền lợi của những ai tham gia đóng BHXH, cũng như là cách để người lao động có thể sử dụng số tiền bảo hiểm của mình theo ý muốn thay vì phải chờ đến tuổi nghỉ hưu để được hưởng tiền hàng tháng.

Trường hợp nào được rút BHXH 1 lần?

Người lao động có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần nếu thuộc trong các trường hợp sau theo quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13:

  • Người chưa đủ thời gian đóng 20 năm BHXH nhưng đã đủ tuổi hưởng lương hưu.
  • Lao động nữ nghỉ việc khi chưa đủ thời gian đóng 15 năm BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện mà hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn nhưng đã đủ tuổi nghỉ hưu.
  • Người Việt Nam ra nước ngoài định cư.
  • Mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế như ung thư, bại liệt, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, xơ gan cổ chướng và các bệnh khác đã được quy định.
  • Công an, bộ đội phục viên, xuất ngũ, thôi việc  nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
  • Chưa đủ thời gian tham gia đóng 20 năm BHXH mà sau 1 năm nghỉ việc hoặc 1 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Cách tính mức hưởng BHXH 1 lần

 

Cách tính mức hưởng BHXH 1 lần
Cách tính mức hưởng BHXH 1 lần

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Đối với người lao động đóng BHXH bắt buộc, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cứ mỗi năm được tính bằng:

  • Những năm đóng trước 2014 cách tính là 1.5 tháng mức bình quân tiền lương (MBQTL) tháng đóng BHXH 
  • Những năm từ 2014 trở đi, cách tính là 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 

Công thức tính số tiền bảo hiểm xã hội được xác định:

 

Mức hưởng = (1.5 x MBQTL x thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x MBQTL x thời gian đóng BHXH sau 2014)

 

Trong đó:

  • Nếu lẻ thời gian đóng BHXH từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là ½ năm, bắt đầu từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 11 thì được tính là 1 năm
  • Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ trước 01/01/2014 thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi
  • MBQTL: kí hiệu cho mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
    • MBQTL = ( Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

Lưu ý: Người có thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Bạn cũng có thể xem thêm các tính mức bình quân tiền lương tại luật bảo hiểm xã hội cho người lao động, để biết xem mình thuộc vào trường hợp nào.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Đối với người lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

 

Mức hưởng = (1,5 x MBQTN x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x MBQTN x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (*)

 

Trong đó:

  • Nếu lẻ thời gian đóng BHXH từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là ½ năm, bắt đầu từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 11 thì được tính là 1 năm
  • Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ trước 01/01/2014 thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi
  • (*) Trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế như ung thư, bại liệt, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, xơ gan cổ chướng và các bệnh khác đã được quy định không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện
  • MBQTN ký hiệu cho mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
  • Áp dụng từ 01/01/2018 số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng BHXH tự nguyện và được tính theo công thức sau: 
    • Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn x 30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)
    • MBQTN = (Số tháng đóng BHXH x Thu nhập tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

Lưu ý:  Người đóng BHXH chưa đủ 1 năm, mức hưởng BHXH 1 lần tính bằng 22% các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH, trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng. Tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

 

Nếu bạn lo lắng mình tính sai mức hưởng BHXH 1 lần, cách tốt nhất chính là tham vấn ý kiến từ các chuyên gia tư vấn luật bảo hiểm xã hội giàu kinh nghiệm. Hãy để lại thông tin của bạn TẠI ĐÂY để được họ liên hệ nhanh hơn.

Hồ sơ rút BHXH 1 lần gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ rút BHXH 1 lần gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ rút BHXH 1 lần gồm những giấy tờ gì?

Để được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội 1 lần, người tham gia bảo hiểm cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định của Quyết định 222/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/02/2021:

  • Sổ BHXH (bản chính)
  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 14-HSB (bản chính)
  • Đối với người Việt Nam ra nước ngoài định cư thì phải nộp Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam (bản sao) hoặc bản dịch tiếng Việt một trong các giấy tờ sau (phải được chứng thực hoặc công chứng):
  • Hộ chiếu (do nước ngoài cấp)
  • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài
  • Giấy tờ xác nhận người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; thẻ cư trú hoặc giấy tờ xác nhận cư trú, thời hạn từ 5 năm trở lên được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp
  •  Trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế như ung thư, bại liệt, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, xơ gan cổ chướng thì cần thêm tóm tắt/trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; Nếu là các bệnh khác theo quy định thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng không tự phục vụ được từ 81% trở lên.
  • Thanh toán phí giám định y khoa thì cần hóa đơn, chứng từ thu phí giám định và bảng kê các nội dung giám định (bản chính) của các cơ sở giám định y khoa
  • Đối với người có thời gian phục vụ trong Quân đội trước ngày 01/01/2007, có hưởng phụ cấp khu vực mã sổ bảo hiểm xã hội không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực thì cần Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B - HBQP ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP ngày 29/10/2020) (bản chính)

Nếu bạn có người thân về hưu trước tuổi thì bạn hãy nên xem bài viết về luật bảo hiểm xã hội nghỉ hưu trước tuổi, để nắm rõ được những quyền lợi của mình nhé.

Nộp hồ sơ rút BHXH 1 lần ở đâu?

Người lao động tham gia BHXH có yêu cầu hưởng chế độ BHXH một lần, thì nộp hồ sơ tại: cơ quan BHXH quận/huyện hoặc cơ quan BHXH tỉnh (trong trường hợp BHXH được phân cấp giải quyết hưởng BHXH 1 lần) tại nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

Thời gian giải quyết hồ sơ rút BHXH 1 lần bao lâu?

Thời gian giải quyết hồ sơ theo quyết định 222/QĐ-BHXH tối đa là 10 ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận hồ sơ đầy đủ. Sau khi có kết quả, người tham gia BHXH sẽ được nhận lại các giấy tờ liên quan và số tiền được hưởng.

Thủ tục rút BHXH 1 lần chi tiết

Để rút tiền BHXH 1 lần, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Xác minh bạn có thuộc trường hợp được hưởng BHXH 1 lần hay không.
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ rút BHXH 1 lần như hướng dẫn ở trên.
  • Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm theo quy định hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích.
  • Bước 4: Chờ nhận quyết định BHXH 1 lần của cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong đó, cơ quan BHXH phải có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì cần có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Bước 5: Trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được quyết định hưởng BHXH 1 lần, người lao động sẽ được nhận tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích kèm bộ hồ sơ gồm các giấy tờ liên quan.

Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ các quy định về luật bảo hiểm xã hội nhận 1 lần, hy vọng đây sẽ là những cơ sở giúp ích cho quyền lợi người lao động của bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia tư vấn luật tại Askany để được cho lời khuyên và sự chỉ dẫn đúng nhất.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng