LUẬT HÌNH SỰ THAM Ô - THAM Ô LÀ GÌ? KHUNG HÌNH PHẠT DÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN

LUẬT HÌNH SỰ THAM Ô - THAM Ô LÀ GÌ? KHUNG HÌNH PHẠT DÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN

19/10/2021

1655

0

Chia sẻ lên Facebook
LUẬT HÌNH SỰ THAM Ô -  THAM Ô LÀ GÌ? KHUNG HÌNH PHẠT DÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN

Luật hình sự tham ô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2015 đã quy định rõ ràng các điều, khoản, điểm. Bộ luật nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, giáo dục công dân và xử phạt nghiêm cho những hành vi vi phạm pháp luật. Trong bài viết này sẽ gửi đến các bạn những thông tin về các hành vi cấu thành tội tham ô và các khung hình phạt xử phạt.

Tại TOP CHUYÊN GIA các vấn đề bạn thắc mắc về Luật sẽ được các luật sư trong đội ngũ - những người có nhiều kinh nghiệm giải quyết - tư vấn nhiều trường hợp ở đa lĩnh vực, sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Hiểu về tham ô và các dấu hiệu cấu thành tội tham ô 

Tham ô hay tham ô về tài sản là hành vi của một cá nhân, tổ chức đang đương nhiệm tại một vị trí nhất định và lợi dụng quyền hành của mình để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của cơ quan thành của riêng. Hành vi tham ô xuất phát từ lòng tham, có ý muốn chiếm hữu tài sản của chung gây hậu quả, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, hoạt động của một tổ chức.

Cơ quan đó dù của Nhà nước, tư nhân, ngoài Nhà nước đều sẽ không phát triển nếu có cán bộ lợi dụng chức quyền vì lợi ích cá nhân. Những hành vi đó được quy định rõ ràng và có những chế tài nghiêm khắc tại Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015. 

Tham ô tài sản và các dấu hiệu cáu thành tội phạm
Tham ô tài sản và các dấu hiệu cáu thành tội phạm

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các dấu hiệu cấu thành tội tham ô tài sản:

Khách thể của tội tham ô tài sản: 

Tội tham ô tài sản ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức và gây thiệt hại về quan hệ tài sản của cơ quan tổ chức. Tất cả những xâm phạm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ trong đời sống xã hội.

Đặc điểm của người vi phạm Luật hình sự tham ô là tài sản của cơ quan, tổ chức thuộc quyền, trách nhiệm của người đó quản lý, bảo quản.

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản:

Được thể hiện ở 2 phương diện:

Thứ nhất, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cá nhân trong cơ quan, tổ chức, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Yếu tố chức vụ rất quan trọng trong việc cấu thành tội tham ô tài sản. Chức vụ là điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi sai phạm của mình. Lúc này, người phạm tội sẽ có nhiều thủ đoạn gian dối, che dấu nhằm biến tài sản của cơ quan, tổ chức thành tài sản riêng của mình. 

Nếu người này không đảm nhận vị trí đó thì không thể thực hiện hành vi tham ô được hoặc nếu có thì người đó đang vượt quyền quá quyền hạn chức vụ mình đang có. 

Trường hợp hành vi không lợi dụng chức vụ thì không coi là tội tham ô, tùy từng trường hợp mà hành vi ấy được định tội về tội trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như một trường hợp hết giờ làm việc bảo vệ của công ty A mở khóa cửa kho hoặc phàm làm việc lấy tài sản. Người bảo vệ của công ty A có chiếm đoạt tài sản nhưng không có lợi dụng chức quyền nên không coi là tham ô mà là tội trộm cắp tài sản.

Thứ 2, tội tham ô là tội phạm có cấu thành vật chất nên yếu tố tài sản là bắt buộc. Khi người đó có hành vi chiếm đoạt tài sản mới kết tội. Về tài sản có từ việc lợi dụng chức vụ, quyền lợi từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu nhưng có kèm theo đó là những tình tiết theo quy định của pháp luật. Đủ dấu hiệu về mặt tài sản có thể truy cứu trách nhiệm Luật hình sự tham ô.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

Người thực hiện sự tham ô đầy đủ năng lực hành vi với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện. Biết rõ hành vi vi phạm ảnh hưởng đến uy tín, của cơ quan, tổ chức; ảnh hưởng đến tinh thần thực thi pháp luật, xâm phạm đến các chuẩn mực đúng đắn, quy trình hoạt động, nguyên tắc đã được quy định từ trước mà vẫn cố ý thực hiện nhằm chiếm tài sản chung thành của cá nhân.

Về mặt chủ thể của tội tham ô tài sản:

  • Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi từ đủ 16 trở lên. 
  • Chủ thể chịu trách nhiệm Luật hình sự tham ô mang những đặc điểm riêng như là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước, ngoài Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.
  • Người có hành vi phạm tội có trách nhiệm quản lý tài sản có thể trực tiếp, tác động gián tiếp.

Tư vấn luật hình sự về những nội dung khác liên quan đến tham ô chẳng hạn như: luật hình sự tội tống tiền, luật hình sự chiếm đoạt tài sản,...

Các khung hình phạt của Luật hình sự tham ô:

Căn cứ pháp lý vào Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội tham ô như sau:
Căn cứ pháp lý vào Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội tham ô như sau:

Các khung hình phạt được dựa theo luật hình sự mới nhất tại Việt Nam.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Người có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng vi phạm một trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù giam.

  1. Đã từng bị xử lý kỷ luật với vi phạm tương tự nhưng còn tái phạm
  2. Đã bị kết án, án tích tích chưa xóa mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Tham ô có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tài sản dùng để hỗ trợ dân, người khó khăn, dịch bệnh cụ thể: mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e) Gây ra thiệt hại về tài sản giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 3 tỷ đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến phá sản hoặc ngừng hoạt động cơ quan, doanh nghiệp

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1 tỷ đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.

Theo khoản 5 Điều 353 Bộ luật hình sự về tham ô còn quy định cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm. Có thể phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Theo khoản 6 điều 353 Bộ luật hình sự về tham ô quy định những có chức vụ, quyền hạn ngoài Nhà nước, doanh nghiệp tham ô tài sản sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Theo khoản 6 điều 353 Bộ luật hình sự về tham ô quy định những có chức vụ, quyền hạn ngoài Nhà nước, doanh nghiệp tham ô tài sản sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều này.

KẾT LUẬN:

Trên đây là những thông tin cơ bản giới thiệu khái niệm và các khung xử phạt về Luật hình sự tham ô. Tuy nhiên, từng trường hợp cụ thể sẽ có cách xử lý khác nhau, được quy định trong tất cả các điều luật. Nếu bạn muốn biết thêm về luật tham ô hay các trường hợp khác, hiểu rõ về bản chất vấn đề cần tham vấn luật sư thì đội ngũ mà tại TOP CHUYÊN GIA cung cấp sẽ rất đáng để bạn tin cậy. Bạn sẽ được tư vấn luật trực tiếp về vấn đề của với góc độ của pháp luật có vi phạm hay không, vi phạm những điều nào. Khi bạn hiểu rõ luật thì bạn sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng