LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH VỀ PHÁO VÀ CÁC MỨC XỬ PHẠT

LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH VỀ PHÁO VÀ CÁC MỨC XỬ PHẠT

19/10/2021

1772

0

Chia sẻ lên Facebook
LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH VỀ PHÁO VÀ CÁC MỨC XỬ PHẠT

Luật hình sự quy định về pháo và các mức xử phạt như thế nào? Cùng topchuyengia.vn tìm hiểu trong bài viết này. Pháo là loại sản phẩm có chứa thuốc pháp bên trong, sẽ gây ra tiếng nổ khi có ngoại lực tác động vào. Sử dụng, tàng trữ, buôn bán trái phép pháo là hành vi trái với pháp luật. Nhất là vào các ngày lễ tết, liên hoan,... tình trạng này xảy ra càng nhiều. Hậu quả gây ra các vụ tai nạn, cháy nhà, gây thương tích hoặc chết người, ảnh hưởng trật tự an ninh xã hội. 

Việc sử dụng pháo nổ mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người khác sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” và các tội danh liên quan trong Bộ luật hình sự do hành vi tốt pháo gây ra.

Các hành vi về đốt pháo sẽ bị xử phạt

Các hành vi đốt pháo sẽ là vi phạm pháp luật được quy định tại chương II của Thông tư 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC năm 2008 cụ thể như sau:

  • Đốt pháo ở nơi công cộng, nơi tập trung nhiều người, nơi đang diễn ra các cuộc họp.
  • Đốt pháo rồi ném vào người khác, ném ra đường, ném vào các phương tiện đang lưu thông, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy, ném từ trên cao xuống.
  • Sử dụng pháo nổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác.
  • Số lượng pháo đốt thành phẩm có khối lượng từ 1kg đến dưới 5kg, tương đương với thuốc pháo là từ 0.1kg đến dưới 0.5kg.
  • Số lượng đốt pháo thành phẩm dưới 1kg hoặc dưới 0.1 đối với thuốc pháp nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo hoặc bị kết án tội này chưa xóa án tích còn tiếp tục sai phạm.
Hành vi đốt pháo tùy vào mức độ sẽ có hình thức xử phạt khác nhau. Có thể xử phạt hành chính theo nghị định 167/2016/NĐ-CP năm 2016 với mức xử phạt thấp nhất từ 500 nghìn đồng, cao nhất là 40 triệu đồng hoặc nặng hơn phải truy tố trách nhiệm hình sự.
Hành vi đốt pháo tùy vào mức độ sẽ có hình thức xử phạt khác nhau. Có thể xử phạt hành chính theo nghị định 167/2016/NĐ-CP năm 2016 với mức xử phạt thấp nhất từ 500 nghìn đồng, cao nhất là 40 triệu đồng hoặc nặng hơn phải truy tố trách nhiệm hình sự.

Những hành vi nêu trên đều được liệt vào việc bạn đã phạm vào luật hình sự. Tuy nhiên, khi xét xử sẽ kết hợp với nhiều bộ luật khác nếu như tình tiết vụ án phức tạp bạn có thể xem tại mục tư vấn luật.

Các điều luật xử phạt của Bộ luật hình sự về đốt pháo nổ

Điều 245 Bộ luật hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng

Phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm

Tư vấn luật hình sự cho những vi phạm trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 10 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

  • Đốt pháo ở nơi công cộng, nơi tập trung nhiều người, nơi đang diễn ra các cuộc họp.
  • Đốt pháo rồi ném vào người khác, ném ra đường, ném vào các phương tiện đang lưu thông, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy, ném từ trên cao xuống.
  • Sử dụng pháo nổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác.
  • Số lượng pháo đốt thành phẩm có khối lượng từ 1kg đến dưới 5kg, tương đương với thuốc pháo là từ 0.1kg đến dưới 0.5kg.
  • Số lượng đốt pháo thành phẩm dưới 1kg hoặc dưới 0.1 đối với thuốc pháp nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo hoặc bị kết án tội này chưa xóa án tích còn tiếp tục sai phạm.
Hành vi đốt pháo tùy vào mức độ sẽ có hình thức xử phạt khác nhau. Có thể xử phạt hành chính theo nghị định 167/2016/NĐ-CP năm 2016 với mức xử phạt thấp nhất từ 500 nghìn đồng, cao nhất là 40 triệu đồng hoặc nặng hơn phải truy tố trách nhiệm hình sự.
Hành vi đốt pháo tùy vào mức độ sẽ có hình thức xử phạt khác nhau. Có thể xử phạt hành chính theo nghị định 167/2016/NĐ-CP năm 2016 với mức xử phạt thấp nhất từ 500 nghìn đồng, cao nhất là 40 triệu đồng hoặc nặng hơn phải truy tố trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm 

    Người nào thực hiện hành vi đốt pháo thuộc trong các trường hợp sau:

  • Đã bị kết án về tội Gây rối trật tự công cộng.
  • Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc nhiều người khác cùng đốt pháo.
  • Cản trở, hành hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công cộng hoặc đối tượng khác ngăn chặn không cho thực hiện hành vi đốt pháo.
  • Số lượng pháo thành phẩm đốt từ 5kg trở lên, hoặc 0.5kg thuốc pháo.

Điều 232 Đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm

Người nào thực hiện hành vi chế nào, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, sử dụng hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.

Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm

Người thực hiện hành vi sai phạm về pháo thuộc các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

  • Hoạt động có tổ chức.
  • Bị phát hiện và tịch thu vật pháp số lượng lớn.
  • Vận chuyển, mua bán sang biên giới nước khác.
  • Hành vi gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Tái phạm nhiều lần, có tính chất nguy hiểm.

Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

Người thực hiện hành vi sai phạm về pháo thuộc các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

  • Bị phát hiện và tịch thu vật pháp số lượng lớn.
  • Hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Người thực hiện hành vi sai phạm về pháo thuộc các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Bị phát hiện và tịch thu vật pháp số lượng đặc biệt lớn.
  • Hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, người phạm tội về pháo nổ còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, bị quản chế hoặc cấm rời khỏi nơi cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

Khi nói đến đốt pháo trong dịp tết ta không thể không nói vấn đề bài bài bạc, trong luật hình sự đánh bạc sẽ nêu rõ cho bạn thấy đâu là hành vi được coi là phạm pháp.

Số lượng pháo nổ mà khung xử phạt cụ thể

Hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có khối tượng từ 30kg đến dưới 90kg; thuốc pháo từ 15kg đến dưới 75kg sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 232, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có khối tượng từ 90kg đến dưới 300kg; thuốc pháo từ 75kg đến dưới 200kg sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 232, bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có khối lượng từ 300kg trở lên; thuốc pháo từ  200kg trở lên sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 232,  bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh những chất gây nổ thì chất cấm khác các loại ma túy cấm được lưu hành trên thị trường, bạn có thể coi luật hình sự buôn bán ma túy để tránh bước vào con đường phạm pháp.

Số lượng pháo nổ mà khung xử phạt cụ thể theo Luật Hình sự
Số lượng pháo nổ mà khung xử phạt cụ thể theo Luật Hình sự

KẾT LUẬN:

Trên đây là Luật hình sự quy định về pháo và các Điều luật liên quan. Đốt pháo là hành vi trái pháp luật gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người khác, việc sử dụng hoặc chế tạo còn là nguy cơ gây ra hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường. Nếu bạn không thể tự bảo vệ mình trong vụ án về pháo nổ thì bạn hoàn toàn có quyền nhờ luật sư tư vấn pháp lý hoặc trực tiếp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Về phía các luật sư uy tín, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tỷ lệ giành phần thắng cao thì topchuyengia.vn có thể đề xuất cho bạn.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng