Phân tích mô hình SWOT: Hướng dẫn từ A-Z dễ hiểu cho người mới

Phân tích mô hình SWOT: Hướng dẫn từ A-Z dễ hiểu cho người mới
Mỹ Uyên

23/02/2024

516

0

Chia sẻ lên Facebook
Phân tích mô hình SWOT: Hướng dẫn từ A-Z dễ hiểu cho người mới

Mô hình SWOT là một công cụ phân tích quan trọng được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh để đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Mô hình SWOT chính là công cụ phân tích chiến lược hàng đầu giúp bạn đánh giá những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) để đưa ra quyết định đúng đắn phát triển kinh doanh. Hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu về ưu nhược điểm của mô hình này và cách làm sao để ứng dụng nó trong kinh doanh.

 

Nếu bạn chưa biết phân tích mô hình SWOT cụ thể như thế nào thì hãy để Askany giúp bạn. Tại ứng dụng Askany có các chuyên gia Marketing Online uy tín và nhiều kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực marketing. Họ sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp và định hướng doanh nghiệp phát triển hiệu quả.

Định nghĩa mô hình SWOT là gì?

Định nghĩa mô hình SWOT
Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

Theo Wikipedia, mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng để đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức hoặc một dự án cụ thể.

 

Mô hình SWOT giúp người sử dụng hiểu rõ bản chất của môi trường kinh doanh và giúp họ xác định chiến lược phù hợp để tận dụng cơ hội và sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách. Đây là một công cụ hữu ích để ra các quyết định đảm bảo sự phát triển và thành công bền vững của tổ chức hoặc cá nhân.

 

Mô hình SWOT được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, quản lý dự án, chiến lược marketing, phát triển sản phẩm và các lĩnh vực khác để đánh giá và tối ưu hóa các yếu tố chiến lược của một tổ chức.

 

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là quá trình đánh giá các yếu tố bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và yếu tố bên ngoài (cơ hội và thách thức) của doanh nghiệp để xác định chiến lược kinh doanh, đưa ra quyết định và định hình hướng đi trong tương lai. Đây là một phương pháp phân tích chiến lược đơn giản và hiệu quả giúp tạo ra cái nhìn tổng quan về tình hình và môi trường kinh doanh hiện tại.

  • Điểm mạnh (Strengths): Những yếu tố tích cực nội tại mà tổ chức có thể sử dụng để tạo ra lợi thế so với đối thủ của mình.
  • Điểm yếu (Weaknesses): Những yếu tố tiêu cực nội tại mà tổ chức cần phải giải quyết để tránh những rủi ro tiềm ẩn và cải thiện hiệu suất của mình.
  • Cơ hội (Opportunities): Những yếu tố tích cực bên ngoài mà tổ chức có thể khai thác để tăng cường chiến lược của mình và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
  • Mối đe dọa (Threats): Những yếu tố tiêu cực bên ngoài mà tổ chức phải đối mặt và cần phải đưa ra kế hoạch để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng.

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Ý nghĩa của việc sử dụng mô hình SWOT như thế nào?

Ý nghĩa của việc sử dụng mô hình SWOT
Ý nghĩa của việc doanh nghiệp sử dụng mô hình SWOT

Việc sử dụng mô hình SWOT mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó giúp cho quá trình quản lý kế hoạch kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp chủ động kiểm soát và đối phó với các rủi ro có thể xảy ra.

  • Đánh giá tổng quan: Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại thông qua việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh. Từ đó, các doanh nghiệp có góc nhìn bao quát tổng thể hơn các chiến lược marketing.
  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu: Để doanh nghiệp nhận biết, phát huy các thế mạnh của mình hoặc cải thiện những yếu điểm để mang lại hiệu suất trong kinh doanh.
  • Tận dụng cơ hội: Bằng cách xác định và đánh giá những cơ hội trong môi trường, SWOT giúp doanh nghiệp tìm kiếm cách để mở rộng và phát triển thị trường. 
  • Hạn chế rủi ro: Mô hình này giúp các bạn nhận biết được các rủi ro tiềm ẩn để có sự chuẩn bị và đối phó trước những thách thức trong tương lai.
  • Lập kế hoạch và chiến lược: SWOT cung cấp thông tin cần thiết để giúp doanh nghiệp ra những quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở dữ liệu. Hạn chế tình trạng các nhà quản lý ra quyết định dựa vào cảm tính và trực giác.
  • Theo dõi và đánh giá: Ngoài ra, mô hình SWOT còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình theo dõi và đánh giá hiệu suất sau khi đã triển khai các chiến lược. Nó giúp đo lường tiến độ và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Hiện nay, mô hình SWOT được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngữ cảnh, từ các công ty lớn đến các dự án đơn giản hoặc phức tạp hơn. Tuy nhiên, SWOT sẽ thể hiện hiệu quả cao khi được áp dụng trong các lĩnh vực sau:

 

Hoạch định chiến lược: SWOT giúp xác định chiến lược kinh doanh dựa trên sức mạnh và cơ hội, đồng thời tập trung vào khắc phục điểm yếu và đối phó với rủi ro. Đảm bảo duy trì mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp.


Thảo luận và trình bày ý tưởng: SWOT cung cấp một cơ hội tuyệt vời để thảo luận ý tưởng, xem xét tất cả các khía cạnh và đánh giá mặt tích cực cũng như tiêu cực của một ý tưởng hay dự án nào đó.


Đưa ra quyết định cho dự án: Mô hình này hỗ trợ việc đánh giá và đưa ra quyết định về việc triển khai hoặc điều chỉnh các dự án, dựa trên đánh giá các yếu tố quan trọng.


Đầu tư vào thế mạnh: Mô hình SWOT đưa ra lựa chọn tập trung phát triển và đầu tư vào sức mạnh của tổ chức hoặc cá nhân để tối ưu hóa hiệu suất.


Giảm thiểu điểm yếu: SWOT giúp nhận biết điểm yếu và đưa ra kế hoạch để cải thiện hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng.


Kiểm soát và xử lý các vấn đề cá nhân: SWOT có thể được áp dụng để đánh giá và điều chỉnh các khía cạnh cá nhân hoặc bộ phận trong tổ chức bao gồm cơ cấu lãnh đạo, nhân viên, tài chính và nhiều khía cạnh khác. Mô hình này giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất và quản lý.

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của mô hình SWOT:

Ưu điểm:

  1. Dễ sử dụng và hiểu: Mô hình SWOT rất đơn giản và dễ hiểu, không cần nhiều kiến thức chuyên môn để áp dụng.
  2. Phân tích toàn diện: Mô hình SWOT đánh giá tất cả các yếu tố quan trọng trong quá trình lập kế hoạch và phát triển chiến lược.
  3. Tập trung vào khả năng thực hiện: SWOT giúp các nhà quản lý tập trung vào những yếu tố nội bộ và khả năng thực hiện của tổ chức, sản phẩm hoặc dự án.
  4. Cung cấp thông tin hữu ích: Khi áp dụng đúng cách, SWOT sẽ cung cấp thông tin hữu ích để giúp tổ chức, sản phẩm hoặc dự án phát triển và nâng cao hiệu quả.
Ưu nhược điểm của mô hình SWOT
Nhãn

Nhược điểm:

  1. Thiếu tính linh hoạt: SWOT không cho phép thay đổi và điều chỉnh khi có sự thay đổi về tình hình bên ngoài.
  2. Không cung cấp giải pháp: SWOT chỉ đưa ra những phân tích và đánh giá, không cung cấp giải pháp hoặc kế hoạch hành động.
  3. Không đánh giá mức độ ảnh hưởng: SWOT không đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố, không chỉ ra yếu tố nào quan trọng hơn.
  4. Đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn: Mặc dù SWOT đơn giản nhưng đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn để áp dụng đúng cách và đưa ra phân tích chính xác.

Cách xây dựng mô hình SWOT

Cách xây dựng mô hình SWOT
Cách xây dựng mô hình SWOT

Việc xây dựng mô hình SWOT là quá trình quan trọng trọng việc hiểu rõ và định hình chiến lược kinh doanh. Quá trình này bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về tổ chức. Sau đó, thông tin này được phân chia thành 4 nhóm chính sau đây:
 

Strength - Thế mạnh
Thế mạnh là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm. Yếu tố này tập trung vào phân tích những điều mà doanh nghiệp bạn làm tốt, những điểm lợi thế của doanh nghiệp bạn. Ví dụ như nhân viên chuyên nghiệp, ý tưởng bán hàng độc đáo, môi trường làm việc năng nổ, bộ máy lãnh đạo tài tình,...

 

Ngoài ra, bạn có thể đặt một số câu hỏi để liệt kê các thế mạnh của doanh nghiệp bạn như:

  • Khách hàng yêu thích điều gì về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn?
  • Doanh nghiệp của bạn làm gì tốt hơn so với các đối thủ trong cùng ngành?
  • Đặc điểm nào của thương hiệu của bạn thu hút nhất?
  • Có tài nguyên nào chỉ có ở bạn mà không có ở đối thủ?
  • Có những ý tưởng bán hàng độc đáo nào mà doanh nghiệp của bạn đang phát triển?

Weakness - Điểm yếu
Điểm yếu trong mô hình SWOT đế cập đến những khía cạnh bên trong hoặc yếu tố nội bộ của doanh nghiệp mà cần phải cải thiện. Điểm yếu có thể là những vấn đề và hạn chế của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động kinh doanh.

 

Để xác định điểm yếu, bạn có thể đặt ra những câu hỏi sau:

  • Khách hàng không hài lòng điều gì về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn?
  • Các vấn đề khiếu nại thường xuyên của khách hàng trong các bài đánh giá hoặc phản hồi về doanh nghiệp bạn là gì?
  • Lý do khách hàng hủy đơn hoặc không hoàn thành các giao dịch là gì?
  • Có sự thiếu sót trong quy trình, hệ thống hoặc quản lý không hiệu quả?
  • Có vấn đề trong việc thu hút và giữ chân nhân tài hoặc trong quá trình đào tạo nhân viên?

Để xác định điểm yếu quan trọng là bạn phải có cái nhìn tổng quan và trung thực. Đừng quá tự tin vào những điểm mạnh mà quên đi những điểm thiếu sót cần được cải thiện để tốt hơn mỗi ngày. Nếu đối thủ đang làm tốt hơn, hãy dũng cảm đối diện với điểm yếu của mình và tìm cách để cải thiện chúng.
 

Opportunity - Cơ hội
Cơ hội trong phân tích SWOT đề cập đến các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp bạn có thể tận dụng để phát triển và đạt được mục tiêu nhất định. Cơ hội thường liên quan đến sự thay đổi trong môi trường hoặc xu hướng thị trường có thể mang lại lợi ích.

 

Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn xác định cơ hội trong phân tích SWOT:

  • Có những thay đổi trong thị trường hoặc ngành mà bạn có thể tận dụng?
  • Có xu hướng tiêu dùng mới hoặc nhu cầu tăng cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào để cải thiện quy trình bán hàng hoặc hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn?
  • Hình thức truyền thông nào phát triển mạnh mẽ để thúc đẩy chuyển đổi khách hàng nhanh chóng hơn?
  • Có cơ hội mở rộng thị trường hoặc khả năng mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ?
  • Có cơ hội hợp tác hoặc đối tác mới có thể giúp doanh nghiệp bạn phát triển?

Threat - Thách thức
Yếu tố cuối cùng trong phân tích SWOT là thách thức hay còn gọi là rủi ro. Đây là những yếu tố có khả năng gây khó khăn hoặc tạo ra mối đe dọa đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp. Rủi ro này có thể bao gồm đối thủ cạnh tranh mới nổi, sự thay đổi về pháp luật, nguy cơ trong quá trình quản lý tài chính hoặc những yếu tố tiêu cực trong môi trường

 

Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi để có thể xác định được những thách thức trong tương lai:

  • Các đối thủ mới nổi trong ngành có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ như thế nào?
  • Có sự thay đổi nào trong quy định hoặc chính trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bạn?
  • Các yếu tố kinh tế hoặc tài chính tiêu cực nào đang ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn?
  • Sự thay đổi trong hành vi của khách hàng hoặc yêu cầu của họ như thế nào?
  • Yếu tố xã hội hoặc văn hóa nào có thể tạo áp lực lên doanh nghiệp bạn?
  • Có sự thay đổi trong công nghệ hoặc xu hướng thị trường có thể tạo ra rủi ro hoặc thách thức?

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dự đoán tất cả các thách thức hoặc rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Có những yếu tố tiềm tàng mà không thể lường trước được chẳng hạn như thay đổi trong môi trường pháp lý, biến động trên thị trường,…

Cách phân tích và lập chiến lược SWOT một cách chi tiết và hiệu quả

Phân tích SWOT là một công cụ quan trọng trong quản lý và kế hoạch kinh doanh. Dưới đây là cách phân tích SWOT chi tiết và bạn có thể lập chiến lược dựa trên các phân tích này.

 

Thiết lập Bảng Ma trận phân tích SWOT: Bắt đầu từ việc tạo một bảng ma trận gồm 4 yếu tố chính S,W,O,T. Sau đó kết hợp và phát triển ra các thành tố SO,WO, ST, WT rồi sắp xếp chúng ở các vị trí phù hợp. Thông qua bảng ma trận này chúng ta có cái nhìn trực quan hơn để tạo ra các chiến lược marketing hợp lý.

  • Phát triển thế mạnh: Xem xét những yếu tố nội tại mà doanh nghiệp của bạn thực hiện tốt hơn so với đối thủ để tận dụng cơ hội gia tăng doanh số và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Điều này có thể bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ xuất sắc, thương hiệu mạnh, tài nguyên và nguồn nhân lực tuyệt vời.
  • Xác định rủi ro và ngăn chặn: Xác định những điểm yếu của doanh nghiệp, những khía cạnh không hoạt động hiệu quả. Từ đó tìm cách ngăn chặn và chuyển hóa chúng thành cơ hội cho doanh nghiệp. Những rủi ro như quy trình hoạt động, tài nguyên không đủ hoặc quản lý kém hiệu quả. Đối mặt với các khiếu nại của khách hàng hoặc thất bại trong cạnh tranh cũng là một rủi ro cần quan tâm.
  • Nắm bắt và tận dụng cơ hội phát triển: Khai thác tối đa các cơ hội là biện pháp hiệu quả để đối phó với những yếu điểm của doanh nghiệp. Bước này có tính tính quyết định cao và có thể thay đổi một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của tổ chức, mặc dù có thể đòi hỏi đầu tư một số lượng tài nguyên đáng kể. Chúng ta có thể nắm bắt nhanh chóng xu hướng thị trường, yêu cầu khách hàng hoặc những thay đổi về xã hội.
  • Loại bỏ thách thức: Loại bỏ các mối đe dọa cho doanh nghiệp đòi hỏi khả năng dự đoán các rủi ro và sự cố có thể xảy ra do những điểm yếu chưa được khắc phục. Quá trình này yêu cầu sự trung thực trong đối diện với vấn đề và việc xử lý nó kịp thời nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể đối diện doanh nghiệp.

Xây dựng mô hình SWOT cùng chuyên gia

Askany là một trong những ứng dụng thông minh, nó cho phép bạn trò chuyện với các chuyên gia thông qua cuộc gọi video call. Bạn hãy yên tâm vì tính năng này đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin tuyệt đối. Chỉ cần 30 giây tải app Askany trên Google Play hoặc App Store, sau đó nhập các thông tin cần thiết là bạn đã có thể lựa chọn các chuyên gia và đặt lịch tư vấn ngay trên app. Mọi thao tác trên app Askany giúp bạn tối ưu hóa thời gian và chi phí.

 

Chuyên gia Tô Hoài Nam

Xây dựng mô hình SWOT cùng chuyên gia
Chuyên gia Tô Hoài Nam

Chuyên gia Tô Hoài Nam là một trong những chuyên gia nổi bật của Askany. Hiện nay chuyên gia đang đảm nhiệm vị trí Global Marketing Director của tập đoàn VinFast ở khu vực châu Á. Anh là cựu sinh viên của trường đại học Lincoln ở Mỹ. Trong hành trình làm việc tại các tập đoàn lớn nhỏ trong và ngoài nước, anh đã tích góp được nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực như Marketing Innovation, Marketing Communication và Marketing Commercial. 

 

Với hơn 18 năm kinh nghiệm, chuyên gia đã giúp các doanh nghiệp đột phá về mảng truyền thông và tăng trưởng về kinh doanh. Hãy liên hệ với Askany để được trò chuyện cùng chuyên gia Tô Hoài Nam với chi phí siêu tiết kiệm 500.000 VND cho 15 phút gọi điện. Chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và lời khuyên hữu ích nhất để doanh nghiệp bạn ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

 

Chuyên gia Oscar Khương

Chuyên gia Oscar Khương
Chuyên gia Oscar Khương

Chuyên gia  Oscar khương với hơn 14 năm kinh nghiệm làm về marketing và khởi nghiệp cho các công ty lớn nhỏ. Anh đã từng làm việc tại Úc và các quốc gia châu Á. Ở Việt Nam, anh đã giữ các vai trò quan trọng như Phó Giám đốc kiêm Cố vấn chiến lược HĐQT cho tập đoàn Thiên Long hay Phó Giám đốc Marketing của tập đoàn Pizza Hut.

 

Với thành tích học vấn ấn tượng của anh khi đã hoàn thành chương trình học tại 2 trường Đại học ở Mỹ và Úc. Anh sẽ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp bạn trước những khó khăn và thách thức của lĩnh vực marketing. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm và đặt trọn niềm tin vào các chuyên gia của Askany. Hãy liên hệ với chuyên gia  Oscar Khương nhé!

Ví dụ thực tiễn về mô hình SWOT

Lấy một ví dụ thực tế phân tích mô hình SWOT của thương hiệu Starbucks để bạn có cái nhìn cụ thể hơn:

Phân tích mô hình SWOT của thương hiệu Starbucks
Phân tích mô hình SWOT của thương hiệu Starbucks

Điểm mạnh của Starbucks: 

  • Đạt lợi nhuận cao khi năm 2004 Starbucks đem về 600 triệu đô la.
  • Starbucks là một thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới và nổi bật với chất lượng sản phẩm cà phê và dịch vụ.
  • Starbucks có tầm nhìn và sứ mệnh cao cả giúp cho thương hiệu thu hút những khách hàng chia sẻ giá trị này.
  • Hiểu biết về thị hiếu và xu hướng của khách hàng giúp Starbucks cung cấp và phục vụ đúng nhu cầu thị hiếu.
  • Họ không ngừng cải thiện và sáng tạo ra các sản phẩm mới đa dạng và chất lượng hơn, đánh trùng vào tâm lý của người tiêu dùng.

Điểm yếu của Starbucks:

  • Mặc dù có nhiều cửa hàng tại Mỹ nhưng Starbucks vẫn phải đầu tư mạnh mẽ ở các nước khác để giảm thiểu rủi ro.
  • Starbucks chủ yếu tập trung vào thị trường bán lẻ cà phê và nước uống, không có cơ hội lấn sang các thị trường khác.
  • Giá cả cao hơn với các đối thủ cạnh tranh khác.

Cơ hội của Starbucks:

  • Thương hiệu này có cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh trên toàn thế giới.
  • Starbucks có thể hợp tác với các nhà sản xuất thực phẩm hoặc nhượng quyền thương hiệu cho các nhà kinh doanh dịch vụ khác.
  • Sản phẩm của Starbucks đáp ứng nhu cầu hằng ngày của khách hàng.

Thách thức của Starbucks:

  • Cà phê của Starbucks có thể bị thay thế bới các món đồ uống khác.
  • Starbucks phải đối mặt với các đối thủ sao chép và đạo nhái sản phẩm và dịch vụ của họ.
  • Giá cả của Starbucks dễ bị đem so sánh với các thương hiệu có tên tuổi khác.
  • Các thương hiệu đồ uống mới nổi ngày càng tấn công mạnh mẽ vào thị trường.

Trên đây là những chia sẻ của Topchuyengia về cách phân tích và áp dụng mô hình SWOT vào trong doanh nghiệp. SWOT là một công cụ mạnh mẽ giúp tổ chức và doanh nghiệp hiểu rõ về mình và đối thủ cạnh tranh trong thị trường để từ đó xác định cách phát triển các chiến lược hiệu quả và thành công.

 

Nếu bạn còn những thắc mắc hoặc khó khăn nào về việc phân tích mô hình SWOT, đừng ngần ngại hãy đặt câu hỏi cho các chuyên gia trên Askany. Askany là một nền tảng công nghệ giúp bạn kết nối các chuyên gia dễ dàng và tiện lợi hơn. Dù bạn ở bất kì nơi đâu cũng có thể trò chuyện với các chuyên gia của chúng tôi thông qua tính năng gọi video được tích hợp sẵn trên app Askany. Hãy tải Askany ngay hôm nay để được trải nghiệm dịch vụ tư vấn chuyên sâu cùng các chuyên gia uy tín! 

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng