Tổng hợp 6 thống kê Google Analytics quan trọng và cách cải thiện (2025)

Tổng hợp 6 thống kê Google Analytics quan trọng và cách cải thiện (2025)

28/11/2023

465

0

Chia sẻ lên Facebook
Tổng hợp 6 thống kê Google Analytics quan trọng và cách cải thiện (2025)

Thống kê Google Analytics cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin hữu ích trong việc phân tích lưu lượng truy cập và hành vi của người dùng. Vậy, đâu là những thống kê quan trọng trong năm 2025 mà chủ website và marketer cần quan tâm. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Topchuyengia để biết được 6 thống kê Google Analytics quan trọng và một số tips giúp bạn cải thiện các chỉ số này.
 

Nếu bạn là chủ sở hữu website, hoặc là một marketer, ngoài việc đọc các thống kê Google Analytics, bạn còn cần phải biết cách đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing và phân tích hành vi của người dùng. Nếu bạn không đủ kiến thức và kinh nghiệm để tự thực hiện, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ 1:1 t ừ chuyên gia trên Askany.

Tổng hợp 6 thống kê Google Analytics

Thống kê số lượt truy cập website

Thống kê google analytics này cho bạn biết tổng quan về số phiên truy cập và số người truy cập.

Để xem được báo cáo này, ở cột bên trái chọn Audience > Overview. Nếu cài đặt ngôn ngữ  tiếng Việt thì bạn chọn Đối tượng > Tổng quan.

thống kê google analytics

thống kê google analytics

Trong thống kê này, bạn sẽ xem được:

  • Users: số lượng người truy cập vào website.
  • Sessions: số lượt phiên vào website.
  • 1 Sessions (hoặc có nơi gọi là phiên) trong Google Analytics thường được mặc định kéo dài trong vòng 30 phút.
  • Một người có thể truy cập vào trang web nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác nhau. Do đó sessions luôn luôn lớn hơn users truy cập.

Ngoài hai con số quan trọng bên trên, bạn có thể xem thêm về:

  • Bounce rate: tỷ lệ thoát là phần trăm lượng truy cập rồi rời khỏi website mà không xem thêm bất cứ một trang nào khác.
  • Pageviews: tổng số lần xem trang.
  • Pages/session: một lượt truy cập vào website sẽ xem bao nhiêu trang.
  • Avg. Session Duration: một lượt truy cập bỏ ra thời gian trung bình cho website của bạn là bao nhiêu.

Như vậy, bạn có thể rút ra được những gì từ thống kê Google Analytics trên:

1. Nếu lượng truy cập đều đặn, lúc lên lúc xuống, nhưng không chênh lệch quá nhiều thì bạn không nên quá lo lắng. Nhưng nếu có ngày lượng truy cập giảm sút bất thường, bạn nên kiểm tra lại website của mình, có thể nó đã mắc một số lỗi như (website có bị hack không,kiểm tra tên miền,hosting đã gia hạn đầy đủ chưa… , website có vào được không,...)

2. Biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ lệ giữa người truy cập mới (xanh biển) và người truy cập cũ quay lại (xanh lá).

  • Nếu website của bạn định hướng đưa ra các thông tin kiến thức hữu ích cho người xem thì tỉ lệ người xem cũ nên nhiều hơn.
  • Nếu website của bạn chuyên bán sản phẩm, ví dụ thời trang, gia dụng thì tỉ lệ người xem mới nhiều hơn sẽ có nhiều triển vọng hơn.

3. Nếu tỉ lệ bounce rate của bạn hơn 90%, nghĩa là website của bạn đang gặp lỗi gì đó hoặc chưa thể khiến người xem ở lại lâu hơn. Một số lỗi có thể là:

  • Design tệ, bài viết, hình ảnh không hấp dẫn.
  • Lỗi trong tracking code, có nhiều bot hoặc trình duyệt không tương thích.
  • Chưa có liên kết hoặc gợi ý để điều hướng người dùng qua xem một trang khác.
  • Website nặng load quá lâu.

Thống kê địa lý

Thống kê google analytics này cho biết người truy cập đến từ đâu: địa phương nào, quốc gia nào. Một số người sẽ thường lấy dữ liệu từ đây để chạy Google Adwords.

Để xem được báo cáo này, cột bên trái chọn Audience > Geo > Location. Nếu cài đặt ngôn ngữ là tiếng việt, bạn chọn Đối tượng > Địa lý > Vị trí

thống kê google analytics

Dựa vào đó, bạn sẽ xem được người truy cập website đến từ các quốc gia khác nhau. Nếu muốn xem cụ thể ở một quốc gia, bạn chỉ cần bấm vào tên nước đó là được.

thống kê google analytics

thống kê google analytics

Trong ví dụ trên, danh sách tại Việt Nam, bạn sẽ xem được tỉnh nào có số người truy cập nhiều nhất.

  • Bounce rate: tỷ lệ thoát
  • Pages/session: một lượt truy cập sẽ xem bao nhiêu trang
  • Session Duration: thời gian trung bình một lượt truy cập kéo dài bao lâu.

Như vậy, tùy thuộc vào khu vực mà bạn hoạt động, thống kê Google Analytics sẽ thu thập và cho bạn biết được khánh hàng có đến từ đó hay không.

Thống kê thiết bị sử dụng

Thống kê Google Analytics Cho biết người truy cập website hay sử dụng thiết bị nào để xem website của bạn: máy tính bàn, di động, máy tính bảng.

Để xem báo cáo này, vào cột bên trái chọn Audience > Mobile > Overview. Nếu tùy chỉnh ngôn ngữ là tiếng việt thì bạn chọn Đối tượng > Thiết bị di động > Tổng quan

thống kê google analytics

Hình minh họa trên cho bạn sẽ biết người xem dùng thiết bị nào truy cập vào website của doanh nghiệp nhiều nhất.

Ví dụ nếu họ truy cập nhiều bằng thiết bị di động, bạn nên kiểm tra lại website đã theo chuẩn Mobile chưa.

  • Chữ viết hiển thị trên điện thoại có rõ ràng chưa.
  • Hình ảnh có bị bể hoặc to quá size, bị tràn hay không.
  • Website trên điện thoại tải nhanh hay chậm.

Ngoài ra, bạn còn có thể biết người dùng thiết bị nào đem tới tỷ lệ thoát (bounce rate) cao nhất? Từ đó xác định lý do và tìm hướng khắc phục. Có thể do website hiển thị không tốt trên thiết bị đó, tốc độ tải trang chậm, v.v….

Ví dụ:  Kết quả thống kê cho thấy rằng có một số lớn người dùng sử dụng thiết bị di động để truy cập trang web này, chiếm tỷ lệ 52,70% trên tổng số các thiết bị. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ lệ thoát trên thiết bị di động, chúng ta thấy rằng nó khá cao, đạt đến 83,58%. Điều này cho thấy rằng trang web cần được tối ưu hóa trên các thiết bị di động để giảm tỷ lệ thoát và cải thiện trải nghiệm người dùng.

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Thống kê đánh giá các bài viết trên website

Thống kê Google Analytics Cho biết bài nào được xem nhiều nhất.

Để xem được báo cáo này, bạn nhấp vào cột trái chọn Behaviour > Site Content > All Pages. Nếu thiết lập ngôn ngữ là tiếng việt thì bạn chọn Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.

thống kê google analytics

Dựa vào số liệu này bạn có thể kiểm tra.

  • Trang sản phẩm và dịch vụ của bạn có phải là một trong những trang được xem nhiều nhất không? Nếu không, bạn cần xem lại nội dung của mình và có áp dụng đúng nguyên tắc chuẩn SEO để tối ưu hóa bài viết.
  • Đối với các trang có số lượt xem cao nhưng không phải là trang dịch vụ/sản phẩm, liệu có thể hướng khách truy cập từ các trang này đến trang bạn muốn không? Nếu không, bạn có thể gợi nhắc thương hiệu của mình trong nội dung của các trang đó không?
  • Những trang có lượng truy cập cao có giữ chân được khách hàng không?Nếu thời gian dừng và tỷ lệ thoát của những trang này quá cao thì cần phải tối ưu hóa ngay lập tức.

Thống kê nguồn lượt truy cập vào website

Đây là một  thống kê google analytics mở rộng của thống kê lượt truy cập website.

Bạn muốn biết nguồn nào đang thu hút nhiều lưu lượng truy cập nhất đến trang web của bạn. Chúng có phải là những kênh mà bạn chạy quảng cáo hoặc làm SEO không? Để biết thông tin này, bạn vào

Bước 1: Vào Acquisition > All traffic > Channels. Nếu setup là tiếng Việt, bạn chọn Chuyển đổi > Tất cả lưu lượng truy cập > Kênh

thống kê google analytics

Xem lượt truy cập theo nguồn.

Bước 2: Nhìn vào danh sách các kênh như bên dưới

danh sách các kênh traffic

  • Organic search: là số lượng truy cập tự nhiên có được từ tìm kiếm trên các công cụ như Google, Bing, Yahoo…
  • Direct:  là số lượng truy cập trực tiếp, khi người dùng nhập địa chỉ web trực tiếp hoặc sử dụng link được đánh dấu.
  • Social: là số lượng truy cập từ các mạng xã hội.
  • Paid search: là số lượng truy cập đến từ việc chạy quảng cáo trên Google Adwords.
  • Referral: là số lượng truy cập từ các website khác. Ví dụ link  của bạn được đặt trên một website khác, khi người xem nào người nào đó vào website này, đọc và thấy hứng thú nên nhấn vào và được chuyển sang website của bạn, đó gọi là Referral.
  • Other: những truy cập khác, không thuộc vào các nhóm trên..

Dựa vào báo cáo này, bạn có thể đánh giá hiệu suất của từng chiến dịch marketing mà mình đang thực hiện. Ví dụ, nếu bạn đang thực hiện chiến dịch SEO, bạn mong đợi nguồn truy cập từ Organic search phải cao nhất. Trong trường hợp bạn đang chạy quảng cáo trên Facebook hoặc qua Email, số lượng truy cập từ những nguồn này nên đạt đến mục tiêu ban đầu mà bạn đã đề ra.

Thống kê tỷ lệ chuyển đổi

Bảng thống kê tỷ lệ chuyển đổi sẽ ghi nhận các mục tiêu mà bạn đã thiết lập cho trang web, chẳng hạn như số lượng khách hàng đăng ký tài khoản, khách hàng thực hiện mua sản phẩm, hoặc đơn giản là mục tiêu nhấp chuột để chuyển đến một landing page trên trang web

Để xem thống kê google analytics, này bạn vào Conversions => Goals => Overview. Nếu tùy chỉnh ngôn ngữ làT iếng Việt bạn chọn Chuyển đổi => Mục tiêu => Tổng quan.

Các thông tin trong bảng thống kê này bao gồm:

  • Goal Completions: Số lượng mục tiêu đã hoàn thành.
  • Goal Value: Giá trị của mục tiêu.
  • Goal Conversion rate: Tỷ lệ chuyển đổi hoàn thành mục tiêu.

Tất cả những mục tiêu đã được đặt ra cho trang web của bạn sẽ được hiển thị và phân tích trong bảng thống kê này.

thống kê google analytics

Thống kê này cho phép bạn đánh giá trang web của mình đã đạt được mục tiêu nào đề ra. Nếu tỷ lệ chuyển đổi của bạn quá thấp, bạn cần xem lại tình trạng hiện tại của trang web (nội dung, tốc độ tải trang, Call to action, v.v.) và những gì cần được tối ưu hóa để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi đó.

Cách cải thiện trải nghiệm người dùng trên website

Trải nghiệm người dùng (UX) là cảm nhận của người dùng khi họ sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Đối với website, UX là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng và còn ảnh hưởng đến việc họ có tiếp tục theo dõi website hay không.

Dưới đây là một số cách để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website mà bạn có thể tham khảo:

 

Thiết kế website thân thiện với người dùng hơn: Website bạn nên có bố cục rõ ràng, dễ điều hướng, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Tốc độ tải trang nhanh: Điều này sẽ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn, đồng thời giảm được tỷ lệ thoát trang.
Tối ưu hóa nội dung: Nội dung website cần được viết hấp dẫn, thu hút người đọc và cung cấp càng nhiều thông tin hữu ích càng tốt.
Tối ưu hóa hình ảnh: Hình ảnh nên là các hình có chất lượng cao, kích thước phù hợp.
Tối ưu hóa cho các thiết bị di động: Ngày càng có nhiều người dùng truy cập website bằng các thiết bị di động, vì vậy website cần được tối ưu hóa cho các thiết bị này.

Nếu bạn muốn được chỉ dẫn chi tiết cho trường hợp website của mình có tỷ lệ bounce rate cao, trải nghiệm người dùng chưa được tốt, tốc độ tải trang chậm,... Bạn có thể booking tư vấn cùng chuyên gia Marketing của Askany. 

Với kinh nghiệm thực tế của mình, họ sẽ đưa ra lời khuyên cực bổ ích cho bạn và đội ngũ của mình. 

Kết nối cùng chuyên gia  Digital Marketing - Nguyễn Minh Đức:

  • https://askany.com/digital-marketing/1694595441744645
  • Lịch hẹn: T2-CN 08:00 - 23:00
  • Giá tư vấn: 500.000 VND / 60 phút
     

Cách tối ưu hóa website cho các thiết bị di động

Một trang web được tối ưu hóa cho mobile sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, đồng thời cải thiện thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
Dưới đây là một số cách để tối ưu hóa website cho các thiết bị di động mà bạn nên áp dụng:

 

Sử dụng thiết kế đáp ứng: Đây là những thiết kế sẽ tự động thay đổi bố cục để phù hợp với kích thước màn hình của thiết bị.
Tạo phiên bản dành riêng cho mobile: Nếu website của bạn có nhiều nội dung, bạn có thể tạo phiên bản dành riêng cho thiết bị di động, tập trung vào các nội dung quan trọng nhất.
Thay đổi vị trí của các yếu tố trên trang: Bạn cũng cần thay đổi vị trí của các yếu tố trên trang để phù hợp với kích thước màn hình của smartphone.

Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website

Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ % người dùng thực hiện hành động mong muốn trên website, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký nhận bản tin,... Tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và đạt được mục tiêu marketing.


Dưới đây là một số cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website:
Xác định mục tiêu chuyển đổi: Trước tiên, bạn cần xác định mục tiêu conversion của mình là gì. Sau đó, bạn có thể thiết kế website và triển khai các chiến lược marketing để thúc đẩy người dùng thực hiện chuyển đổi đó.
Sử dụng CTA rõ ràng: Lời kêu gọi hành động là một thông điệp khuyến khích người dùng thực hiện hành động mong muốn. Bạn cần sử dụng lời kêu gọi hành động rõ ràng, dễ hiểu và nổi bật trên website.
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Trải nghiệm người dùng tốt giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bạn cần đảm bảo trang web của mình có thiết kế thân thiện với người dùng, tốc độ tải trang nhanh, nội dung hấp dẫn…


Như vậy, thống kê Google Analytics là một công cụ vô cùng hữu ích cho bất kỳ ai muốn phát triển website của mình. Tuy nhiên, để sử dụng Google Analytics một cách hiệu quả, bạn cần biết cách cài đặt, cấu hình, phân tích và tối ưu hóa các báo cáo thống kê. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về digital marketing nói chung, hãy liên hệ với chuyên gia của Askany ngay hôm nay để được giải quyết.  

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng