Hướng dẫn: Cách sử dụng Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager

Hướng dẫn: Cách sử dụng Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager

04/12/2023

481

0

Chia sẻ lên Facebook
Hướng dẫn: Cách sử dụng Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager

Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager là gì? Làm sao để kích hoạt một tập lệnh theo dõi hoặc popup bật lên sau độ trễ 20 giây. Đây là điều người làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về một loại trình kích hoạt (trigger) rất hữu ích, đó là trình kích hoạt bộ tính giờ (timer trigger). Bạn sẽ biết được nó là gì, tại sao bạn nên sử dụng nó và cách thiết lập nó trong Google Tag Manager.

 

Nếu bạn muốn biết thêm cách để theo dõi các hành động của người dùng, tối ưu hóa hiệu suất website, tích hợp các dịch vụ bên thứ ba,... qua GTM. Nhưng bạn chưa đủ kinh nghiệm và muốn học hỏi từ những chuyên gia, hãy tải Askany để được kết nối 1:1 với họ ngay hôm nay.

Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager là gì?

Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager
Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager là gì?

Trình kích hoạt bộ tính giờ (the timer trigger) là một loại trình kích hoạt trong Google Tag Manager cho phép bạn gửi sự kiện đến GTM theo các khoảng thời gian nhất định đã trôi qua trên website. 

 

Bạn có thể sử dụng trình kích hoạt bộ tính giờ để đo lượng thời gian một người dùng dành cho một trang để hoàn thành một nhiệm vụ (ví dụ: đọc bài viết, điền vào biểu mẫu hoặc hoàn tất giao dịch mua hàng).

 

Các cách sử dụng phổ biến nhất của trình kích hoạt hẹn giờ là gửi sự kiện (event) tới Google Analytics sau X giây hoặc trì hoãn việc kích hoạt thẻ, cho đến khi bạn có thể chắc chắn rằng yêu cầu không đồng bộ đã xảy ra. 

 

Trình kích hoạt bộ tính giờ có thể giúp bạn thu thập các thông tin quan trọng về hành vi của người dùng, như:

  • Thời gian trung bình người dùng ở lại trên một trang
  • Tỷ lệ thoát (bounce rate) của một trang
  • Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) của một trang
  • Tỷ lệ hoàn thành (completion rate) của một nhiệm vụ

Ví dụ: Nếu bạn có một trang web thương mại điện tử và muốn khuyến khích người dùng đặt hàng hàng tuần, bạn có thể sử dụng The Timer Trigger để hiển thị một thông báo nhắc nhở đặt hàng vào cùng một thời điểm hàng tuần.

 

Nếu đội ngũ hoặc dự án của bạn của bạn cần tư vấn chiến lược Digital Marketing dài hạn, đừng quên liên hệ với đội ngũ chuyên gia của Askany. Bạn có thể tham khảo thông tin chuyên gia Laevis Nguyen.

  • Profile: https://askany.com/digital-marketing/laevisnguyen
  • Thời gian tư vấn: T3-T7 9:00 - 17:00
  • Giá tư vấn: 100.000 VND / 15 phút (Gọi điện)
>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Cách thiết lập trình kích hoạt bộ tính giờ trong Google Tag Manager

Để bắt đầu, bạn phải có tài khoản Trình quản lý thẻ của Google và các quyền cần thiết để chỉnh sửa vùng chứa GTM trên trang web của bạn.

 

Đăng nhập vào tài khoản Google Tag Manager của bạn (nếu chưa có tài khoản thì bạn có thể tìm hiểu về cách đăng ký tài khoản Google Tag Manager) và chọn vùng chứa (container) mà bạn muốn thiết lập trình kích hoạt bộ tính giờ.

 

Đi tới Triggers > New > Trigger Configuration > Timer (Trình kích hoạt > Mới > Cấu hình kích hoạt > Hẹn giờ)  và nhập các cài đặt sau.

  • Event Name (Tên sự kiện): Đây là tên của sự kiện khi nó được gửi đến Google Tag Manager. Giá trị mặc định là gtm.timer và bạn không cần phải thay đổi nó trừ khi bạn có nhu cầu đặc biệt.
  • Interval (Khoảng thời gian): Đây là khoảng thời gian tính bằng mili giây mà trình kích hoạt sẽ kích hoạt. Ví dụ: nếu bạn nhập 10000, trình kích hoạt sẽ kích hoạt mỗi 10 giây.
  • Limit (Giới hạn): Đây là số lần kích hoạt tối đa của trình kích hoạt. Nếu bạn để trống trường này, trình kích hoạt sẽ kích hoạt các sự kiện cho đến khi người dùng rời khỏi trang. Nếu bạn nhập một số, trình kích hoạt sẽ dừng lại sau khi đạt đến số lần kích hoạt đó.

Ngoài ra, tốt nhất bạn nên giới hạn bộ hẹn giờ để chỉ kích hoạt trên các trang cụ thể bằng cách sử dụng tùy chọn Bật khi (Enable When).

 

Bạn sẽ cần phải cung cấp một số điều kiện sẵn có khi Google Tag Manager được tải lần đầu tiên, chẳng hạn như Đường dẫn trang bằng /home-page/ hoặc một cái gì đó tương tự.

  • Cuối cùng, bạn có thể quyết định kích hoạt thẻ trên tất cả các bộ hẹn giờ hay chỉ những bộ hẹn giờ cụ thể.
  • Tạo một thẻ (tag) mới hoặc sử dụng một thẻ hiện có mà bạn muốn kích hoạt bằng the timer trigger. Chọn trình kích hoạt bộ tính giờ mà bạn vừa tạo ở phần Kích hoạt và lưu thẻ của bạn.
  • Kiểm tra và xuất bản vùng chứa của bạn.

Trình kích hoạt hẹn giờ mẫu có thể trông như thế này (kích hoạt một lần sau 10 giây trên tất cả các trang):

Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager
Thiết lập trình kích hoạt bộ tính giờ trong Google Tag Manager

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

Tại sao bạn nên sử dụng trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager

Trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager có rất nhiều ứng dụng thực tế, đặc biệt là khi bạn muốn theo dõi các chỉ số của website minh. Dưới đây là một số ví dụ về cách bạn sử dụng chúng:

 

Nhà quảng cáo có thể sử dụng trình kích hoạt bộ tính giờ để gửi sự kiện đến Google Analytics khi người dùng ở lại trên một trang web trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 10 giây, 30 giây, 1 phút…). Điều này sẽ giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của website để đề xuất chiến lược giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian trung bình người dùng ở lại trên trang.

 

Đồng thời, bạn còn có thể sử dụng trình kích hoạt bộ tính giờ để gửi sự kiện đến Google Analytics khi người dùng hoàn thành một nhiệm vụ trên trang trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: đọc xong bài viết, điền xong biểu mẫu, mua xong sản phẩm…). Những con số này sẽ giúp bạn đo lường tỷ lệ hoàn thành và tỷ lệ chuyển đổi của trang web.

 

Cuối cùng, marketer có thể sử dụng trình kích hoạt bộ tính giờ để hiển thị một thông báo, một quảng cáo hoặc một lời mời khi người dùng ở lại trên một trang trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: sau 15 giây, sau 1 phút…). Việc này sẽ giúp bạn tăng sự tương tác và thúc đẩy hành động của người dùng.


Đó là một số bước hướng dẫn sử dụng trình kích hoạt Bộ tính giờ trên Google Tag Manager. Bạn có thể tham khảo và thực hiện tùy theo mục đích của mình. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia Tracking hàng đầu trên Askany để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng