Google analytics event tracking là gì? Các bước cài đặt mới nhất 2024

Google analytics event tracking là gì? Các bước cài đặt mới nhất 2024
Tô Lãm

09/11/2022

314

0

Chia sẻ lên Facebook
Google analytics event tracking là gì? Các bước cài đặt mới nhất 2024

Có phải bạn đang tìm hiểu Google analytics event tracking là gì? Nói ngắn gọn thì đây chính là một công cụ hiệu quả giúp bạn biết được khách hàng của bạn đang làm gì trên website của bạn. Bạn sẽ biết số lần khách hàng click, đăng ký, xem video, tải ảnh, mua hàng…  bằng cách tạo sự kiện trong Google Analytics. Vậy các bước cụ thể là gì và những lưu ý nào để tránh sai sót trong quá trình triển khai. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Topchuyengia.

 

Nếu bạn là một Marketer và không biết cách sử dụng Google Analytics Event Tracking, hoặc không biết cách phân tích và tối ưu hóa dữ liệu thu thập được từ tính năng này. Hãy đặt lịch hẹn tư vấn cùng chuyên gia Tracking của trên ứng dụng Askany để khắc phục tình trạng trên.

Google Analytics Event Tracking là gì

Google Analytics cho phép bạn xem số lượng người ghé thăm website của mình trong các khoảng thời gian, từ một giờ, một ngày cho đến một năm. Tuy nhiên, nếu bạn không thiết lập sự kiện nào, bạn sẽ không biết được khách hàng đã làm gì trên website của bạn.

Event là những hành vi tương tác của khách hàng với website, ví dụ như download file, tải ảnh, click vào video, bấm vào nút kêu gọi hành động, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, mua hàng, đăng ký thông tin hoặc chỉ đơn giản là click vào một đường link.

Để có thể theo dõi được những số liệu về hành vi của khách hàng, chúng ta cần phải tạo ra một sự kiện cụ thể trong Google Analytics, đó chính là Google Analytics Event Tracking.

Một sự kiện trong Google Analytics bao gồm 4 yếu tố chính sau đây:

Event Category – Danh mục sự kiện: là tên của một nhóm các sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Ví dụ:

  • Bạn muốn biết có bao nhiêu khách hàng tạo tài khoản trên website của bạn thì Event category là “Tạo tài khoản”. 
  • Số lượng người click vào video để xem thì Event Category là “Videos”.
  • Tương tự, bạn có thể chọn các danh mục sự kiện khác như download tài liệu, thanh toán, hình ảnh… 

Event Action – Hành động của sự kiện:  là hành động cụ thể mà người dùng thực hiện trên sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Mỗi sự kiện chỉ có một hành động duy nhất. Ví dụ:

  • Trong danh mục “Videos” sẽ có các hành động như Play, Stop hay Pause. Bạn sẽ chọn Event Action phù hợp với mục đích của mình. 

Event Label – Nhãn sự kiện:  là tên riêng của sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Thông thường, bạn sẽ đặt tên Event Label theo tên của video, loại tài liệu… 

  • Ví dụ, trong danh mục sự kiện “Videos” sẽ có nhiều video khác nhau thì bạn sẽ đặt nhãn sự kiện theo tên của video như “Hướng dẫn cài đặt Google Analytics” hay “Cách đọc báo cáo trên Google Analytics”. 

Event Value – Giá trị của sự kiện: nếu như các thành phần nêu trên là một chuỗi ký tự, thì Event value là một con số cụ thể để gán giá trị cho sự kiện trên website, như: thời gian xem video, thời gian download…  Yếu tố này không bắt buộc phải có trong một event.

Sau khi hiểu rõ về các thành phần của sự kiện, Topchuyengia sẽ đưa ra ví dụ sau đây để bạn dễ hình dung hơn:

Ví dụ, trên website của bạn có chứa một ứng dụng đo chỉ số BMI. Bây giờ bạn muốn đo sự kiện lượt sử dụng ứng dụng thì lúc này các thành phần trong sự kiện sẽ là: 

  • Event category: “Ứng dụng”
  • Event action: “Sử dụng”
  • Event label: “Đo chỉ số BMI”. 

Tiếp theo, bạn sẽ gắn những thành phần của sự kiện này vào website để Google Analytics Event Tracking có thể thu thập được dữ liệu hành vi khách hàng.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cài đặt sự kiện cho Google Analytics thế nào?

Đầu tiên, website của bạn phải được cài đặt Google Analytics thì mới xem được kết quả của sự kiện đã tạo. Sau đó, hãy làm theo từng bước hướng dẫn của Topchuyengia sau đây:

XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng Google Analytics cho người mới

Cài đặt Google Analytics Event Tracking thủ công

Tạo đoạn mã sự kiện

Để cài đặt sự kiện trong Google Analytics theo cách thủ công, bạn cần tạo một đoạn mã sự kiện để theo dõi hành vi của khách hàng trên trang web của mình. Dưới đây là cách tạo đoạn mã sự kiện:

Google analytics event tracking là gì

Hoặc bạn có thể sử dụng một cấu trúc đơn giản hơn như sau:

Google analytics event tracking là gì

Trong đó, các giá trị [Category], [Action], [Label], và [Value] sẽ được đặt tên tương ứng với các yếu tố của sự kiện bạn muốn theo dõi.

Ví dụ, nếu bạn muốn theo dõi việc tải tài liệu SEO từ trang web của mình, đoạn mã sự kiện có thể được thiết lập như sau:

Google analytics event tracking là gì

hoặc

Google analytics event tracking là gì

Gắn đoạn mã event trên website của bạn

Sau khi đã xác định các thành phần của sự kiện và tạo đoạn mã sự kiện, bạn cần gắn nó vào các phần tử liên quan trên trang web. Trình xử lý sự kiện sẽ giúp bạn kích hoạt đoạn mã event tracking khi khách hàng thực hiện các hành động tương ứng.

 

Nếu bạn không phải là một chuyên gia về mã code, bạn có thể yêu cầu đội kỹ thuật hỗ trợ bạn trong việc cài đặt đoạn mã này vào mã HTML của trang web của bạn.

 

Dưới đây là một ví dụ cụ thể: Nếu bạn muốn theo dõi hành động nhấp vào nút "Xem thêm" trên trang web, bạn có thể gắn đoạn mã vào thẻ HTML như sau:

Google analytics event tracking là gì

  • Thẻ < button >: Thẻ HTML để tạo một nút.
  • Thuộc tính onClick: Mô tả hành động click chuột vào nút.
  • ga('send', 'event', 'Xem-bai-viet', 'click', 'click-bottom'): Đoạn mã chứa sự kiện được tạo.
  • "Xem thêm": Nội dung văn bản trên nút.

Qua ví dụ này, bạn có thể thấy cách gắn đoạn mã sự kiện vào trang web của mình để theo dõi hành vi của người dùng một cách hiệu quả.

Tạo sự kiện trên Google Analytics bằng Google Tag Manager

Để bắt đầu, bạn cần một tài khoản Google Analytics và một tài khoản Google Tag Manager cho trang web của bạn. Sau khi đã có tài khoản, hãy làm theo hướng dẫn sau.

Google analytics event tracking là gì
Tạo event click trên link này

Bước 1: Xác định thuộc tính ID của liên kết cần tạo sự kiện:

Cách 1: Bạn có thể xác định ID của liên kết bằng cách nhấp chuột phải vào liên kết và chọn "Inspect."

Google analytics event tracking là gì
Tìm ID của link

Sau đó, bạn sẽ thấy ID của liên kết, ví dụ: id="testclicklink".

Google analytics event tracking là gì
Xác định ID của link

Cách 2: Sử dụng bằng Google Tag Manager.

Trong Google Tag Manager, chọn chế độ xem trước "Preview," sau đó tải lại trang web chứa liên kết cần theo dõi sự kiện và nhấp vào liên kết đó.

Google analytics event tracking là gì
Chọn chế độ xem trước

XEM THÊM: Hướng dẫn cách cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager

Sau đó, bạn sẽ thấy ID của liên kết trong Google Tag Manager.

Bạn hãy tiến hành chọn mục Click => Variables => Tìm Click ID của link.

Google analytics event tracking là gì
Xác định ID trên Google Tag Manager

Lưu ý: Nếu liên kết bạn muốn theo dõi sự kiện chưa có thuộc tính ID, bạn có thể yêu cầu đội kỹ thuật thêm nó trước khi thực hiện.

 

Bước 2: Kích hoạt các biến

Để có thể kích hoạt và tạo thẻ trong Google Tag Manager, bạn cần kích hoạt tất cả các biến form, click, và page bằng cách vào "Workspace" => "Variables" => "Configure" và đánh dấu chọn tất cả các biến để kích hoạt.

Google analytics event tracking là gì
Hình ảnh mô tả kích hoạt biến trong Google Tag Manager

 

Bước 3: Tạo một trigger mới

Tiếp tục chọn tuần tự "Workspace" => "Triggers" => "New." Sau đó, thiết lập trigger như sau:

 

Google analytics event tracking là gì
Cấu hình một trigger
  • Đặt tên cho trigger. (1)
  • Chọn loại trigger là "Click - All Elements." (2)
  • Chọn "Some Clicks." (3)
  • Thiết lập điều kiện cho trigger là "Click ID equals testclicklink" để theo dõi sự kiện click trên liên kết có ID là "testclicklink." (4)
  • Nhấn "Save" để lưu. (5)

Bước 4: Tạo một thẻ mới để gửi event click vào Google Analytics.

Chọn "Workspace" => "Tags" => "New" để tạo thẻ mới. Sau đó, cấu hình thẻ như sau:

Google analytics event tracking là gì

Cấu hình thẻ mới như sau:

 

Google analytics event tracking là gì

Ví dụ tham khảo về hình thẻ mới cho sự kiện click

  • Đặt tên cho thẻ. (1)
  • Chọn loại liên kết với thẻ là "Google Analytics." (2)
  • Chọn loại theo dõi là "Event." (3)
  • Thiết lập các thành phần của sự kiện giống như mô tả trong phần 2.1. (4)
  • Chọn "True." (5)
  • Cài đặt mã Google Analytics (nếu chưa được cài trước đó). (6)
  • Chọn trigger bạn vừa tạo ở bước 3. (7)
  • Nhấn "Save" để lưu. (8)

Bước 5: Kiểm tra xem thẻ đã được kích hoạt chưa:

Chọn chế độ xem "Preview," tải lại trang web cần theo dõi sự kiện, và nhấp vào liên kết đã thiết lập sự kiện.

Nếu kết quả trong phần "Tags Fired On This Page" hiển thị sự kiện bạn vừa tạo, đó là dấu hiệu bạn đã thành công.

Google analytics event tracking là gì
Kiểm tra sự kiện vừa tạo

Sau đó, hãy nhấn "Submit" để xuất bản sự kiện bạn vừa tạo.

Thiết lập mục tiêu – sự kiện trên Google Analytics

Bước 1: Để thiết lập mục tiêu sự kiện trên Google Analytics, trước hết, hãy truy cập vào tài khoản Google Analytics của bạn. Sau đó, chọn "Admin" => "Goals" => "New Goal."

Google analytics event tracking là gì

Bước 2: Chọn "Custom" và nhấn "Continue" để tiếp tục.

Google analytics event tracking là gì
Thiết lập mục tiêu

Bước 3: Tiếp theo, bạn sẽ cấu hình chi tiết cho loại mục tiêu này:

  • Đặt tên cho mục tiêu của bạn. (1)
  • Chọn một ID cho mục tiêu (nếu cần). (2)
  • Chọn loại mục tiêu là "Event." (3)
  • Nhấn "Continue" để tiếp tục. (4)
Google analytics event tracking là gì
Cấu hình cho mục tiêu

Bước 4: Điền các danh mục sự kiện theo đúng như các sự kiện bạn đã tạo trước đó. Sau khi điền thông tin mục tiêu, hãy nhấn nút "Save" để lưu kết quả

Google analytics event tracking là gì
Tạo sự kiện cho mục tiêu

Ngoài việc tạo mục tiêu sự kiện, bạn có thể thiết lập nhiều loại mục tiêu khác trong Google Analytics để theo dõi các hoạt động khác trên trang web của bạn.

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Lưu ý quan trọng khi tạo sự kiện Google Analytics Event Tracking

Đặt các trường sự kiện theo thứ tự nhất định

Khi tạo sự kiện bằng Google Analytics Event Tracking, việc sắp xếp các trường sự kiện theo thứ tự đúng rất quan trọng.

 

Thứ tự cụ thể cần tuân theo là:

Event Category > Event Action > Event Label > Event Value.

 

Do đó, khi bạn tạo đoạn mã sự kiện, bạn cần chắc chắn sắp xếp chúng theo đúng thứ tự này. Nếu bạn không tuân theo thứ tự này, sự kiện tracking có thể hoạt động không chính xác hoặc thậm chí không hoạt động.

 

Ví dụ 1: Sắp xếp đúng thứ tự:

Google analytics event tracking là gì

Ví dụ 2: Sắp xếp sai thứ tự:

Google analytics event tracking là gì

Trong trường hợp này, "Click" sẽ được xem là event category, và "Tải tài liệu" là event action.

Ví dụ 3: Sai trường sự kiện

Google analytics event tracking là gì

Trong trường hợp này, "10" sẽ bị hiểu như event label chứ không phải event value. Vì vậy, nếu bạn muốn bỏ trống event label, bạn nên sử dụng mã như sau:

Google analytics event tracking là gì

Đảm bảo sắp xếp và điền thông tin các trường sự kiện theo đúng thứ tự và đúng cách sẽ giúp bạn đảm bảo tính chính xác của việc theo dõi sự kiện trên Google Analytics.

Tránh trùng tên Event Action trong cùng một danh mục sự kiện

Trong cùng một danh mục sự kiện (Event Category), nếu bạn sử dụng hai hành động sự kiện (Event Action) giống nhau, dù nhãn sự kiện (Event Label) khác nhau, Google Analytics vẫn ghi nhận chúng như một hành vi duy nhất. Do đó, khi tạo sự kiện, hạn chế việc đặt tên Event Action giống nhau nếu bạn muốn phân biệt và theo dõi các kết quả khác nhau trong cùng một sự kiện.

Ví dụ:

Google analytics event tracking là gì

Trong ví dụ này, dù người dùng có nhấp vào hai video khác nhau để xem, vì cả hai sự kiện đều có cùng tên hành động là "Play," nhưng Google Analytics chỉ ghi nhận một sự kiện duy nhất. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đặt tên Event Action sao cho phản ánh tên của từng video như sau:

Google analytics event tracking là gì

Bằng cách này, bạn có thể phân biệt và theo dõi các hành động sự kiện một cách chính xác trong cùng một danh mục sự kiện trên Google Analytics.

Cẩn thận khi nhập giá trị để tránh lỗi trong tracking

Khi bạn tạo sự kiện trong Google Analytics, quy định về giá trị trong mỗi thành phần của sự kiện như sau:

  • Event Category, Event Action, Event Label: Các giá trị này phải là văn bản (text).
  • Event Value: Giá trị này phải là số.

Do đó, việc nhập sai các giá trị này có thể dẫn đến sự hiểu lầm từ Google Analytics, và ảnh hưởng đến kết quả của việc theo dõi sự kiện.

Ví dụ, sự kiện: ga('send', 'event', 'Click', 'Tải tài liệu', 'Tài liệu SEO', '10s'); sẽ gây lỗi do giá trị của Event Value là '10s', trong khi nó cần phải là một con số.

Hướng dẫn kiểm tra kết quả báo cáo sự kiện trên Google Analytics

Để xem kết quả báo cáo sự kiện trên Google Analytics, có hai cách bạn có thể thực hiện:

Cách 1: Bạn có thể sử dụng chế độ xem thời gian thực bằng cách truy cập vào "Real-Time" => "Top Event," sau đó chọn mốc thời gian, ví dụ như 30 phút trước, để xem kết quả báo cáo.

Google analytics event tracking là gì

Cách 2: Bạn cũng có thể xem báo cáo sự kiện bằng cách truy cập vào một chế độ xem cụ thể, sau đó vào mục "Behavior" => "Event" => "Overview."

Google analytics event tracking là gì
Hướng dẫn xem báo cáo sự kiện trên Google Analytics

 

Khi bạn thực hiện các bước trên, kết quả báo cáo sự kiện sẽ hiển thị như sau:

*Mục Overview

Google analytics event tracking là gì
Kết quả báo cáo trong overview

 

Mục "Overview" cung cấp tổng quan về các số liệu và sự kiện đang được theo dõi trên trang web của bạn. Các chỉ số quan trọng bao gồm:

  • Total events: Tổng số hành động của người dùng lên thành phần đang được theo dõi trên trang.
  • Unique events: Tổng số tương tác mà người dùng thực hiện trên thành phần đang theo dõi trong 1 phiên.
  • Event Value: Giá trị của sự kiện, được tính bằng cách nhân giá trị mỗi sự kiện với số lần sự kiện đó xảy ra.
  • Avg. Value: Giá trị trung bình của một sự kiện.
  • Sessions with Event: Số phiên đang có ít nhất một sự kiện được kích hoạt.
  • Event/Session with Event: Số sự kiện trong mỗi phiên.

*Mục Top Event

Hiển thị thông tin về các sự kiện quan trọng đang diễn ra trên trang web của bạn. Trong phần này, bạn có thể xem kết quả chi tiết của từng sự kiện bằng cách nhấp vào từng mục.

Google analytics event tracking là gì

Ví dụ, kết quả đo lường sự kiện trên trang web có thể cho thấy sự kiện "Link" có số lượt hành động nhiều nhất là 50, sau đó các sự kiện khác được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

Sử dụng cách này, bạn có thể theo dõi và đánh giá hiệu suất của sự kiện trên Google Analytics để hiểu hơn về tương tác của người dùng trên trang web của bạn.

 

Google analytics event tracking là gì, cách cài đặt và như lưu ý khi sử dụng đã được chúng tôi thông tin đến bạn một cách chi tiết nhất. Bạn nên sử dụng sự kiện trong Google Analytics (Google Analytics Event Tracking) để nắm bắt hành vi khách hàng trên website, xem nội dung mà bạn tạo ra có thu hút được người khác thực hiện hành động hay không. Nếu bạn đang cần tìm dịch vụ tư vấn Marketing 1:1 hiệu quả cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với các chuyên gia Marketing hàng đầu trên app Askany.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng