Kiến thức của BA từ cơ bản đến nâng cao

Kiến thức của BA từ cơ bản đến nâng cao

07/03/2024

1031

0

Chia sẻ lên Facebook
Kiến thức của BA từ cơ bản đến nâng cao

Kiến thức của BA từ cơ bản đến nâng cao sẽ là yếu tố làm bạn đặc biệt, uy tín, vươn xa trong sự nghiệp. Theo Topchuyengia, kiến thức chính là nền tảng, là cốt lõi giúp BA nhanh chóng tìm được hướng giải quyết cho bất kỳ yêu cầu chuyên môn nào trong khi kỹ năng chỉ giúp Business Analyst triển khai từ lời giải đó. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức quan trọng với BA này là gì nhé!

 

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy kiến thức BA ở khắp mọi nơi (sách vở, báo, nghiên cứu, cộng đồng, internet, v.v.). Tuy nhiên, những kiến thức đó có chất lượng hay không thì khó đánh giá. Vì vậy, một giải pháp tiện lợi hơn cho bạn chính là sử dụng ứng dụng Askany để tư vấn 1:1 từ xa và tìm cho mình một mentor chất lượng trong ngành BA. Học hỏi từ chuyên gia BA sẽ nâng tầm kiến thức của bạn nhanh chóng, đảm bảo hơn mà lại không mất bao nhiêu thời gian.

Kiến thức cơ bản mà BA cần biết

Kiến thức của BA
Kiến thức của BA cơ bản gồm: Quy trình kinh doanh, phân tích và thiết kế hệ thống và kỹ năng giao tiếp

Kiến thức của BA ở mức độ cơ bản sẽ phù hợp với những ai mới vào nghề. 

Lên kế hoạch và theo dõi tiến độ (Planning và Monitoring)

Lên kế hoạch và theo dõi tiến độ là những yếu tố định hình và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi khía cạnh của một dự án. Vì vậy, đây là những kiến thức của BA cần được ưu tiên trau dồi. 

 

Trong quá trình lên kế hoạch, sự phù hợp là yếu tố hàng đầu. BA cần đảm bảo rằng tài nguyên (nhân sự, vật lực, và khả năng tiếp cận công nghệ mới) hiện có được sử dụng hiệu quả và đáp ứng đúng yêu cầu của dự án. Bên cạnh đó, monitoring là quá trình BA sử dụng công cụ và phương pháp để so sánh tiến triển thực hiện với kế hoạch đã đặt ra, đồng thời xác định và giải quyết mọi chênh lệch nếu có.

Kiến thức khai thác thông tin (Elicitation)

Kiến thức về khai thác thông tin (elicitation) là một phần quan trọng trong bộ kỹ năng của Business Analyst (BA). Trong quá trình này, BA sử dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp để thu thập thông tin từ các bên liên quan, nhằm hiểu rõ hơn về yêu cầu của dự án và đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng đã được đưa vào xem xét. Kỹ thuật khai thác thông tin không chỉ giúp BA xây dựng cơ sở thông tin vững chắc mà còn giúp xác định rõ ràng các yêu cầu và mục tiêu của dự án. Việc này là quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết đồng nhất giữa tất cả các bên liên quan và tạo nền tảng cho quá trình phân tích kinh doanh.

Quản lý requirements

Quản lý yêu cầu (Requirements Management) là một khía cạnh quan trọng của BA trong một dự án. Vì vậy, đây cũng là kiến thức của BA bạn cần biết. Có tổng cộng bốn loại yêu cầu chủ yếu:

  • Business Objective Requirements: Liên quan đến mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
  • Stakeholder Requirements: Được định rõ bởi các bên liên quan đến dự án.
  • Solution Requirements: Liên quan đến các yêu cầu cụ thể về giải pháp kỹ thuật.
  • Transition Requirements: Liên quan đến các yêu cầu chuyển giao và triển khai dự án.

Quá trình quản lý yêu cầu bắt đầu từ lúc khởi tạo dự án và kéo dài cho đến khi các yêu cầu được xử lý. Trong thực tế, yêu cầu thường xuyên thay đổi hoặc được thêm mới, từ những thay đổi nhỏ đến những thay đổi lớn. Nếu những yêu cầu này không được BA kiểm soát sẽ gây rối loạn và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của dự án như thời gian, ngân sách, phạm vi và nguồn lực.

 

Quá trình quản lý yêu cầu đòi hỏi sự chặt chẽ và linh hoạt. Không phải mọi yêu cầu mới đều được chấp nhận ngay lập tức và đôi khi, không phải tất cả yêu cầu đều bị từ chối. Cách tiếp cận quản lý yêu cầu phụ thuộc vào phương pháp triển khai dự án như Waterfall, RUP hoặc Agile.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

BA hiểu về chiến lược của khách hàng

Hiểu chiến lược của khách hàng nghĩa là BA phải chiều sâu của vấn đề mà khách hàng đang đối mặt. Trong quá trình đề xuất giải pháp, muốn hiểu khách hàng thì BA cần phải có một cái nhìn tổng thể, kết nối vấn đề cụ thể với ngữ cảnh tổng thể của khách hàng.

 

Ví dụ: Khi triển khai giải pháp CRM cho một doanh nghiệp F&B, BA nhận ra nhu cầu của khách hàng không đơn giản chỉ là việc quản lý bán hàng mà là họ đang định chuyển đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng IT. 

 

Sau khi tìm hiểu, BA biết được khách hàng vừa chuyển đổi thành công ERP sang nền tảng Microsoft. Dựa trên thông tin này, BA có thể đánh giá rằng hướng tiếp theo của họ sẽ là chuyển đổi CRM, e-Office, POS và toàn bộ cơ sở hạ tầng.

 

Nhìn chung, BA cần hiểu rõ mong muốn sâu sắc nhất của khách hàng và đề xuất giải pháp không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phản ánh hướng đi lâu dài của họ.

Phân tích và thiết kế

Đối với BA, quá trình phân tích và thiết kế đòi hỏi phải tuân thủ nhiều bước quan trọng. Đầu tiên, BA tổ chức và sắp xếp yêu cầu để tạo ra một cơ sở quản lý hiệu quả. Tiếp theo, BA cần phân loại rõ ràng các loại yêu cầu để hiểu cách mỗi loại đóng góp vào mục tiêu tổng thể của dự án. Sau đó, BA xác nhận yêu cầu với đội nội bộ và xác thực chúng với khách hàng để đảm bảo sự đồng thuận.

 

Tạo tài liệu và mô hình hóa yêu cầu cũng là bước quan trọng trong quá trình này, giúp BA truyền đạt thông tin dễ hiểu và hiệu quả với các nhóm liên quan. BA cũng chịu trách nhiệm đề xuất giải pháp phù hợp cùng với đội dự án, đảm bảo tính tương thích với chiến lược tổng thể của tổ chức.

 

Cuối cùng, BA phải xác định những giải pháp nào đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và đánh giá giá trị của chúng, có thể bằng cách ước tính giá trị so với các lựa chọn khác hoặc hiển thị lợi nhuận đầu tư cho khách hàng. 

 

Tóm lại, quá trình này đòi hỏi sự chặt chẽ, linh hoạt và sự hiểu biết về cả yêu cầu cụ thể và mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Đánh giá giải pháp

Không thể thuyết phục ai đó thưởng thức một món ăn mà chính bản thân bạn cũng không ưa. Để truyền đạt giải pháp toàn diện và hấp dẫn khách hàng, việc đánh giá phải được triển khai khách quan và chân thành. Giải pháp không chỉ cần phải hiệu quả ngay trong thời điểm hiện tại mà còn phải điều chỉnh và đồng bộ với hướng phát triển lâu dài của khách hàng.

 

>>>Đăng ký ngay khóa học BA tại ứng dụng Askany để có nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Kiến thức BA chuyên sâu để “lên trình”

Kiến thức của BA
Kiến thức của BA chuyên sâu giúp chinh phục những tầm cao mới trong nghề BA. 

Kiến thức của BA chuyên sâu sẽ phù hợp với những ai đang muốn nâng cấp bản thân, chinh phục những tầm cao mới trong nghề BA. 

Công cụ và kỹ thuật phân tích yêu cầu

Công cụ và kỹ thuật phân tích yêu cầu trong kiến thức của BA là các phương pháp và công cụ được sử dụng để thu thập, phân tích và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng/ người dùng. Các công cụ và kỹ thuật này giúp BA xác định các yêu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người dùng, đồng thời đảm bảo rằng các yêu cầu được thu thập đầy đủ, chính xác và nhất quán.

 

Hiện nay, BA thường sử dụng các công cụ và kỹ thuật như: 

  • Phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn là một trong những công cụ phổ biến nhất để phân tích yêu cầu. Đây là quá trình mà Business Analyst tương tác trực tiếp với khách hàng và người dùng để thu thập thông tin chi tiết về nhu cầu của họ. Phỏng vấn có thể được thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm để về yêu cầu và mong đợi của các bên liên quan.
  • Khảo sát: Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ nhiều người cùng một lúc để đánh giá và lấy ý kiến của một nhóm đối tượng về nhu cầu và mong muốn của họ. Phương pháp này có thể triển khai qua hình thức online hoặc offline. Khảo sát thường sẽ được thiết kế ở chế độ ẩn danh để thu thập được ý kiến chân thật nhất. 
  • Kỹ thuật nhóm tập trung: Kỹ thuật này là tổ chức cuộc họp tập trung cho một nhóm người để thu thập thông tin, lắng nghe họ thảo luận và chia sẻ ý kiến. Từ đó, BA sẽ có cái nhìn toàn diện về nhu cầu và mong đợi của nhóm đối tượng đó. 
  • Phân tích dữ liệu: Phương pháp này tập trung phân tích các tài liệu có sẵn như quy trình kinh doanh, hệ thống hiện tại, v.v. Phân tích những dữ liệu này giúp BA hiểu rõ cách các hệ thống hoạt động và là nguồn thông tin quan trọng để xác định yêu cầu mới.
  • Kỹ thuật mô hình hóa: Kỹ thuật mô hình hóa sử dụng các mô hình để đại diện cho yêu cầu của khách hàng và người dùng. Bằng cách sử dụng mô hình quy trình, dữ liệu, hệ thống, BA có thể trực quan hóa và diễn đạt rõ ràng về các khía cạnh khác nhau của dự án.

BA cần lựa chọn các công cụ và kỹ thuật phân tích yêu cầu phù hợp với nhu cầu cụ thể của dự án. 

Công nghệ phần mềm

Kiến thức của BA
Kiến thức về công nghệ phần mềm của BA

Ví dụ: Một BA đang làm việc cho một ngân hàng X. Ngân hàng X đang có nhu cầu triển khai một ứng dụng ngân hàng điện tử mới. BA cần có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình, các công cụ và kỹ thuật phát triển phần mềm và các xu hướng công nghệ phần mềm mới để có thể thiết kế và triển khai ứng dụng ngân hàng điện tử đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Cụ thể kiến thức của BA về phần mềm là: 

Kiến thức về các loại hệ thống phần mềm: Kiến thức về các loại hệ thống phần mềm là vô cùng quan trọng để BA hiểu rõ về đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng loại hệ thống.

 

Ví dụ, BA cần phải hiểu sự khác biệt giữa hệ thống CRM (Customer Relationship Management) và hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) để có khả năng phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu kinh doanh cụ thể.


Các mô hình và phương pháp phát triển phần mềm: Để hiểu rõ quá trình phát triển phần mềm, BA cần nắm vững các mô hình và phương pháp phát triển phần mềm như mô hình Agile hay Waterfall. 


Ngôn ngữ lập trình: Kiến thức về các ngôn ngữ lập trình đóng vai trò quan trọng để BA có thể hiểu mã nguồn, đánh giá khả năng thực thi của hệ thống và tương tác hiệu quả với nhóm phát triển. 

 

Ví dụ: Nếu hiểu biết về SQL, BA sẽ dễ dàng truy vấn cơ sở dữ liệu để thu thập thông tin liên quan đến yêu cầu.


Công cụ và kỹ thuật phát triển phần mềm: BA cần biết cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật phát triển phần mềm để thực hiện các phân tích chi tiết. 

Quản lý dự án

Kiến thức của BA về quản lý dự án là một yếu tố quan trọng giúp BA hiểu và thích ứng với quy trình, công cụ và phương pháp quản lý dự án. Một số khía cạnh đáng chú ý của kiến thức quản lý dự án là: 

  • Quy trình quản lý dự án: BA cần hiểu rõ về các quy trình quản lý dự án như quy trình khởi động, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và kết thúc dự án. 
  • Công cụ quản lý dự án: BA cần nắm vững các công cụ và phương pháp quản lý dự án như Gantt Chart, PERT Chart, Scrum, Kanban, v.v. để tương tác hiệu quả với các nhóm quản lý dự án và đảm bảo rằng yêu cầu được tích hợp vào quy trình dự án hợp lý.
  • Nguyên tắc quản lý dự án: BA cần có kiến thức vững về các nguyên tắc quản lý dự án như "Triple Constraint" (Phạm vi, Thời gian, Chi phí), "Risk Management" (Quản lý rủi ro) và "Stakeholder Management" (Quản lý bên liên quan). Những kiến thức này giúp BA đánh giá được ảnh hưởng của yêu cầu đối với các khía cạnh quan trọng trong dự án.
  • Phân tích và quản lý yêu cầu: Quản lý yêu cầu là một phần quan trọng của quản lý dự án. BA cần có kỹ năng phân tích yêu cầu để đảm bảo rằng mọi yêu cầu được hiểu đúng và tích hợp vào quy trình phát triển.

Việc hiểu biết kiến thức của BA từ cơ bản đến nâng cao không chỉ giúp BA nắm vững nền tảng kiến thức mà còn tạo nên sự linh hoạt và sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Vì vậy, tinh thần cầu tiến chính là “chìa khóa” để BA tiến xa hơn trong sự nghiệp. Nếu bạn đang không biết nên học kiến thức BA từ đâu mà lại không có điều kiện tham gia các khóa học thì hãy sử dụng ứng dụng Askany để trò chuyện 1:1 từ xa với các chuyên gia uy tín trong ngành BA nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng