8 bước xử lý khủng hoảng truyền thông, kiểm soát tình hình

8 bước xử lý khủng hoảng truyền thông, kiểm soát tình hình

22/02/2024

817

0

Chia sẻ lên Facebook
8 bước xử lý khủng hoảng truyền thông, kiểm soát tình hình

Xử lý khủng hoảng truyền thông là một kỹ năng quan trọng trong thời đại mà thông tin được truyền tải nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông. Những thông tin sai lệch, tin đồn hoặc thông tin gây hoang mang có thể lan truyền rộng rãi, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Trong bài dưới đây, bạn sẽ biết được cách làm sao xử lý khủng hoảng truyền thông, cũng như tham khảo thêm một số ví dụ điển hình về giải quyết khủng hoảng của các doanh nghiệp lớn.

 

Khủng hoảng truyền thông là điều không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hãy liên hệ với Askany ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về cách thức xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả.

Khủng hoảng truyền thông hiểu như thế nào?

dc
Khủng hoảng truyền thông là tình trạng khẩn cấp của doanh nghiệp.

Trước khi tiến hành xử lý khủng hoảng truyền thông, chúng ta cần hiểu khái niệm khủng hoảng truyền thông. Theo Topchuyengia, đây là một khái niệm dùng để chỉ các sự cố xảy ra bất ngờ và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng xử lý khủng hoảng truyền thông nhằm hạn chế thiệt hại và đưa doanh nghiệp về quỹ đạo hoạt động bình thường. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng truyền thông

xử lý khủng hoảng truyền thông
Một số dấu hiệu phổ biến mà doanh nghiệp cần lưu ý để xử lý khủng hoảng truyền thông

Bất kỳ khủng hoảng truyền thông nào cũng có dấu hiệu. Doanh nghiệp càng nắm bắt các dấu hiệu sớm thì càng có cơ hội xử lý khủng hoảng nhanh, gọn. Một số dấu hiệu phổ biến mà doanh nghiệp cần lưu ý để xử lý khủng hoảng truyền thông là:

  • Doanh nghiệp nhận phản đối và chỉ trích từ công chúng, thường là trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của một cuộc khủng hoảng truyền thông. 
  • Doanh số hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút.
  • Lượng người dùng truy cập trang web hoặc mạng xã hội của doanh nghiệp tăng đột ngột.
  • Sự thay đổi của khách hàng và đối tác.
  • Hoạt động kinh doanh hoặc quy trình công việc của doanh nghiệp bị gián đoạn.

Phân loại khủng hoảng truyền thông để xử lý

xử lý khủng hoảng truyền thông
Phân loại được dạng khủng hoảng thì sẽ giúp tăng tốc độ xử lý hơn

Khủng hoảng truyền thông diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nhận biết, phân loại được dạng khủng hoảng thì sẽ giúp tăng tốc độ xử lý hơn. Trên thị trường, các loại khủng hoảng truyền thông phổ biến là:

  • Khủng hoảng vì xung đột lợi ích: Loại khủng hoảng này bắt nguồn giữa các nhóm người/ tập đoàn có lợi ích riêng. Xung đột xảy ra nhằm thúc đẩy lợi ích của họ. Thông thường, hành động tẩy chay thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ diễn ra với loại khủng hoảng này. 
  • Khủng hoảng vì một cá nhân: Đây là loại khủng hoảng bắt nguồn từ một cá nhân đại diện cho doanh nghiệp có hành vi không đúng đạo đức, ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu. 
  • Khủng hoảng tự sinh: Khủng hoảng này xảy ra khi doanh nghiệp tự mắc sai lầm về sản phẩm hoặc truyền thông. Mạng xã hội đã làm gia tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tự sinh cho doanh nghiệp. 
  • Khủng hoảng vì cạnh tranh không công bằng: Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp có thể sẽ bị đối thủ “chơi xấu” nhằm phá hủy hình ảnh tích cực của thương hiệu. 
  • Khủng hoảng liên đới: Khủng hoảng này sẽ xảy ra khi doanh nghiệp bị đánh đồng với đối tác. Nghĩa là khi các đối tác thương mại của doanh nghiệp gặp khủng hoảng, doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cộng đồng. 
  • Khủng hoảng chồng khủng hoảng: Đây là loại khủng hoảng để lại hậu quả nghiêm trọng. Khủng hoảng chồng khủng hoảng sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp xử lý khủng hoảng truyền thông ban đầu không hiệu quả, dẫn đến thái độ tiêu cực hơn của cộng đồng.
Cùng tìm hiểu về quy trình Marketing tổng thể của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn.

Quy trình 8 bước xử lý khủng hoảng truyền thông

am
Các bước xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả.

Bước 1: Lập đội ngũ chịu trách nhiệm xử lý khủng hoảng 

Bước tiên quyết nhất để xử lý khủng hoảng truyền thông chính là thành lập đội ngũ có khả năng đưa ra quyết định hiệu quả. Thành viên của đội ngũ này cần có người đại diện của các phòng ban chủ chốt. Nhóm này sẽ có nhiệm vụ quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động trong quá trình xử lý khủng hoảng. 

Bước 2: Liên hệ với báo chí, truyền thông

xử lý khủng hoảng truyền thông
Chủ động liên hệ với phía báo chí, truyền thông giúp doanh nghiệp kiểm soát được câu chuyện và làm dịu tình hình.

Bước tiếp theo trong quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông là chủ động liên hệ với phía báo chí, truyền thông. Bước này giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát được câu chuyện và làm dịu tình hình. Những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho phía báo chí phải được xem xét cẩn thận, tránh phát ngôn sai lệch hoặc gây hiểu lầm.

Bước 3: Ngăn chặn vấn đề đang lan truyền tiêu cực trên Internet

Trong thời đại internet, thông tin sẽ lan truyền rất nhanh chóng. Để kiểm soát tình hình, doanh nghiệp cần lên chiến lược phản ứng phù hợp trước khi thông tin lan truyền rộng rãi. Ngoài báo chí, doanh nghiệp có thể hợp tác với những cá nhân uy tín để giúp xoa dịu tình hình. Đây là một bước xử lý khủng hoảng truyền thông cực kỳ quan trọng.

Bước 4: Sự nhất quán trong hành động và ngôn ngữ

xử lý khủng hoảng truyền thông
Sự nhất quán này sẽ giúp doanh nghiệp tạo lòng tin và thể hiện sự quan tâm, sự chân thành đối với công chúng

Một lưu ý quan trọng trong quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông là tính nhất quán giữa ngôn ngữ và hành động. Sự nhất quán này sẽ giúp doanh nghiệp tạo lòng tin và thể hiện sự quan tâm, sự chân thành đối với công chúng. Doanh nghiệp đã nói gì thì phải hành động phục vụ cho những tuyên ngôn đó. Đặc biệt, doanh nghiệp không được sử dụng từ ngữ không rõ ràng, cố ý né tránh vấn đề, phủi bỏ trách nhiệm.

Bước 5: Linh hoạt điều chỉnh chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông trong quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông phải được điều chỉnh liên tục dựa trên loại khủng hoảng và phản ứng của công chúng. Để xây dựng chiến lược truyền thông, doanh nghiệp cần làm rõ các yếu tố như:
Người nào bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng?
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, bắt nguồn từ nội bộ hay tác động từ bên ngoài?
Đối tượng nào cần nhận thông tin từ doanh nghiệp? (nhân viên, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, công chúng, ,v.v)

Bước 6: Lập danh sách dự đoán câu hỏi thường gặp

Trong khi khủng hoảng truyền thông diễn ra, doanh nghiệp cần xử lý những câu hỏi hiệu quả. Vì vậy, đội ngũ xử lý khủng hoảng truyền thông cần dự đoán các câu hỏi thường gặp và chuẩn bị câu trả lời phù hợp. Doanh nghiệp cần thể hiện sự thiện chí, chân thành khi trả lời những câu hỏi này.

Bước 7: Khắc phục sau khủng hoảng

Khắc phục sau khủng hoảng truyền thông là một quá trình quan trọng để phục hồi uy tín của doanh nghiệp. Sau khi xin lỗi chân thành, nhận trách nhiệm và thực hiện các hoạt động cải thiện, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược củng cố hình ảnh. Doanh nghiệp cần thường xuyên kết nối với khách hàng, theo dõi dữ liệu, phản hồi và đánh giá chiến dịch khắc phục. Sự kiên nhẫn và quyết tâm là hai “công cụ” giúp doanh nghiệp đi qua giai đoạn này và khôi phục lòng tin của công chúng.

Bước 8: Liên hệ chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông

Trong quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp có thể tìm đến những chuyên gia giàu kinh nghiệm để được hướng dẫn hiệu quả. Ngay cả khi đã giải quyết xong khủng hoảng, doanh nghiệp vẫn nên tìm đến chuyên gia để tìm cách cải thiện hình ảnh hoặc tránh khủng hoảng tiềm năng.

Chuyên gia marketing/ truyền thông  - Han Ji Woo

xử lý khủng hoảng truyền thông
Chuyên gia marketing/ truyền thông  - Han Ji Woo

Han Ji Woo là chuyên gia Marketing - truyền Thông - media - sự kiện có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. Han Ji Woo là một cái tên nổi bật với khả năng xuất sắc trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông. Hiện nay, chuyên gia đang giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị (CMO) tại Tập đoàn Khải Hưng, chịu trách nhiệm cho việc định hình và quản lý hình ảnh thương hiệu.

“Công cụ” để xử lý khủng hoảng truyền thông của chuyên gia chính là sự đa dạng trong kinh nghiệm làm việc. Han Ji Woo đã từng quản lý hình ảnh thương hiệu và kế hoạch quảng bá cho nhiều công ty và tập đoàn bất động sản hàng đầu như An Gia, Đất Xanh, và Hưng Lộc Phát. Ngoài ra, chuyên gia còn có mối quan hệ mạng lưới chất lượng trong ngành truyền thông. Mạng lưới này là nguồn thông tin quan trọng trong nhiều trường hợp. 
Khả năng định hướng chi tiết và toàn diện trong lĩnh vực Marketing kết hợp với khả năng phát triển nội dung giúp chuyên gia tư vấn, xây dựng và triển khai chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả.

Chuyên gia marketing/ truyền thông - Nguyễn Cao Quyền

xử lý khủng hoảng truyền thông
Chuyên gia marketing/ truyền thông - Nguyễn Cao Quyền

Nguyễn Cao Quyền là một chuyên gia Marketing và Truyền thông có hơn 11 năm kinh nghiệm. Trong suốt sự nghiệp, chuyên gia đã công tác tại các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như ENFA, Abbott, Nielsen, và AbbVie. Đồng thời, chuyên gia đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc và giải thưởng đáng kể.

Khả năng xử lý khủng hoảng truyền thông của chuyên gia Nguyễn Cao Quyền được phát huy nhờ nền tảng kiến thức vững trong lĩnh vực Marketing. Chuyên gia có khả năng định hướng, đảm bảo hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong mọi tình huống khẩn cấp. Với tầm nhìn chiến lược và khả năng thực tiễn, chuyên gia Nguyễn Cao Quyền là một nhân tố sẽ giúp doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng truyền thông hiệu quả nhất.

Tóm lại, xử lý khủng hoảng truyền thông là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng cũng như sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu được xử lý đúng cách, khủng hoảng truyền thông có thể trở thành cơ hội để doanh nghiệp nâng cao uy tín, hình ảnh và giá trị thương hiệu của mình.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng