Tổng hợp 13 cách tối ưu tốc độ website đơn giản, hiệu quả

Tổng hợp 13 cách tối ưu tốc độ website đơn giản, hiệu quả

14/06/2024

698

0

Chia sẻ lên Facebook
Tổng hợp 13 cách tối ưu tốc độ website đơn giản, hiệu quả

Tối ưu tốc độ website là một trong những cách tăng hiệu suất SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) đơn giản mà nhanh chóng nhất. Tốc độ tải trang web nhanh sẽ giúp giữ chân khách hàng truy cập, đảm bảo trải nghiệm người dùng và cuối cùng là tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vì thế Topchuyengia muốn hướng dẫn cho bạn 20 cách giúp tăng tốc độ load website theo kinh nghiệm của các chuyên gia SEO hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua.

Vì sao tối ưu tốc độ website quan trọng?

Vì sao tối ưu tốc độ website quan trọng?
Vì sao tối ưu tốc độ website quan trọng?

Như đã biết, tốc độ tải web là một phần không thể thiếu khi làm SEO, vậy tại sao nó lại quan trọng như thế? Sau đây là 3 lý do chính:

Tăng trải nghiệm người dùng

Về cơ bản, các yếu tố như tốc độ tải trang, thời gian tải hoặc khả năng đáp ứng các yêu cầu của người dùng  có tác động trực tiếp đến trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng đối với website của bạn. Do đó, trang web càng hoạt động hiệu quả, nhanh chóng thì càng làm người dùng của bạn cảm thấy hài lòng và sẵn sàng thực hiện những hành vi chuyển đổi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Xếp hạng cao trên Google

Việc người dùng có dễ dàng tìm thấy website của bạn hay không một phần cũng do thời gian tải trang, bởi tốc độ website chính là một trong những yếu tố để Google xem xét xếp hạng các trang web. Nếu website của bạn hoạt động kém, có trải nghiệm người dùng thấp khiến Google phải phân bố nhiều tài nguyên và tiêu tốn băng thông, chắc chắn rất khó để Google ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Thực tế, nếu đặt bản thân vào vị trí người dùng, bạn sẽ thấy rằng khi truy cập vào một website có tốc độ tải chậm, họ thường có xu hướng thoát ra và tìm đến các trang web có khả năng cung cấp trải nghiệm với hiệu suất tải trang tốt hơn. Hơn thế, theo nghiên cứu của Hubspot, độ trễ website 1 giây sẽ đồng nghĩa với việc giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, khi thiết kế website, hãy chú trọng đến việc tối ưu tốc độ load trang sao cho nhanh nhất.

5 Nguyên nhân khiến tốc độ tải web chậm

Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến tốc độ website bị tải chậm mà bạn cần biết:

Cài đặt nhiều Plugin

Cài đặt nhiều Plugin
Cài đặt nhiều Plugin

Về cơ bản, Plugin được cài vào Wordpress hoạt động dựa trên cơ chế móc nối với các hàm trong nhân. Cho nên, nếu bạn có thói quen cài tất cả những Plugin lên website ngay cả khi không dùng đến thì nó thể khiến cho trang web của bạn bị nặng và tải chậm hơn rất nhiều.

HTML, CSS, JS chưa được tối ưu

Khi trình duyệt phải tải và thực thi một lượng mã lớn, điều này có thể làm chậm quá trình tải trang web và gây ra trải nghiệm không mượt mà cho người dùng, đặc biệt là trên các thiết bị di động hoặc kết nối internet chậm. Vì thế, nếu mã HTML, CSS và JS nặng có thể gây ra hiện tượng trang web chậm hoặc không phản hồi. Bạn phải loại bỏ bớt các đoạn mã này đi thì mới cải thiện tốc độ trang web được.

Dung lượng ảnh lớn

Khi ảnh có dung lượng lớn, thời gian tải trang sẽ kéo dài hơn, gây ra trải nghiệm không mượt mà cho người dùng. Hình ảnh lớn cũng sử dụng nhiều băng thông hơn, làm tăng thời gian chờ đợi và dẫn đến việc trang web tải chậm hơn. Vì thế bạn phải giảm kích thước ảnh để tối ưu hóa tốc độ trang web của mình.

Dung lượng ảnh lớn
Dung lượng ảnh lớn

Đường truyền Internet yếu

Đường truyền internet yếu ảnh hưởng đến tốc độ tải của website bởi vì nó làm giảm băng thông và tăng thời gian mà dữ liệu mất để di chuyển giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng. Kết quả là trang web có thể tải chậm hơn, hoặc thậm chí không tải hoàn toàn, gây ra trải nghiệm không tốt cho người dùng.

Chất lượng Hosting kém

Chất lượng Hosting kém
Chất lượng Hosting kém

Dịch vụ lưu trữ web của bạn không đủ nhanh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, từ đó web sẽ load không kịp. Hãy chọn các dịch vụ hosting phù hợp với quy mô trang web của bạn và cải thiện tốc độ server để tăng tốc độ phản hồi trang.

TÌM HIỂU THÊM:

 

13 cách tối ưu tốc độ website hiệu quả

Tối giản hóa yêu cầu HTTP

Tối giản hóa yêu cầu HTTP
Tối giản hóa yêu cầu HTTP

Theo công bố của Yahoo, 80% thời gian tải web được dành để tải các phần riêng biệt như hình ảnh, script, flash,... và để thực hiện những nhiệm vụ này, website phải yêu cầu HTTP liên tục tải các yếu tố nêu trên. Hiển nhiên điều này sẽ khiến trang web của bạn load chậm hơn rất nhiều. 

 

Trong trường hợp này, cách cải thiện tốc độ website nhanh nhất đó chính là đơn giản hóa thiết kế của bạn lại. Bạn có thể sử dụng CSS thay thế cho hình ảnh hoặc kết hợp nhiều dạng thiết kế vào một trang mà không phải nhiều trang, cắt giảm số lượng Script không cần thiết và đặt nó ở chân trang,....

Giảm thời gian phản hồi máy chủ

Thời gian phản hồi máy chủ quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tải trang web bị chậm. Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề này mà bạn có thể tham khảo sử dụng như Yslow hay Google’s PageSpeed Tool.

Sử dụng tính năng nén

Nếu một trang web có quá nhiều hiệu ứng và thuộc tính sẽ thường nặng khoảng 100KB hoặc hơn, điều này dẫn đến website của bạn bị cồng kềnh và làm ảnh hưởng đến tốc độ load trang. Do đó, cách tốt nhất để tối ưu tốc độ website trong trường hợp này chính là nén tất cả lại. Việc nén sẽ giúp giảm băng thông của trang web và thời gian phản hồi HTTP.

Bật bộ nhớ đệm

Khi truy cập vào một website, các yếu tố trên trang web đó sẽ được lưu trữ trên ổ cứng của bạn và được gọi là bộ nhớ cache (lưu trữ tạm thời). Qua đó, bạn không cần phải tải lại các yêu cầu HTTP trong lần ghé thăm website tiếp theo. Mặc dù tiện lợi là thế, nhưng đôi khi chính yếu tố này lại khiến tốc độ load trang bị chậm lại khá nhiều. Vậy nên, nếu tiến hành kích hoạt bộ nhớ đệm, bạn sẽ hoàn toàn có thể tối ưu tốc độ website của mình.

Sử dụng CDN

Sử dụng CDN
Sử dụng CDN

Sử dụng CDN (Content Delivery Network) giúp nâng cao tốc độ website bởi vì nó phân phối nội dung của trang web đến người dùng từ các máy chủ gần họ nhất. Điều này giảm thời gian phản hồi và tăng tốc độ tải trang bằng cách giảm khoảng cách mà dữ liệu phải đi qua trước khi đến được người dùng.

Tối ưu hình ảnh

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tối ưu hóa hình ảnh bằng cách nén chúng để giảm dung lượng mà trình duyệt cần tải xuống. Sử dụng các công cụ tối ưu hóa hình ảnh trực tuyến hoặc phần mềm chỉnh sửa ảnh để giảm kích thước của hình ảnh mà không làm mất chất lượng hình ảnh. Có nhiều công cụ và plugin để nén ảnh như TinyPNG, ShortPixel, Imagify,...

Tối ưu mã nguồn

Việc tối ưu mã nguồn giúp nâng cao tốc độ website bởi vì mã nguồn sạch và gọn nhẹ có thể được trình duyệt tải và xử lý nhanh hơn. Khi mã nguồn được tối ưu, trang web có thể tải nhanh hơn và có hiệu suất cao hơn, đồng thời giảm thời gian phản hồi và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Sử dụng chức năng caching

Sử dụng chức năng caching
Sử dụng chức năng caching

Sử dụng chức năng caching giúp nâng cao tốc độ website bởi vì nó lưu trữ bản sao của trang web hoặc các thành phần của trang trên trình duyệt hoặc máy chủ người dùng. Khi người dùng truy cập lại trang web, thay vì phải tải lại toàn bộ nội dung từ máy chủ, trình duyệt hoặc máy chủ có thể tải các tài nguyên từ bộ nhớ cache, giảm thời gian tải và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Tối ưu dữ liệu HTML, CSS và JS

Việc này nghĩa là bạn phải giảm dung lượng của các tệp HTML, CSS và JS bằng cách loại bỏ các phần không cần thiết, sắp xếp lại mã để nén và tối ưu hóa. Khi tải trang web, trình duyệt sẽ cần ít thời gian hơn để tải và xử lý các tệp này, từ đó giúp cải thiện tốc độ tải của website. Bạn có thể nén file HTML, CSS, JS và các tài nguyên khác bằng Gzip Compression để giúp giảm kích thước tệp và tăng tốc độ tải trang.

Tối ưu dữ liệu HTML, CSS và JS
Tối ưu dữ liệu HTML, CSS và JS

Giảm số lượng plugin

Việc giảm số lượng plugin giúp nâng cao tốc độ website bởi vì mỗi plugin đòi hỏi tài nguyên từ máy chủ và trình duyệt, làm tăng thời gian tải trang. Khi giảm số lượng plugin, trang web có ít tác động hơn đến tài nguyên và có thể tải nhanh hơn.

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu

Đây là quá trình tối ưu hóa cấu trúc và truy xuất dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của một trang web. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại dữ liệu, tạo chỉ mục hiệu quả, loại bỏ dữ liệu không cần thiết và tối ưu hóa câu lệnh truy vấn. Kết quả là cơ sở dữ liệu hoạt động hiệu quả hơn, giảm thời gian truy vấn và tăng tốc độ tải trang web.

Tối ưu hóa SSL

Tối ưu hóa SSL là quá trình tối ưu hóa cài đặt và cấu hình SSL/TLS trên máy chủ web để tăng tốc độ truy cập và tải trang web. Điều này bao gồm việc sử dụng phiên bản SSL/TLS mới nhất, cài đặt các chính sách mật mã hiệu quả, và tối ưu hóa cấu hình máy chủ để giảm thời gian phản hồi và tăng cường hiệu suất kết nối bảo mật.

tối ưu tốc độ website qua cơ sở dữ liệu
Bí quyết tối ưu tốc độ website

Loại bỏ các redirect không cần thiết

Việc loại bỏ các redirect không cần thiết là quá trình giảm số lượng các hướng dẫn trình duyệt từ một URL đến URL khác. Điều này giúp tránh tải trang mất thời gian do việc chuyển hướng và giảm bớt thời gian mà trình duyệt phải tìm kiếm và tải các URL mới. Kết quả là tốc độ tải trang web được cải thiện và trải nghiệm người dùng được cải thiện.

Tư vấn tối ưu tốc độ website với chuyên gia SEO  tại Askany

Nếu đã thực hiện toàn bộ các cách nêu trên nhưng tốc độ tải web của bạn vẫn không cải thiện, thì cách tốt nhất chính là nhờ đến sự hướng dẫn của các chuyên gia SEO đầu ngành. Để có thể gặp gỡ và trao đổi vấn đề với các chuyên gia, bạn có thể sử dụng app Askany. Đây là một nền tảng cho phép người dùng kết nối nhanh chóng với các chuyên gia giỏi, có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực SEO. Với kinh nghiệm chuyên môn của mình, họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất. Một số chuyên gia trên app mà bạn có thể tham khảo là:

 

1. Chuyên gia Hannie Pham: 

 

Chuyên gia Hannie Pham đã có hơn 4 năm kinh nghiệm làm SEO với các dự án đa ngành. Với khả năng phân tích website chuyên sâu cả về tốc độ load, UI/UX kết hợp với am hiểu intent user, chị đã giúp rất nhiều doanh nghiệp thu về một lượng lớn organic traffic cho website, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và đạt được doanh số bán hàng “khủng”.

 

Liên hệ với chuyên gia tại đây: https://askany.com/seo/hanniepham

 

2. Chuyên gia Trần Chí Quyết:

 

Chuyên gia Trần Chí Quyết là founder của SEOSONA, một trong những công ty phát triển SEO tool nổi tiếng tại Việt Nam. Cho đến nay, anh đã có hơn 6 năm kinh nghiệm làm SEO với nhiều case study thành công như Tinbaxe, Miviet,.... Đặc biệt, các dự án được anh đảm nhận đều được đánh giá cao về trải nghiệm người dùng, bởi vì anh rất chú trọng trong việc tối ưu tốc độ tải trang và thiết kế UX.

 

Liên hệ với chuyên gia tại đây: https://askany.com/seo-website/1671511605959853

 

3. Chuyên gia Thống Đoàn:

 

Chuyên gia Thống Đoàn là một trong những SEOer tiên phong nghiên cứu và áp dụng các thủ thuật SEO của các website nước ngoài, bao gồm cải thiện tốc độ load web. Và kết quả là hầu hết các dự án anh thực hiện đều có traffic cao và đạt thứ hạng bền vững trên top Google. Bên cạnh đó, trong tình hình Google tiến hành sàng lọc content spam, anh đã nhanh chóng đưa phương pháp SEO Semantic vào các dự án của mình và thành công vượt qua đợt “toán tử” của Google.

 

Liên hệ với chuyên gia tại đây: https://askany.com/seo/1680517809883105 

HƯỚNG DẪN THÊM:

Tóm lại, việc tối ưu tốc độ website sẽ đóng vai trò quyết định cho quy trình SEO trang web của bạn. Bạn hãy thực hiện các mẹo tăng tốc độ tải trang ở trên để đảm bảo website của bạn đạt được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên việc tối ưu tốc độ tải trang chỉ là một phần trong quy trình làm SEO cho website. Để học hỏi thêm được các bí quyết thành công hơn trong việc SEO trang web của mình, bạn có thể liên hệ dịch vụ tư vấn marketing bởi các chuyên gia SEO hàng đầu tại app Askany. Họ đã có kinh nghiệm làm SEO nhiều năm, sẵn sàng cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất để đạt được thành công tối đa.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng