Điểm qua 8 chỉ số Google Analytics quan trọng nhất với doanh nghiệp

Điểm qua 8 chỉ số Google Analytics quan trọng nhất với doanh nghiệp

24/11/2023

446

0

Chia sẻ lên Facebook
Điểm qua 8 chỉ số Google Analytics quan trọng nhất với doanh nghiệp

Bằng cách sử dụng các chỉ số Google Analytics, bạn có thể hiểu được hành vi, sở thích, và nhu cầu của khách hàng. Từ đó tìm ra giải pháp tối ưu cho website của mình. Vậy những chỉ số nào quan trọng mà bạn cần phải biết? Cách tính chúng ra sao? Có ví dụ đơn giản thực tế nào dễ hiểu hay không. Hãy để đọc bài viết đầy đủ dưới đây để khám phá 8 chỉ số Google Analytics quan trọng nhất cho trang web của bạn

 

Các chỉ số Google Analytics có thể rất khó hiểu đối với người dùng không có kinh nghiệm phân tích dữ liệu. Ngoài ra, họ cũng không biết cách xử lý khi gặp phải tình trạng tỷ lệ thoát trang cao, chỉ số người dùng thấp, thời lượng trung bình phiên thấp,... Nếu bạn là một trong số đó, hãy đăng ký Askany ngay hôm nay. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, chọn chuyên gia Marketing phù hợp, và gửi câu hỏi cho họ. Bạn sẽ được tư vấn 1:1 trong thời gian ngắn nhất.

Người dùng (User)

Google Analytics là một công cụ miễn phí (và tính phí cho những chức năng nâng cao) được cung cấp bởi Google. Nó giúp cho người dùng biết được các số liệu thống kê chi tiết về lượng khách truy cập. Khi ngành công nghiệp phân tích website phát triển, GA đã trở thành một sản phẩm mà các marketer sử dụng để cạnh tranh với đối thủ.

 

Khi đã biết được Google Analytics 4 là gì, bạn cần nắm thật chắc ý nghĩa của những số liệu mà nền tảng này cung cấp. Chỉ số Google Analytics đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn là User.

 

Số liệu người dùng (User) cho bạn biết có bao nhiêu người đã truy cập website của bạn trong khoảng thời gian nhất định. Mỗi người dùng khi truy cập sẽ được gắn một mã theo dõi để Google Analytics có thể xác định được bao nhiêu người ghé thăm. Người dùng có thể được phân loại thành người dùng mới và người dùng cũ. Tổng số lượng truy cập sẽ được thống kê từ cả 2 số liệu này.

 

Ví dụ: Một trang web bán hàng trực tuyến có chỉ số Người dùng (User) là 1000. Điều này có nghĩa là có 1000 người dùng riêng biệt đã truy cập trang web trong một ngày. Nhưng một trang web có 1000 lượt truy cập trong một ngày. Trong số đó, chỉ có 500 người dùng riêng biệt. Như vậy, chỉ số Người dùng (User) của trang web này là 500.

 

Để xem chỉ số Google Analytics này, hãy thao tác theo các bước

  1. Đối tượng
  2. Tổng quan
  3. Người dùng

Con số được hiển thị mà bạn nhìn thấy bên dưới đây là số lượng người dùng trong khoảng thời gian nhất định.

chỉ số Google Analytics
Chỉ số người dùng (User)

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

Phiên truy cập (Session)

Phiên truy cập là một nhóm các tương tác của người dùng đối với website hoặc app diễn ra trong một khung thời gian nhất định. Theo mặc định, một phiên sẽ kết thúc sau 30 phút nếu không có tương tác nào. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian này nếu cần.

 

Một phiên có thể có nhiều hành động như xem trang, sự kiện, tương tác trên mạng xã hội, và giao dịch thương mại điện tử. Các hành động này được gọi là tương tác với website. Một người dùng có thể mở nhiều phiên trong cùng một ngày hoặc trong nhiều ngày khác nhau.

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về Session, vui lòng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn: Session trong Google Analytics là gì: mọi thứ bạn cần biết

 

Trong báo cáo của Google Analytics, số lượng phiên càng nhiều nghĩa là lưu lượng truy cập vào trang web của bạn càng lớn. Khi xác định liệu một chiến dịch Marketing có hiệu quả hay không, chỉ số Google Analytics đầu tiên mà cần xem xét chính là Session.

 

Ví dụ, A là người dùng truy cập website của bạn. Google Analytics sẽ bắt đầu tính “phiên” kể từ khi A truy cập trang web. Nếu hết 30 phút mà Minh không có bất kỳ tương tác nào trên website thì phiên sẽ kết thúc. Ngược lại, nếu A tương tác với một nhân tố bất kì nào trên website, thì với mỗi lần tương tác, Google Analytics sẽ đặt lại thời gian hết hạn của phiên sau 30 phút kể từ thời điểm tương tác đó.

 

Người dùng có thể mở nhiều phiên khác nhau. Mỗi phiên có thể diễn ra trong cùng một ngày hoặc trải dài trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Khi một phiên kết thúc, phiên mới có thể được bắt đầu.

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Để xem chỉ số này của Google Analytics, hãy thao tác chọn

  1. Đối tượng
  2. Tổng quan
  3. Phiên
chỉ số Google Analytics
Chỉ số phiên truy cập (Session)

Số lần xem trang (Pageview)

Số lần xem trang là số lần người dùng xem một trang web cụ thể. Mỗi lần tải lại trang cũng được tính là một lần xem trang. Số lần xem trang cho biết mức độ hấp dẫn của nội dung trên website hoặc ứng dụng của bạn.

 

Để hiểu rõ hơn chỉ số Google Analytics này, bạn hãy xem ví dụ sau:

A truy cập vào một website và có các hành vi cụ thể như sau:

  • Truy cập trang Topchuyengia 1
  • Click vào liên kết trong bài viết trên trang Topchuyengia 1 để chuyển sang trang Topchuyengia 2
  • Truy cập trang Topchuyengia 2
  • Rời khỏi.

Như vậy

Trang Trangtopchuyengia 1 được tính là: 1 Lần truy cập, 1 Phiên, 1 Lần xem trang

Trang Trangtopchuyengia 2 được tính là: 0 Lần truy cập, 0 Phiên, 1 Lần xem trang

 

A truy cập vào Trang Topchuyengia 1 sẽ được tính là một lượt xem trang và một phiên (bởi trên trang này, A phát sinh “tương tác” là nhấp chuột và chuyển sang trang Topchuyengia 2).

 

Sau đó, A chuyển sang trang Topchuyengia 2 trước khi rời khỏi trang web và kết thúc phiên. Tại trang đây, A không thực hiện bất kỳ “tương tác” nào. Do đó, Google Analytics ghi nhận trang Topchuyengia 2 không có phiên nào.

 

Để xem chỉ số này, hãy thao tác chọn

  1. Đối tượng
  2. Tổng quan
  3. Số lần xem trang
chỉ số Google Analytics
Chỉ số số lần xem trang (Pageview)

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát là tỷ lệ phần trăm của các phiên mà người dùng chỉ xem một trang duy nhất và không có tương tác nào khác. Hay có thể hiểu là những trang có 1 lượt truy cập và 0 có tương tác nào.

 

Tỷ lệ bỏ trang cho biết mức độ thất vọng hoặc không hài lòng của người dùng với website hoặc ứng dụng của bạn. Ngược lại, tỷ lệ bỏ trang thấp cho thấy người dùng có nhu cầu và quan tâm cao đối với nội dung của bạn.

 

Ví dụ, một trang web có 500 lượt truy cập trong một ngày. Trong số đó, có 250 lượt truy cập chỉ truy cập duy nhất một trang và rời đi ngay. Như vậy, tỷ lệ thoát của trang web này là 50%.

 

Để xem số liệu này, hãy thao tác

  1. Đối tượng
  2. Tổng quan
  3. Tỷ lệ thoát
chỉ số Google Analytics
Chỉ số Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Để cải thiện tỷ lê thoát trang cho website của bạn, vui lòng tìm hiểu về bài viết này: Bounce Rate trong Google Analytics 2023: hướng dẫn cách tính và cải thiện chỉ số này bạn nhé.

Thời gian trung bình của phiên (Avg. time per sessions)

Thời lượng trung bình của phiên là chỉ số biểu thị thời gian truy cập trung bình của người dùng trong một phiên. Thời gian trung bình của phiên được tính bằng cách lấy tổng thời lượng của tất cả các phiên chia cho tổng số phiên trong một phạm vi thời gian định trước.

 

Thời gian trung bình của phiên cho biết mức độ liên kết và hấp dẫn của người dùng với nội dung của website hoặc ứng dụng. Thời gian trung bình của phiên cũng có thể ảnh hưởng đến SEO và chuyển đổi của website hoặc ứng dụng.

 

Ví dụ: Một trang web có 100 phiên, với tổng thời lượng là 10.000 giây. Thời gian trung bình của phiên là 100 giây.

 

Để xem chỉ số Google Analytics này, hãy thao tác

  1. Đối tượng
  2. Tổng quan
  3. Thời lượng phiên trung bình
chỉ số Google Analytics
Chỉ số Thời gian trung bình của phiên (Avg. time per sessions)

Thời lượng của phiên (Session Duration)

Thời lượng của phiên là thời gian trung bình mà người dùng dành cho một phiên truy cập. Thời lượng của phiên cho biết mức độ liên kết của người dùng với website hoặc ứng dụng của bạn. Thời lượng của phiên được tính bằng cách lấy thời gian tương tác cuối cùng trừ đi thời gian tương tác đầu tiên trong một phiên.

 

Ví dụ: Một người dùng truy cập trang web của bạn lúc 10:00 sáng và rời đi lúc 11:00 sáng. Thời lượng phiên của người dùng này là 1 giờ.

 

Để xem chỉ số Google Analytics, hãy thao tác chọn:

  1. Đối tượng
  2. Hành vi
  3. Thời lượng phiên

Số trang/phiên (Avg. pageviews per sessions)

Một trong những chỉ số Google Analytics quan trọng để biết trang web của bạn có hấp dẫn khách truy cập hay không là số lượng trang/ phiên. Đây là chỉ số cho biết mỗi phiên truy cập trang web của bạn, khách truy cập xem được bao nhiêu trang. Nếu số trang/ phiên cao hơn 2, có nghĩa là khách truy cập có sự tương tác cao với trang web của bạn.

 

Để xem số liệu này, hãy chuyển thao tác

  1. Đối tượng
  2. Tổng quan
  3. Số trang/ Phiên
chỉ số Google Analytics
Chỉ số Số trang/phiên (Avg. pageviews per sessions)

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Một chỉ số Google Analytics quan trọng để đánh giá hiệu quả của trang web là tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ số này cho biết phần trăm khách truy cập trang web đã thực hiện hành động mong muốn, như mua hàng, đăng ký, hoặc sử dụng dịch vụ. Công thức tính Conversion Rate như sau:

 

Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượng mục tiêu hoàn thành x 100%) / Số lượt truy cập trang web.

 

Ví dụ: Một trang web bán hàng trực tuyến có 1000 lượt truy cập trong một ngày. Trong số đó, có 100 người mua hàng. Tỷ lệ chuyển đổi của trang web này là 10%.

 

Tỷ lệ chuyển đổi có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu của website, có thể là số lần gửi yêu cầu, gọi điện, đặt hàng, nhấn vào ưu đãi, v.v.

chỉ số Google Analytics
Chỉ số Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

 

Như vậy bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về 8 chỉ số Google Analytics quan trọng và các ví dụ về nó. Hiểu về các chỉ số này sẽ giúp bạn có thể tạo ra những nội dung và dịch vụ phù hợp, hấp dẫn hơn cho người dùng. Bạn cũng có thể tìm ra những điểm yếu và cơ hội để tăng trưởng trang web của bạn. Nếu muốn được hỗ trợ và hướng dẫn tối ưu website bởi những chuyên gia Tracking, hãy đặt lịch hẹn trên app Askany ngay hôm nay.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng