Hướng dẫn chọn Chart Data biểu diễn dữ liệu trực quan

Hướng dẫn chọn Chart Data biểu diễn dữ liệu trực quan

10/01/2024

429

0

Chia sẻ lên Facebook
Hướng dẫn chọn Chart Data biểu diễn dữ liệu trực quan

Chọn Chart Data phù hợp là một phần không thể thiếu trong quá trình trực quan hoá dữ liệu. Việc này góp phần giúp những dữ liệu khô khan trở nên dễ hiểu và mang lại cho người xem các giá trị to lớn để đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thúc đẩy phát triển tốt nhất. Vậy làm thế nào để chọn được Chart Data đúng cho dữ liệu phân tích? Trong bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ hướng dẫn cách chọn biểu đồ cơ bản, đồng thời chia sẻ chi tiết những loại biểu đồ để trình bày từng loại dữ liệu riêng biệt.

 

Thực tế, việc chọn Chart Data phù hợp với dữ liệu phân tích rất phức tạp và đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức về biểu đồ và trực quan hoá dữ liệu. Hãy cân nhắc liên hệ tư vấn với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm đang có mặt tại Askany hay khóa học Data Analyst online để được cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích về vấn đề này.

 

Tại sao cần chọn Chart Data đúng?

Tại sao cần chọn Chart Data đúng?
Tại sao cần chọn Chart Data đúng?

Trong bối cảnh dữ liệu ngày càng gia tăng mạnh mẽ như hiện nay, khả năng phân tích, xử lý và trực quan dữ liệu hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Và một trong những lợi ích nổi bật có thể kể đến là đưa ra quyết định dựa trên nguồn dữ liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, để đưa ra được những quyết định phù hợp, điều cần làm đầu tiên là phải lấy được thông tin có giá trị từ hệ thống dữ liệu khổng lồ. Vậy làm thế nào thu thập được những thông tin đó?

 

Để những số liệu khô khan trở nên có nghĩa, chúng ta cần thực hiện quy trình trực quan hoá dữ liệu. Trong quy trình này, Chart Data là yếu tố không thể thiếu và quyết định phần lớn đến việc giúp người xem hiểu được dữ liệu thể hiện điều gì. Có thể thấy rằng, Chart Data không chỉ là một công cụ hỗ trợ biểu diễn dữ liệu mà còn góp phần tách các thông tin nhiễu ra khỏi kho dữ liệu hiện có một cách đúng nhất. Tham khảo thêm Data Analyst là làm gì.

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Top 5 Chart Data thông dụng hiện nay

Chart là gì? Có những loại Chart phổ biến nào? Dưới đây là 5 loại Chart Data đang được sử dụng thông dụng nhất trong hoạt động trực quan hoá dữ liệu hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Bar Chart

Bar Chart
Bar Chart

Bar Chart hay còn được biết đến với tên gọi Column Chart, đây là một trong những loại biểu đồ được đánh giá là dễ đọc nhất. Bar Chart được sử dụng để so sánh các dữ liệu phân loại, trong đó có hai trục, một trục chứa các giá trị và một trục chứa các danh mục.

Pie Chart

Pie Chart
Pie Chart

Đây là một dạng biểu đồ thể hiện một phần trong tổng thể dữ liệu. Pie Chart thường được sử dụng để thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa các danh mục bằng cách chia một vòng tròn thành các phân đoạn theo tỷ lệ. Theo đó, chiều dài cung tròn sẽ đại diện cho tỷ lệ của mỗi danh mục và tổng vòng tròn đại diện cho toàn bộ dữ liệu bằng 100%. Mặc dù được sử dụng thông dụng, nhưng Pie Chart vẫn có những hạn chế nhất định. Cụ thể, chúng không thể hiển thị được quá nhiều giá trị, bởi khi số lượng giá trị hiển thị tăng lên đồng nghĩa với việc kích thước của mỗi phân đoạn sẽ trở nên nhỏ đi.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Line Chart

Line Chart
Line Chart

Line Chart là loại biểu đồ minh hoạ sự thay đổi theo thời gian, trong đó trục x chỉ khoảng thời gian, còn trục y chỉ số lượng. Line Chart được sử dụng với mục đích thể hiện xu hướng và phân tích các dữ liệu đã thay đổi theo thời gian như thế nào. Nếu độ dốc của biểu đồ hướng lên thì sẽ cho biết nơi giá trị tăng, nếu độ dốc hướng xuống thì cho biết nơi giá trị giảm. Một điểm cần lưu ý đó là không nên sử dụng hơn 3 - 4 dòng trên mỗi Line Chart, bởi điều này có thể làm cho biểu đồ trở nên lộn xộn và khó đọc.

Scatter Chart

Scatter Chart
Scatter Chart

Scatter Chart hay còn gọi là biểu đồ phân tán, đây là dạng biểu đồ dùng để biểu diễn mối liên hệ tương quan giữa hai biến số theo tọa độ trong toán học. Trong đó, trục y chứa các giá trị của biến được dự đoán (biến phụ thuộc) và trục x chứa các giá trị của biến đưa ra dự đoán (biến độc lập). Khi sử dụng biểu đồ phân tán, chúng ta có thể dễ dàng thấy được kết quả của biến phụ thuộc dựa trên các mốc của biến độc lập. Ví dụ, mối quan hệ giữa việc sử dụng phần mềm quản lý với hiệu suất công việc của công ty sẽ được Scatter Chart thể hiện rõ nét.

Combined Chart

Combined Chart
Combined Chart

Combined Chart là dạng biểu đồ có sự kết hợp của Bar Chart và Line Chart được dùng để so sánh dữ liệu ở các danh mục khác nhau trong khoảng thời gian cụ thể, tuy nhiên các bộ dữ liệu này cần phải liên quan đến một điểm chung. Bằng cách sử dụng biểu đồ này, chúng ta có thể truyền tải các thông tin phức tạp đến người xem để đưa ra những quyết định phù hợp cho hoạt động kinh doanh.

 

Lựa chọn một loại Chart đúng là một phần trong việc thực hiện Data Analysis Excel.

Hướng dẫn cơ bản cách chọn Chart Data

Để có thể chọn đúng Chart Data để trực quan hoá dữ liệu hiệu quả, đầu tiên bạn cần xác định được phương pháp được sử dụng để trình bày dữ liệu của mình. Có 4 phương pháp cơ bản nên lưu ý như sau:

  • So sánh.
  • Mối quan hệ.
  • Phân phối.
  • Tỷ trọng thành phần.

Với các chuyên gia thống kê và phân tích dữ liệu, hai phương pháp được dùng để trình bày dữ liệu phổ biến nhất là so sánh và tỷ trọng thành phần. Tiếp theo, để có thể xác định được loại biểu đồ nào phù hợp với dữ liệu của mình, bạn cần tiến hành trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Có bao nhiêu biến trong một biểu đồ mà bạn muốn hiển thị?
  • Bạn sẽ hiển thị bao nhiêu mục (điểm dữ liệu) cho mỗi biến?
  • Các giá trị sẽ được hiển thị trong một khoảng thời gian hay giữa các nhóm?

Nhìn chung, mỗi loại biểu đồ sẽ phù hợp với một phương pháp trình bày dữ liệu khác nhau. Đúc kết lại từ những điều nêu trên, biểu đồ thích hợp dùng để so sánh là Bar Chart, còn dùng để thể hiện xu hướng là Line Chart. Trong khi đó, Scatter Chart sẽ thể hiện các mối quan hệ và phân phối tốt nhất. Tuy nhiên, Pie Chart lại không nên được dùng để so sánh hoặc thể hiện sự phân phối, mà chỉ nên sử dụng để biểu diễn các tỷ trọng thành phần đơn giản.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp hướng dẫn chọn Chart Data tối ưu hoá quá trình trực quan hoá dữ liệu. Hy vọng đây sẽ là những cơ sở hữu ích giúp bạn thành công trong việc phân tích và xử lý các dữ liệu phức tạp, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong quá trình chọn lựa Chart Data để biểu diễn dữ liệu thì hãy ngay lập tực tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia Data Analyst giỏi và uy tín hàng đầu trên nền tảng Askany, chắc chắn bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ học về vấn đề này.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng