Master Data là gì? Hướng dẫn quản trị dữ liệu chủ (MDM) hiệu quả

Master Data là gì? Hướng dẫn quản trị dữ liệu chủ (MDM) hiệu quả

03/06/2024

654

0

Chia sẻ lên Facebook
Master Data là gì? Hướng dẫn quản trị dữ liệu chủ (MDM) hiệu quả

Master Data là gì? Cho những ai chưa biết thì Master Data (dữ liệu chủ) là nơi lưu trữ tất cả các thông tin quan trọng về các đối tượng kinh doanh, ví dụ như khách hàng, sản phẩm, nhà cung cấp, nhân viên,.... Đặc điểm của chúng là ổn định, ít thay đổi, chính xác và đáng tin cậy. Vậy cụ thể chúng có vai trò gì, cách để quản lý Dữ liệu Chủ (MDM) ra sao? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin cần thiết.

 

Master Data là gì?

Master Data là gì?
Master Data là gì?

Master Data, hay Dữ liệu Chủ, là dữ liệu cơ bản, chính xác, phổ biến và không thay đổi theo thời gian. Nó đóng vai trò nền tảng cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, hỗ trợ ra quyết định, kết nối thông tin và phân tích dữ liệu. Master Data bao gồm các thông tin cốt lõi về khách hàng, sản phẩm, nhà cung cấp và các thực thể quan trọng khác, được sử dụng liên tục và nhất quán trên toàn hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
 

Ví dụ về Master Data: Một công ty sản xuất có thể sử dụng Master Data để theo dõi thông tin sản phẩm, chẳng hạn như tên sản phẩm, mô tả, thông số kỹ thuật và giá cả. Dữ liệu này có thể được sử dụng để quản lý hàng tồn kho, lập kế hoạch sản xuất và bán hàng.

 

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học dạy BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Vai trò của Master Data

Master Data đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Hỗ trợ ra quyết định: Master Data cung cấp thông tin chính xác và nhất quán để hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Kết nối thông tin: Nó tạo ra một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp bằng cách kết nối dữ liệu từ các hệ thống khác nhau.
  • Phân tích dữ liệu: Cung cấp dữ liệu chất lượng cao cho các hoạt động phân tích dữ liệu, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường và hoạt động kinh doanh của mình.
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Master Data  giúp tự động hóa các quy trình và giảm thiểu sai sót, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Sau khi đã tìm hiểu Master Data là gì và vai trò của chúng, bạn cũng nên biết Data Democratization là gì

Các thành phần chính của Master Data

Các thành phần chính của Master Data
Các thành phần chính của Master Data

Master Data được đánh giá là thành phần không thể thiếu trong quy trình kinh doanh, cũng như hệ thống công nghệ thông tin của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dựa vào nguồn dữ liệu này, các nhà phân tích có thể chuẩn hoá dễ dàng các định dạng dữ liệu, đồng thời quản lý hiệu quả dữ liệu hơn.

Một Master Data đầy đủ sẽ bao gồm các thành phần như sau:

  • Các bên tham gia: Cá nhân, tổ chức, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, người hướng dẫn và người mua hàng.
  • Sản phẩm: Hàng hoá mua bán giữa các bên.
  • Cấu trúc tài chính: Tài liệu, tài sản, hệ thống công nghệ, tài khoản,...
  • Vị trí: Địa chỉ công ty, chi nhánh, khu vực phân phối sản phẩm,....

Hiện nay, tổng quan về phạm vi của toàn bộ sản phẩm được duy trì phụ thuộc rất nhiều vào nguồn Master Data. Khi doanh nghiệp xây dựng chuẩn một bộ Master Data thì quá trình tìm kiếm, tra cứu thông tin và nhất quán dữ liệu sẽ trở nên chuẩn xác và nhanh chóng hơn. Việc hiểu rõ hơn về Master data cũng giúp bạn có thể nắm chắc về Data Visualization là gì.

Các bước quản trị Master Data hiệu quả

Quản trị Master Data (MDM) là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo sự chính xác, tính nhất quán và độ tin cậy của thông tin. Dưới đây là các bước tối ưu hoá dữ liệu trong quản lý Master Data mà bạn có thể tham khảo thực hiện:

Nắm rõ dữ liệu doanh nghiệp quản lý

Nắm rõ dữ liệu doanh nghiệp quản lý
Nắm rõ dữ liệu doanh nghiệp quản lý

Để quản trị Master Data hiệu quả, bước đầu tiên bạn cần xác định chính xác nguồn dữ liệu quan trọng cho tổ chức. Các thông tin này thường là về khách hàng, sản phẩm, nhà cung cấp,... Việc nắm rõ từng đối tượng và thuộc tính kèm theo sẽ giúp doanh nghiệp chắc chắn về tính chính xác, cũng như mức độ tin cậy của dữ liệu.

Tích hợp các thao tác quản lý

Sau khi nắm bắt được Master Data, thông tin quan trọng của doanh nghiệp, bạn tiến hành thiết lập các quy trình và chính sách quản lý cho nguồn dữ liệu này. Quy trình quản lý dữ liệu sẽ bao gồm hướng dẫn cách nhập liệu, cập nhật và xoá dữ liệu. Bên cạnh đó, tính nhất quán và đồng nhất của dữ liệu trên toàn bộ hệ thống phải luôn được đảm bảo. Nhờ sự tích hợp của các thao tác quản lý, việc quản trị Master Data dần trở nên dễ dàng hơn rất nhiều lần.

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây
Lưu trữ dữ liệu trên đám mây

Một trong những xu hướng quản trị Master Data thông dụng hiện nay chính là sử dụng dịch vụ đám mây để lưu trữ. Cách này giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cho cơ sở hạ tầng, đồng thời hỗ trợ trình truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị và vị trí. Thêm vào đó, Master Data còn được bảo vệ khỏi các vấn đề về bảo mật một cách tối đa nhất. Đọc thêm về Data set là gì?

 

Khi thực hiện quản trị Master Data, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rất nhiều thách thức, chẳng hạn như nguồn dữ liệu đa dạng làm quá trình tích hợp và đồng bộ hóa phức tạp hay việc bảo mật dữ liệu gặp rủi ro,... Vậy nên, hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn Data Analyst tại Askany, những người đã thành công trong việc quản trị dữ liệu chủ để được hướng dẫn và chia sẻ các kinh nghiệm quý báu nhất.

Sự khác nhau giữa Master Data và Transaction Data là gì?

Master DataTransaction Data đều là hai loại dữ liệu then chốt trong quản lý thông tin doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa chúng sẽ có những thuộc tính riêng nhất định.

Xem thêm:

Các phương pháp thống kê trong Data Analyst là gì
Data Analyst là gì để hiểu rõ hơn về master data.

Transaction Data là gì?

Transaction Data là gì?
Transaction Data là gì?

Transaction là gì? Transaction Data là dữ liệu liên quan đến các giao dịch diễn ra trong một khoảng thời gian thực cụ thể. Nó được sử dụng để ghi lại đầy đủ các thông tin giao dịch, bao gồm địa điểm, hàng hóa đã mua, phương thức thanh toán,.... Ngoài ra, Transaction Data thường sẽ được thu thập tại thời điểm mà hoạt động bán hàng xảy ra.

 

Hiểu đơn giản thì Transaction Data được tạo ra từ các hệ thống ghi chép, hệ thống tài chính, hệ thống bán hàng hoặc bất kỳ hệ thống nào liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Hơn nữa, Transaction Data còn được xem là dạng dữ liệu phụ thuộc Master Data.

Phân biệt Master Data và Transaction Data

Vậy Master Data và Transaction Data khác nhau như thế nào? Bảng phân biệt dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn về điều này:

Các yếu tố Master Data Transaction Data
Đối tượng chính Tập trung vào các thông tin cơ bản, chính xác và duy nhất về các đối tượng như khách hàng, sản phẩm, nhà cung cấp, nhân viên,... Tập trung vào các thông tin liên quan đến giao dịch hoặc sự kiện cụ thể nào đó trong một khoản thời gian nhất định.
Tính ổn định Thông tin có tính ổn định cao, duy nhất và ít thay đổi theo thời gian trên toàn bộ hệ thống. Thông tin thay đổi liên tục do bản chất của các sự kiện và giao dịch. Ngoài ra còn tồn tại nhiều bản ghi với cùng một thông tin trong hệ thống.
Phạm vi sử dụng  Được sử dụng để làm tiêu chuẩn tham chiếu cho toàn hệ thống, hỗ trợ kết nối và đồng nhất dữ liệu. Được sử dụng để thực hiện các giao dịch hàng ngày như thanh toán hoá đơn, ghi nhận doanh số bán hàng, quản lý kho,...
Liên hệ quy trình kinh doanh Liên hệ chặt chẽ với những quy trình kinh doanh dài hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra chiến lược của doanh nghiệp Liên quan đến các hoạt động giao dịch hàng ngày và ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin về Master Data là gì, cùng với đó là cách thức quản trị dữ liệu chủ hiệu quả. Nếu như doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai quy trình quản trị Master Data, hãy nhanh chóng đặt lịch hẹn với các chuyên gia Data Analyst hàng đầu tại ứng dụng Askany. Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn để giúp doanh nghiệp của bạn thành công trong việc quản lý dữ liệu, từ đó nâng cao hiệu suất kinh doanh, tối ưu thời gian và chi phí thực hiện.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng