Biểu đồ kết hợp là gì? Cách ứng dụng Combo Chart trong kinh doanh

Biểu đồ kết hợp là gì? Cách ứng dụng Combo Chart trong kinh doanh

06/06/2024

965

0

Chia sẻ lên Facebook
Biểu đồ kết hợp là gì? Cách ứng dụng Combo Chart trong kinh doanh

Biểu đồ kết hợp là gì? Đây là loại biểu đồ phân tích dữ liệu giúp làm nổi bật sự khác biệt của các loại data khác nhau rõ nhất có thể. Doanh nghiệp và cá nhân đều cần sử dụng biểu đồ kết hợp để dễ thấy mối quan hệ giữa các dữ liệu và thông tin. Nếu chưa biết biểu đồ kết hợp là gì, bạn hãy xem bài hướng dẫn đầy đủ, chi tiết dưới đây của Topchuyengia.

 

Biểu đồ kết hợp là gì?

Biểu đồ kết hợp, hay còn gọi là combination chart hoặc combo chart, là loại biểu đồ có tất cả loại hình biểu thị thông tin, dữ liệu như thanh, cột, đường… Chúng được sử dụng để so sánh dữ liệu của các đơn vị, danh mục khác nhau trong một cùng khoảng thời gian. Biểu đồ kết hợp thường được sử dụng để truyền đạt sự khác biệt giữa các bộ dữ liệu khác nhau.

Biểu đồ kết hợp là gì?
Biểu đồ kết hợp là gì?

Biểu đồ kết hợp rất thông dụng trong các ngành khoa học, tiếp thị, giáo dục và tài chính. Chúng có nhiều loại và có thể giúp các nhà phân tích hay doanh nghiệp hiểu rõ hoặc truyền tải được các thông tin phức tạp.


Là một newbie ở mảng phân tích dữ liệu, bạn cảm thấy khó khăn trong việc vận dụng biểu đồ kết hợp vào công việc, chẳng hạn như không biết khi nào nên sử dụng, trình bày dữ liệu như thế nào cho chính xác và dễ hiểu,... Giải pháp tốt nhất mà bạn nên thử đó là tìm đến các chuyên gia Business Analyst đã có nhiều kinh nghiệm xử lý vấn đề này, hiện họ đang có mặt tại Askany. Chắc chắn, bạn sẽ được học hỏi rất nhiều điều hữu ích từ các chuyên gia.


Xem thêm:

Các loại biểu đồ kết hợp

Biểu đồ kết hợp là biểu đồ có tính chất linh hoạt, cho nên khi các loại biểu đồ được kết hợp với nhau sẽ giúp các nhà phân tích dễ dàng truyền đạt các dữ liệu phức tạp. Dưới đây là ba cách xác định biểu đồ kết hợp phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Biểu đồ kết hợp cột và đường

Biểu đồ kết hợp cột và đường là một trong những loại biểu đồ kết hợp phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Loại biểu đồ này cho thấy giá trị của các cột với nhau và dễ dàng theo dõi xu hướng, sự thay đổi của các giá trị dữ liệu dựa theo đường kẻ qua từng cột.

Biểu đồ kết hợp cột và đường
Biểu đồ kết hợp cột và đường

Ví dụ, một công ty bán máy tính sử dụng biểu đồ cột đánh giá doanh số bán hàng của các loại máy tính được bán và kết hợp biểu đồ đường để thể hiện lợi nhuận của từng loại máy tính bán được. Thông qua biểu đồ kết hợp cột và đường, công ty này có thể xác định được sản phẩm nào đang bán chạy nhất và sản phẩm nào bán ít nhất để có những chiến lược cải thiện doanh số phù hợp.

Biểu đồ kết hợp đường và cột liên cụm

Đây là loại biểu đồ nâng cao từ biểu đồ kết hợp cột và đường tiêu chuẩn. Loại biểu đồ kết hợp này được sử dụng khi cần thể hiện các dạng dữ liệu số và phần trăm, giúp các nhà phân tích biểu thị chính xác giá trị trung bình cho mỗi cụm và cung cấp thông tin tổng quan về xu hướng cho từng danh mục.

Biểu đồ kết hợp đường và cột theo cụm
Biểu đồ kết hợp đường và cột theo cụm

Biểu đồ kết hợp cột chồng và cột liên cụm

Biểu đồ kết hợp cột chồng và cột liên cụm giúp phân bố mật độ một chuỗi dữ liệu phức tạp. Các cột xếp chồng lên nhau giúp nhà phân tích dữ liệu chia nhỏ và hiển thị đầy đủ các lớp thông tin hơn.

Biểu đồ kết hợp thanh xếp chồng và cột theo cụm
Biểu đồ kết hợp thanh xếp chồng và cột theo cụm

Ví dụ, các công ty có thể xem lại dữ liệu bán hàng hàng năm của các chi nhánh cửa hàng ở từng khu vực với biểu đồ kết hợp cột chồng và cột liên cụm. Mỗi cụm trên biểu đồ đại diện cho doanh số bán hàng mỗi năm và mỗi cột đại diện cho các các khu vực khác nhau. Các cột chồng lên nhau kết hợp biểu đồ cột theo cụm giúp các công ty hiểu được doanh số bán hàng trong mỗi năm và mỗi quý ở từng khu vực. Thêm vào đó, biểu đồ này còn chia mỗi cột thành các phần nhỏ hơn cho các công ty thấy được vai trò của từng phần nhỏ đó so với tổng thể.

 

Xem thêm:

Khi nào sử dụng biểu đồ kết hợp?

Biểu đồ kết hợp có thể không thể hiện đầy đủ tất cả các loại dữ liệu và thông tin, do đó, cần hiểu rõ khi nào nên sử dụng chúng để đảm bảo phù hợp với từng tình huống cụ thể. Biểu đồ kết hợp là công cụ lý tưởng để xử lý các tập dữ liệu đa chiều.

Khi nào sử dụng biểu đồ kết hợp?
Khi nào sử dụng biểu đồ kết hợp?


Ngoài ra, biểu đồ kết hợp rất hiệu quả trong việc làm nổi bật mối quan hệ và sự tương phản giữa các loại dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn muốn có cái nhìn toàn diện về doanh số bán hàng, việc sử dụng biểu đồ đường để theo dõi xu hướng doanh thu và biểu đồ cột để làm nổi bật số lượng bán có thể giúp bạn hiểu rõ mối quan hệ giữa các biến số này.


Khi xử lý dữ liệu phân loại bao gồm cả tỷ lệ phần trăm và số lượng, biểu đồ kết hợp tích hợp biểu đồ đường và biểu đồ thanh có thể truyền tải thông tin một cách rõ ràng về sự thay đổi của mỗi danh mục theo tỷ lệ so với các danh mục khác theo thời gian.


Nếu chưa nắm rõ khi nào cần dùng biểu đồ kết hợp, bạn nên xem kỹ hơn về lộ trình học Data Analysis được đề xuất từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Ví dụ về ứng dụng biểu đồ kết hợp trong kinh doanh

Một thẩm mỹ viện phát hiện ra họ đang chi quá nhiều tiền cho kế hoạch marketing với KOLs. Họ quyết định tận dụng biểu đồ kết hợp để hiểu dữ liệu về kế hoạch marketing với KOLs. Thông qua biểu đồ kết hợp, họ muốn đánh giá hiệu suất marketing và phát triển các chiến lược để giảm chi phí bằng cách ngừng hợp tác với những KOLs đó vì họ không tạo ra doanh thu cao và tốn phần lớn ngân sách của doanh nghiệp.

Ví dụ về ứng dụng biểu đồ kết hợp trong kinh doanh
Ví dụ về ứng dụng biểu đồ kết hợp trong kinh doanh


Thẩm mỹ viện tạo các biểu đồ kết hợp nhiều cột hiển thị các nhu cầu, tỷ lệ chuyển đổi và số nhấp chuột được tạo bởi những follower của KOL đó. Điều này giúp họ hiểu được mức độ tương tác và đóng góp doanh thu mà mỗi KOL mang lại. Tuy nhiên, họ tin rằng mức độ tương tác và doanh số bán hàng tăng lên sẽ không tương xứng với chi phí cắt cổ của những KOL đó.


Do đó, doanh nghiệp đã kết hợp biểu đồ đường với biểu đồ cột liên cụm để hiển thị mức phí họ trả cho mọi KOL nhằm xác định ai đang tốn kém nhất. Hình ảnh trực quan này cho phép doanh nghiệp so sánh mọi KOL, đóng góp của họ doanh số bán hàng và mức độ tương tác cũng như mức phí. Từ đó, họ đưa ra quyết định chính xác về việc nên giữ và bỏ người nào để duy trì ngân sách tiếp thị của mình.

Ưu nhược điểm của biểu đồ kết hợp

Ưu điểm

Đầu tiên, biểu đồ kết hợp giúp các nhà phân tích đơn giản hoá việc so sánh các dữ liệu và thông tin, từ đó có thể đánh giá được mối tương quan giữa từng tập dữ liệu và sự tác động của chúng đến kết quả đưa ra. Biểu đồ kết hợp có khả năng cung cấp cái nhìn đa dạng về dữ liệu, cho phép nhà phân tích tập trung vào các lĩnh vực đang nghiên cứu. Chính vì vậy, loại biểu đồ này đã trở thành công cụ tuyệt vời giúp nhiều cá nhân, doanh nghiệp chủ động phát hiện và quản lý rủi ro, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong kinh doanh.

Các ưu và nhược điểm của biểu đồ kết hợp
Các ưu và nhược điểm của biểu đồ kết hợp

Tiếp theo, bằng cách cô đọng các thông tin thành một hình ảnh trực quan, biểu đồ kết hợp giúp các nhà phân tích tiết kiệm thời gian nghiên cứu và đánh giá dữ liệu hiệu quả, từ đó có thể truyền tải kết quả đến người xem. Đồng thời, nó còn giúp giảm thiểu khối lượng công việc cho các chuyên viên nhờ vào việc chỉ phải trình bày dữ liệu trực quan thay vì phải làm việc trên nhiều đồ thị và biểu đồ khác nhau.


Cuối cùng, việc tích hợp nhiều loại biểu đồ giúp giải mã dữ liệu thô phức tạp thông qua trực quan hoá. Biểu đồ kết hợp là một công cụ lý tưởng để trình bày dữ liệu thô một cách dễ hiểu. Do đó, biểu đồ này có thể giúp nhà phân tích đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên những dữ liệu chính xác.

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích nêu trên, biểu đồ kết hợp cũng tồn tại những điểm hạn chế nhất định. Một trong những nhược điểm lớn nhất của loại biểu đồ này là tính phức tạp. Bởi khi kết hợp nhiều dạng biểu đồ khác nhau cùng đa dạng các tập dữ liệu, điều này có thể làm cho người xem khó theo dõi và hiểu chính xác thông tin mà nhà phân tích thể hiện. Đồng thời, nếu như không được tạo đúng cách, biểu đồ này có thể truyền đạt thông tin sai lệch đến người xem.

 

Thêm vào đó, việc so sánh các yếu tố giữa các loại biểu đồ có thể trở nên đầy thách thức khi chúng được biểu diễn bằng các đơn vị đo khác nhau. Việc này có thể làm giảm khả năng so sánh các thông tin chính xác.

Lưu ý khi sử dụng biểu đồ kết hợp

Khi tạo biểu đồ kết hợp, doanh nghiệp phải chú ý cẩn thận đến việc chia tỷ lệ. Mỗi biểu đồ có thể có phạm vi đo khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các thang đo này tương thích với nhau. Doanh nghiệp tuyệt đối không được để cách trình bày làm sai lệch thông tin, dữ liệu.

Lưu ý khi sử dụng biểu đồ kết hợp
Lưu ý khi sử dụng biểu đồ kết hợp


Việc chia tỷ lệ sai có thể làm tăng nguy cơ hiểu sai. Một lỗi phổ biến là bạn khiến các xu hướng có vẻ bị kém đi hoặc phóng đại hơn, gây nhầm lẫn cho người xem. Bằng cách hiệu chỉnh quy mô đúng cách và phân định thông tin rõ ràng, bạn có thể giúp người xem hiểu được chính xác dữ liệu mà không nhầm lẫn.


Việc lựa chọn chuỗi dữ liệu cẩn thận cũng rất quan trọng khi làm biểu đồ kết hợp. Bạn cần chọn các tập dữ liệu có chung kết nối logic và phối hợp tốt với nhau. Vì vậy, khi chọn chuỗi dữ liệu, hãy chọn những chuỗi bổ sung cho nhau. Hơn nữa, tránh kết hợp các bộ dữ liệu khác nhau thiếu mối tương quan rõ ràng.
 

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ được biểu đồ kết hợp là gì và cách sử dụng nó trong việc kinh doanh, marketing và quảng cáo. Biểu đồ kết hợp là phương pháp hiệu quả nhất để bạn phân tích và diễn giải các nhóm dữ liệu và thông tin khác nhau. Nếu gặp khó hay không biết tạo biểu đồ kết hợp cho doanh nghiệp của mình thế nào để hiệu quả, bạn có thể liên hệ các chuyên gia Data Analyst tại Askany để được tư vấn chi tiết từng bước.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng