Top 17+ các loại biểu đồ thống kê giúp trực quan hoá dữ liệu tốt nhất

Top 17+ các loại biểu đồ thống kê giúp trực quan hoá dữ liệu tốt nhất

05/06/2024

590

0

Chia sẻ lên Facebook
Top 17+ các loại biểu đồ thống kê giúp trực quan hoá dữ liệu tốt nhất

Các loại biểu đồ thống kê có vai trò minh hoạ dữ liệu trực quan vô cùng hữu ích trong lĩnh vực Data Analyst. Chúng có khả năng biến các số liệu trừu tượng trở nên dễ hiểu để truyền đạt thông tin đến người xem một cách chính xác nhất. Theo dõi bài viết dưới đây của Topchuyengia để cập nhật chi tiết 17 loại biểu đồ thống kê: pie chart, bar chart, line chart, scatter chart, area chart, box plot,... thông dụng nhất hiện nay. 

Top 17 loại biểu đồ thống kê thông dụng

Line chart (biểu đồ đường)

Biểu đồ đường
Biểu đồ đường

Biểu đồ đường là loại biểu đồ minh hoạ sự thay đổi của các biến theo thời gian qua các điểm dữ liệu. Biểu đồ đường thường được sử dụng để hiển thị các xu hướng của dữ liệu, trong đó độ dốc hướng lên của biểu đồ cho biết nơi giá trị đã tăng và độ dốc hướng xuống cho biết nơi giá trị đã giảm. Khi áp dụng biểu đồ đường, bạn cần tránh vẽ nhiều hơn 3 - 4 dòng trên mỗi biểu đồ, điều này sẽ làm biểu đồ trở nên lộn xộn và khó đọc. Data Analyst là làm gì? Người thống kê dữ liệu rất cần nắm rõ nhiều loại biểu đồ khác nhau giúp họ dễ dàng truyền đạt, trình bày dữ liệu một cách dễ hiểu nhất đến doanh nghiệp.

Bar chart (biểu đồ cột)

Biểu đồ thanh
Biểu đồ thanh

Biểu đồ cột được đánh giá là một trong các loại chart dễ đọc nhất, giúp so sánh các bộ dữ liệu với nhau. Ngoài ra, biểu đồ này còn có chức năng làm nổi bật các biến bằng các thanh màu và độ dài dựa theo giá trị dữ liệu. Biểu đồ thanh có 2 dạng chính là biểu đồ thanh đứng và biểu đồ thanh ngang.

Box Plot (biểu đồ hộp)

Biểu đồ Box Plot
Biểu đồ Box Plot

A Box Plot là gì? Đây là dạng biểu đồ được sử dụng để diễn tả 5 vị trí phân bố của dữ liệu, bao gồm giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max), tứ phân vị thứ nhất (Q1), trung vị (median) và tứ phân vị thứ 3 (Q3). Mặc dù Box Plot còn khá mới so với những loại biểu đồ thống kê khác, tuy nhiên biểu đồ này lại có ưu điểm về việc chiếm ít không gian, điều này mang lại lợi ích khi so sánh phân phối giữa nhiều nhóm hoặc data set là gì.

Scatter Chart (biểu đồ phân tán)

Biểu đồ phân tán (Scatter Chart) là một dạng biểu đồ thống kê sử dụng các điểm dữ liệu được vẽ trên hệ tọa độ Descartes để thể hiện mối quan hệ giữa hai biến số. Mỗi điểm dữ liệu trong biểu đồ đại diện cho một cặp giá trị của hai biến đang được xét.

các loại biểu đồ thống kê

Biểu đồ cây (Treemap)

các loại biểu đồ thống kê

Biểu đồ cây sử dụng các hình chữ nhật có kích thước khác nhau để thể hiện cấu trúc phân cấp của dữ liệu. Mỗi hình chữ nhật đại diện cho một cấp trong phân cấp, kích thước của hình chữ nhật thể hiện giá trị của cấp đó.

 

Gantt Chart (Biểu đồ Gantt)

 

các loại biểu đồ thống kê

Biểu đồ Gantt sử dụng các thanh ngang để thể hiện tiến độ thực hiện các công việc trong một dự án. Mỗi thanh ngang đại diện cho một công việc, chiều dài của thanh ngang thể hiện thời gian dự kiến hoàn thành công việc, vị trí của thanh ngang thể hiện thời gian bắt đầu và kết thúc công việc.

Sankey Diagram (biểu đồ Sankey)

các loại biểu đồ thống kê

Biểu đồ Sankey sử dụng các đường cong có độ dày khác nhau để thể hiện luồng dữ liệu giữa các nút trong một hệ thống. Mỗi nút đại diện cho một trạng thái hoặc bước trong hệ thống, độ dày của đường cong thể hiện lượng dữ liệu di chuyển giữa các nút.

Gauge Chart (Biểu đồ đồng hồ đo)

Giống như đồng hồ đo tốc độ trên xe máy, biểu đồ này sử dụng một vòng tròn có kim chỉ để thể hiện giá trị của biến. Vị trí của kim chỉ trên vòng tròn thể hiện mức độ đạt được mục tiêu hoặc mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Nó có thể được dùng để theo dõi tiến độ hoàn thành dự án, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong doanh nghiệp.

các loại biểu đồ thống kê

 

Ring chart (biểu đồ hình khuyên)

các loại biểu đồ thống kê

Biểu đồ vành khuyên (Ring Chart) hay còn gọi là biểu đồ vòng, biểu đồ bánh donut là một dạng biểu đồ hình tròn được chia thành nhiều vòng/vành khuyên nhỏ hơn. Mỗi vòng/vành khuyên đại diện cho một phần trong tổng thể, kích thước của vòng/vành khuyên thể hiện tỷ lệ phần trăm của phần đó so với tổng thể.

Spider Chart (Biểu đồ lưới nhện)

các loại biểu đồ thống kê

Biểu đồ mạng nhện (Spider Chart), còn được gọi là Biểu đồ radar, là một dạng biểu đồ thống kê sử dụng nhiều trục tỏa ra từ một điểm trung tâm để so sánh giá trị của nhiều chuỗi dữ liệu khác nhau. Mỗi trục đại diện cho một chuỗi dữ liệu, và các điểm dữ liệu được biểu thị bằng các dấu chấm hoặc hình dạng khác nhau được nối với điểm trung tâm bằng các đường thẳng.

Histogram (biểu đồ tần suất)

Biểu đồ Histogram
Biểu đồ Histogram

Đây là một loại biểu đồ thống kê biểu thị tần suất, sự phân bố của một biến ở dạng cột. Trong đó, trục x thể hiện phạm vi dữ liệu và trục y biểu thị tần số. Biểu đồ Histogram giúp nhà phân tích đưa ra các ước tính chính xác về vị trí mà các giá trị tập trung, có điểm cực trị là gì hoặc có khoảng trống hay giá trị bất thường nào không. Bên cạnh đó, biểu đồ này còn giúp ích trong việc đưa ra cái nhìn sơ lược về phân phối xác suất. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp thông kê tại đây.

Heat map (biểu đồ nhiệt)

Biểu đồ nhiệt
Biểu đồ nhiệt

Biểu đồ nhiệt thể hiện dữ liệu trực quan về hành vi của người dùng khi truy cập vào các trang web dựa trên màu sắc. Màu nóng cho biết nơi được tương tác nhiều nhất, màu lạnh cho biết nơi có lượng tương tác ít nhất. Biểu đồ nhiệt rất hữu ích đối với việc kiểm tra dữ liệu chéo bằng cách đặt các dữ liệu vào hàng, cột và tô màu cho các ô trong bảng. Đặc biệt hơn, loại biểu đồ này còn hỗ trợ việc hiển hiển thị phương sai trên nhiều biến hoặc hiển thị các biến tương tự nhau nhằm phát hiện mối tương quan giữa chúng. Có thể nói rằng, biểu đồ nhiệt vô cùng phù hợp để đưa ra cái nhìn tổng quan về dữ liệu số so với các loại biểu đồ khác.

Pie Chart (biểu đồ tròn)

Biểu đồ tròn
Biểu đồ tròn

Biểu đồ tròn thường được sử dụng để tìm hiểu mức đóng góp giữa các phần trong toàn bộ tập hợp. Do đó, biểu đồ này mang rất nhiều lợi ích đối với việc thể hiện cấu thành của bộ dữ liệu. Ví dụ, biểu đồ tròn cho thấy sự phân phối kinh doanh giữa các khu vực.

Funnel Chart (biểu đồ phễu)

Biểu đồ phễu
Biểu đồ phễu

Đây là loại biểu đồ giúp thể hiện dòng/ giảm luỹ tiến của một số liệu kinh doanh qua từng giai đoạn. Chẳng hạn như, trực quan hóa việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị, sau đó chuyển đổi tiếp thành khách hàng tiềm năng để bán và cuối cùng là khách hàng tiềm năng thu được. Mục đích của việc này là tạo doanh số thực tế thông qua các giai đoạn chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Area Chart (biểu đồ vùng)

Biểu đồ vùng
Biểu đồ vùng

Biểu đồ vùng cơ bản là sự điều chỉnh của biểu đồ đường, trong đó khu vực dưới đường được nhấn mạnh tầm quan trọng và màu tô cho khu vực đó hơi trong suốt để có thể hiển thị được các khu vực chồng lấp. Tương tự như biểu đồ đường, biểu đồ vùng được áp dụng trong việc biểu thị sự phát triển của các giá trị định lượng trong một khoảng thời gian cụ thể.

Bubble chart (biểu đồ bong bóng)

Biểu đồ bong bóng
Biểu đồ bong bóng

Biểu đồ bong bóng được sử dụng với mục đích so sánh tỷ lệ giữa các khu vực, trong đó các vòng tròn sẽ thể hiện hiện giá trị của nó trong tập dữ liệu. Tuy nhiên, nếu các vòng tròn này quá lớn có thể bị chồng lên nhau và chồng lên các vùng khác.

Mixed Chart (biểu đồ kết hợp)

Biểu đồ kết hợp
Biểu đồ kết hợp

Biểu đồ kết hợp là gì? Như tên gọi, đây là loại biểu đồ có sự kết hợp của biểu đồ đường và biểu đồ thanh. Biểu đồ kết hợp được sử dụng để xác định chuỗi dữ liệu bổ sung cùng với dữ liệu chính. Ví dụ như, nếu tổng doanh số giữa các khu vực được thể hiện bằng các thanh thì doanh số trung bình và ROI sẽ được thể hiện ở dạng các đường riêng lẻ trên biểu đồ.

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học dạy BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Xem thêm các bài viết khác:


Như vậy bài viết đã tổng hợp các loại biểu đồ thống kê được sử dụng phổ biến trong ngành phân tích dữ liệu hiện nay. Nhìn chung, việc nắm vững các loại biểu đồ thống kê giúp chúng ta dễ dàng truyền đạt thông tin, tóm tắt dữ liệu phức tạp, so sánh, phân tích và dự đoán các xu hướng hiệu quả. Do đó, nếu bạn chưa biết cách vận dụng các biểu đồ nêu trên như thế nào, hãy truy cập ngay ứng dụng Askany để gặp gỡ các chuyên gia DA hàng đầu, họ sẽ cung cấp toàn bộ kiến thức về biểu đồ thống kê trong khóa học Data Analyst để bạn tối ưu hoá quá trình trực quan hoá dữ liệu tốt nhất.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng