Manufacturing Overhead là gì? Cách tính chi phí sản xuất chung cụ thể

Manufacturing Overhead là gì? Cách tính chi phí sản xuất chung cụ thể

20/05/2024

1333

0

Chia sẻ lên Facebook
Manufacturing Overhead là gì? Cách tính chi phí sản xuất chung cụ thể

Manufacturing Overhead là gì? Trong hoạt động doanh nghiệp, có một loại chi phí thường có xu hướng bị bỏ qua, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, giảm thiểu đáng kể các chi phí không đáng để giúp nâng cao hiệu quả quản lý của nhà máy. Trong bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ giới thiệu đến bạn Manufacturing Overhead hay còn gọi là chi phí sản xuất chung và cách tính cụ thể loại chi phí này.

 

Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc xác định Manufacturing Cost là gì cũng như tính toán chi phí sản xuất chung, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia và khóa học Business Analyst uy tín của ứng dụng Askany để được hướng dẫn và cung cấp các thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.

 

Manufacturing Overhead là gì?

Manufacturing Overhead là gì?
Manufacturing Overhead là gì?

Manufacturing Overhead (Chi phí sản xuất chung) là khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, không bao gồm chi phí nhân công và nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí sản xuất chung là một trong những yếu tố then chốt quyết định giá thành của sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, nhóm chi phí này được đánh giá khá phức tạp bởi bao gồm nhiều khoản khác nhau. Tham khảo về Data Analyst là gì để hiểu rõ hơn về Manuafacturing overhead.

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Phân loại chi phí sản xuất chung

Phân loại chi phí sản xuất chung
Phân loại chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất cố định

Chi phí sản xuất cố định thường là loại chi phí không thay đổi theo số lượng sản xuất. Đây được xem là chi phí gián tiếp, không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trực tiếp. Các loại chi phí sản xuất chung cố định gồm chi phí máy móc, thiết bị, nhà xưởng, sửa chữa, khấu hao, quản lý công việc hành chính tại phân xưởng,...

Chi phí sản xuất biến đổi

Chi phí sản xuất biến đổi là chi phí bị ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất và khối lượng sản phẩm. Chi phí này được chi cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Các loại chi phí sản xuất chung biến đổi được xác định có thể là nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp. Thêm vào đó, chi phí sản xuất chung biến đổi sẽ được phân bổ cho đơn vị sản phẩm dựa theo chi phí phát sinh thực tế.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Chi phí sản xuất chung gồm những chi phí nào?

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng và dựa vào các yếu tố chi phí khác nhau. Các loại chi phí cụ thể đó là:

  • Chi phí nhân viên phân xưởng: Đây là các khoản chi phí phải trả cho nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương, tiền công, bảo hiểm và các khoản phụ cấp khác. Đội ngũ nhân viên phân xưởng phải kể đến như quản lý phân xưởng, nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên vận chuyển nội bộ,...
  • Chi phí vật liệu: phản ánh khoản chi phí liên quan đến vật liệu dùng chung cho phân xưởng, cụ thể là vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, dụng cụ quản lý và sử dụng thuộc nhu cầu của phân xưởng, chi phí lán trại tạm thời,....
  • Chi phí dụng cụ sản xuất được xác định là các khoản chi phí liên quan đến công cụ, dụng cụ được sử dụng cho hoạt động quản lý của phân xưởng và quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định là loại chi phí phản ánh giá trị khấu hao của tất cả tài sản cố định được sử dụng tại phân xưởng sản xuất như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng,....
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài có nghĩa là các loại chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, vận hành phân xưởng, bao gồm chi phí thuê ngoài, tiền điện, nước, internet, tiền thuê tài sản cố định, chi phí thuê ngoài,....
  • Chi phí bằng tiền khác là các khoản phí chưa được đề cập ở trên nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận hành phân xưởng, cụ thể như chi phí tiếp khách, chi phí công chứng,....

Cách tính chi phí sản xuất chung cụ thể

Cách tính chi phí sản xuất chung cụ thể
Cách tính chi phí sản xuất chung cụ thể

Thực tế, việc tính chi phí sản xuất chung đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó giúp kiểm soát và tính tổng các chi phí trong hoạt động sản xuất nhằm tạo ra dòng tiền tích cực và làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 

Để tính chi phí sản xuất chung, chúng ta áp dụng theo công thức sau:

 

Chi phí sản xuất chung  = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung phát sinh từ đầu đến cuối quy trình sản xuất.

 

Hãy xem ví dụ sau đây để hình dung rõ hơn về cách tính chi phí sản xuất chung:

 

Công ty A kinh doanh quần áo, trong tháng 3/2023 có phát sinh các chi phí sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu như vải, cúc, chỉ: 200 triệu đồng.
  • Chi phí dụng cụ sản xuất là 10 cái máy may: 5 triệu đồng/ máy.
  • Chi phí nhân công cho 100 nhân viên: 8 triệu đồng/ nhân viên.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước: 15 triệu đồng.

Lúc này, chi phí sản xuất chung = 200 triệu + 5 triệu * 10 + 8 triệu * 100 + 15 triệu = 1 tỷ 065 triệu đồng.

Như vậy, bài viết của Topchuyengia đã giải thích Manufacturing Overhead là gì và các thông tin liên quan khác một cách chi tiết nhất. Hy vọng đây sẽ là những dữ liệu vô cùng hữu ích cho bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về chi phí sản xuất chung và được hướng dẫn cách tính chi phí này cụ thể và chính xác, bạn có thể trực tiếp trao đổi với các chuyên gia Business Analyst tại Askany có thâm niên làm nghề và chuyên môn cao để được hỗ trợ tốt nhất.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng