Data Cleaning là gì? 5 bước làm sạch dữ liệu đơn giản, hiệu quả

Data Cleaning là gì? 5 bước làm sạch dữ liệu đơn giản, hiệu quả
Bảo Linh

17/11/2023

529

0

Chia sẻ lên Facebook
Data Cleaning là gì? 5 bước làm sạch dữ liệu đơn giản, hiệu quả

Data Cleaning là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích dữ liệu. Nó có sự ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dữ liệu và kết quả đầu ra để doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp cho hoạt động kinh doanh. Xem ngay bài viết dưới đây của Topchuyengia để cập nhật chi tiết những thông tin hữu ích về Data Cleaning cũng như các bước làm sạch dữ liệu hiệu quả, đơn giản.

 

Quy trình làm sạch dữ liệu vô cùng phức tạp, nếu như bạn không sở hữu kiến thức vững chắc cũng như am hiểu cách sử dụng các công cụ hỗ trợ, việc này càng khiến quá trình Data Cleaning trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức. Bạn nên tìm đến các chuyên gia giỏi, đã có nhiều kinh nghiệm ở mảng này hỗ trợ mình. Askany là ứng dụng giúp bạn dễ dàng kết nối với những chuyên gia đào tạo Data Analyst ngay lập tức.

 

Data Cleaning là gì?

Data Cleaning là gì?
Data Cleaning là gì?

Data Analyst là làm gì? Thực hiện Data Cleaning hay còn được được gọi là làm sạch dữ liệu, là quá trình điều chỉnh, loại bỏ những dữ liệu kém chất lượng, sai định dạng, không đầy đủ, trùng lặp,... trong cơ sở dữ liệu.

 

Data Cleaning được xem là quá trình không thể thiếu khi thực hiện phân tích dữ liệu. Quá trình này đảm bảo kết quả đầu ra nhất quán, có độ chính xác cao và đáng tin cậy. Đồng thời, nó cũng giúp việc sử dụng và phân tích sau này không gặp bất kỳ lỗi nào.

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Tại sao phải làm sạch dữ liệu?

Tại sao phải làm sạch dữ liệu?
Tại sao phải làm sạch dữ liệu?

Dữ liệu được ví như tài sản quan trọng của doanh nghiệp, việc có nguồn dữ liệu chất lượng giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất tổng thể, giảm thiểu ngân sách đầu tư, đồng thời đảm các quyết định đưa ra có ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các lợi ích cụ thể của việc làm sạch dữ liệu có thể kể đến gồm:

  • Cải thiện năng suất làm việc: Thay vì mất thời gian tìm kiếm các dữ liệu chính xác và chỉnh sửa từng dữ liệu bị lỗi, quá trình làm sạch dữ liệu giúp các chuyên viên tập trung 100% vào các công việc chính như phân tích dữ liệu, xây dựng báo cáo,....
  • Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng: Có một nguồn dữ liệu sạch, chất lượng giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động marketing thông qua việc xác định đúng tệp khách hàng tiềm năng, từ đó có những chiến lược thu hút, chăm sóc khách hàng phù hợp.
  • Đưa ra các quyết định đúng đắn: Đối với mỗi doanh nghiệp, phân tích dữ liệu đóng vai trò then chốt trong việc phát triển hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất. Do đó, việc làm sạch dữ liệu là một trong những phương pháp đảm bảo doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho mình ở hiện tại và tương lai.

Đọc thêm: Lộ trình học data analysis dành cho người mới bắt đầu.

Quy trình 5 bước làm sạch dữ liệu

Thực tế, không có một quy định cụ thể nào về cách làm sạch dữ liệu, tùy thuộc vào từng tệp dữ liệu mà quy trình thực hiện sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng chính là bạn cần phải biết thiết lập một khuôn mẫu chuẩn cho quy trình này để chắc chắn rằng mình luôn thực hiện đúng. Dưới đây là 5 bước làm sạch dữ liệu được Topchuyengia tổng hợp từ các chuyên gia phân tích dữ liệu hàng đầu, bạn có thể tham khảo thực hiện theo:

Bước 1: Loại bỏ Duplicate Observation

Đầu tiên, bạn cần xóa các Duplicate Observation (quan sát trùng lặp) ra khỏi cơ sở dữ liệu. Khi bạn thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tình trạng quan sát trùng lặp sẽ xảy ra, đây là nguy cơ lớn nhất của việc tạo ra các dữ liệu trùng lặp hoặc dữ liệu không liên quan. Cần lưu ý rằng, loại bỏ sự trùng lặp trong cơ sở dữ liệu là điều vô cùng cần thiết trong quá trình làm sạch dữ liệu, điều này giúp việc phân tích và quản lý dữ liệu trở nên hiệu quả hơn.

Bước 2: Sửa lỗi cấu trúc

Sửa lỗi cấu trúc
Sửa lỗi cấu trúc

Lỗi cấu trúc xuất hiện khi bạn thực hiện hoạt động đo lường hoặc chuyển đổi dữ liệu và nhận thấy các hiển thị lạ như quy ước đặt tên, lỗi chính tả, viết hoa không chính xác. Những điều này có thể gây ra vấn đề dán nhãn sai danh mục, làm xáo trộn dữ liệu mà bạn thu thập.

Bước 3: Lọc dữ liệu ngoại lai

Thông thường, sẽ có những dữ liệu chỉ xuất hiện một lần mà nếu nhìn thoáng qua thì chúng có vẻ khớp với dữ liệu bạn đang phân tích. Do đó, việc xoá dữ liệu ngoại lai cũng sẽ giúp cải thiện hiệu suất dữ liệu. Tuy nhiên, đôi khi, việc có một số dữ liệu ngoại lai sẽ chứng minh việc phân tích dữ liệu của bạn đi đúng hướng. Cho nên, bạn cần nghiên cứu thật kỹ liệu dữ liệu ngoại lai đó có làm ảnh hưởng đến việc phân tích của mình hay không để cân nhắc loại bỏ nó.

Bước 4: Xử lý dữ liệu bị thiếu

Xử lý dữ liệu bị thiếu
Xử lý dữ liệu bị thiếu

Có nhiều thuật toán không thực hiện được nếu như bị thiếu dữ liệu, vậy nên việc bỏ qua dữ liệu bị thiếu có thể khiến quá trình phân tích của bạn bị ảnh hưởng. Sau đây là 2 cách xử lý dữ liệu bị thiếu bạn nên xem xét:

  • Nhập các dữ liệu thiếu dựa trên quan sát. Tuy nhiên, việc này có thể làm mất tính toàn vẹn của dữ liệu vì hoạt động quan sát của bạn đang mang tính giả định chứ không phải do quan sát thực tế.
  • Thay đổi cách sử dụng dữ liệu để điều hướng các giá trị rỗng hay còn được hiểu là giá trị không có số liệu.

Bước 5: Kiểm tra lại chất lượng dữ liệu

Sau khi kết thúc quá trình làm sạch dữ liệu, bạn nên thực hiện xác thực lại chất lượng dữ liệu của mình một lần nữa. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi như sau cho việc xác thực:

  • Dữ liệu có ý nghĩa không?
  • Dữ liệu có tuân theo các quy tắc phù hợp với trường của nó không?
  • Bạn có thể tìm thấy các xu hướng trong dữ liệu của mình không?
  • Dữ liệu có thể hiện điều gì về nguyên lý làm việc của bạn không?

Xem thêm các bài viết khác:

Các công cụ hỗ trợ làm sạch dữ liệu

OpenRefine

OpenRefine
OpenRefine

OpenRefine, trước đây được biết là Google Refine, là công cụ dữ liệu nguồn mở cho phép người dùng làm việc với các bộ dữ liệu phức tạp, hỗ trợ làm sạch và chuyển đổi chúng qua một định dạng khác mà vẫn có thể duy trì được cấu trúc ban đầu. OpenRefine còn giúp mở rộng các bộ dữ liệu với nhiều trang web khác nhau. Một lợi thế khác của OpenRefine là có tính năng API để tích hợp các dịch vụ của một bên thứ ba và tự động hóa hoạt động.

Trifacta Wrangler

Trifacta Wrangler
Trifacta Wrangler

Trifacta Wrangler là một trong những công cụ làm sạch dữ liệu hữu hiệu trên thị trường hiện nay. Công cụ này giúp các nhà phân tích dữ liệu tiếp cận, chuyển đổi và làm sạch nguồn dữ liệu nhanh hơn nhiều lần so với những công cụ khác nhờ vào khả năng tập trung phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, Trifacta Wrangler cũng dựa vào công nghệ học máy (Machine Learning) để đưa ra các đề xuất biến đổi và tổng hợp big data là gì phổ biến.

Winpure Clean & Match

Winpure Clean & Match
Winpure Clean & Match

Winpure Clean & Match là công cụ làm sạch dữ liệu tiết kiệm chi phí, hoạt động dựa trên nguyên tắc sửa chữa, chuẩn hoá và xoá bỏ các bản sao. Winpure Clean & Match không chỉ được biết đến với chức năng dọn dẹp cơ sở dữ liệu, mà còn nhiều thứ khác. Đặc biệt hơn, công cụ làm sạch dữ liệu này có ưu điểm vô cùng lớn là có thể cài đặt cục bộ, giúp bảo mật tối đa thông tin. Hiện công cụ này có thể được sử dụng trên CRM, bảng tính hoặc nhiều nền tảng khác. Một số cơ sở dữ liệu được làm sạch bằng Winpure Clean & Match là tệp SQL Server, Access, Txt và Dbase.

 

Các dữ liệu chưa được hay đã được làm sạch đều chứa vào kho dữ liệu tổng của doanh nghiệp. Vậy Data Warehouse là gì?

Một số lưu ý khi làm sạch dữ liệu

Trong suốt quá trình làm sạch dữ liệu, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo việc thực hiện diễn ra đúng tiến độ và có hiệu quả cao:

  • Xem xét dữ liệu toàn diện để các kết quả thu được phù hợp với nhu cầu của người sử dụng dữ liệu đó.
  • Tăng cường hoạt động kiểm soát nguồn dữ liệu đầu vào.
  • Sử dụng những phần mềm có tính năng phát hiện dữ liệu kém chất lượng, cũng như có khả năng giải quyết những dữ liệu lỗi đó.
  • Với cơ sở dữ liệu lớn, cần phải đảm bảo kích thước giới hạn của sample, điều này giúp giảm thiểu thời gian chuẩn bị và gia tăng hiệu suất làm sạch dữ liệu.
  • Thường xuyên kiểm tra quy trình làm sạch dữ liệu, đảm bảo tránh lặp lại những lỗi sai, làm tốn nhiều thời gian, công sức đã bỏ ra và đôi khi có thể phải làm lại từ đầu.
  • Trau dồi kiến thức và nâng cao kinh nghiệm xử lý, làm sạch dữ liệu bằng cách liên hệ với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Data Analyst thông quan ứng dụng Askany.

Để hiểu rõ được cách làm sạch dữ liệu như thế nào, trước hết cần nắm bắt được các loại dữ liệu data khác như secondary data là gì, primary data là gì,...

Bài viết trên đây đã chia sẻ đầy đủ về Data Cleaning cùng với quy trình làm sạch dữ liệu cơ bản. Hy vọng đây sẽ là cơ sở hữu ích giúp bạn đạt được kết quả tốt trong việc phân tích dữ liệu. Trong trường hợp bạn đã thực hiện theo những chỉ dẫn của chúng tôi nhưng lại không thành công hoặc không biết mình đã mắc lỗi sai ở bước nào, hãy trực tiếp liên hệ với các chuyên gia Data Analyst tại Askany để được hỗ trợ tư vấn 1:1 . Họ là những người đã hoạt động lâu trong ngành và có nhiều kinh nghiệm xử lý vấn đề này, từ đó giúp bạn dễ dàng tìm ra các lỗ hổng trong quá trình làm sạch dữ liệu để có cách khắc phục phù hợp nhất.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng