Làm sao để bớt nhạy cảm - 8 cách khắc phục từ gốc rễ vấn đề

Làm sao để bớt nhạy cảm - 8 cách khắc phục từ gốc rễ vấn đề

20/10/2023

907

0

Chia sẻ lên Facebook
Làm sao để bớt nhạy cảm - 8 cách khắc phục từ gốc rễ vấn đề

Làm sao để bớt nhạy cảm hơn trong mọi việc? Có phải bạn là người dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói, hành động hay sự việc xung quanh mình không? Bạn có thường cảm thấy tổn thương, lo lắng hay bực bội vì những điều nhỏ nhặt không đáng? Đây có thể là dấu hiệu của người nhạy cảm quá mức. Tình trạng này sẽ khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc và dễ bị mất cân bằng trong cuộc sống. Vậy làm sao để bớt nhạy cảm và sống tự tin, hạnh phúc hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Topchuyengia nhé!

 

Nếu bạn muốn kiểm soát tốt tâm trạng của mình và không bị chi phối bởi lời nói hoặc hành động của những người xung quanh, các chuyên gia tâm lý trên Askany có thể giúp bạn.

Nguyên nhân của tính nhạy cảm quá mức

Tính nhạy cảm là một đặc điểm của con người, giúp chúng ta có thể cảm nhận và thấu hiểu thế giới xung quanh. Tuy nhiên, khi tính nhạy cảm cao quá mức, nó có thể trở thành một rào cản cho sự phát triển và giao tiếp xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính nhạy cảm quá mức, trong đó có thể kể đến:

 

Gen di truyền: Một số người có thể được sinh ra với một gen liên quan đến hoocmon norepinephrine, một loại hooc-môn gây ra sự căng thẳng và chú ý quá mức đến các tiểu tiết. Người có gen này thường có khả năng nhận thức được những yếu tố kích thích nhỏ và phản ứng mãnh liệt hơn so với người bình thường.

 

Quen được nuông chiều: Đối với những người được bao bọc, chiều chuộng lúc nhỏ, sẽ ít có cơ hội va chạm và đối mặt với thực tế. Nếu là một trong số đó, khi lớn lên bạn sẽ không có khả năng chịu đựng được những khó khăn hay thất bại. Bạn cũng sẽ hay quan trọng hóa vấn đề và phản ứng thái quá với những sự việc không có gì nghiêm trọng.

 

Sự mệt mỏi kéo dài: Khi bạn thiếu ngủ, căng thẳng hay công việc quá tải, sức khỏe tinh thần của bạn cũng sẽ bị suy giảm. Điều này khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực và khó kiểm soát được phản ứng của mình.

 

Sự tự ti: Khi bạn không tin tưởng vào bản thân, bạn sẽ dễ dàng nghi ngờ và lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Bạn cũng sẽ hay so sánh bản thân với người khác và cảm thấy yếu kém và dễ tổn thương. Đây là một trong những nguyên nhân chính của tính nhạy cảm quá mức.

làm sao để bớt nhạy cảm mới nhất
Suy nghĩ tiêu cực

 

Tư duy tiêu cực: Người nhạy cảm quá mức luôn suy nghĩ mọi chuyện theo hướng xấu. Bạn sẽ dễ dàng hiểu sai hay “biến dạng” những thông tin từ người khác. Bạn cũng sẽ hay phóng đại hay tạo ra những kịch bản tồi tệ trong đầu. Điều này khiến bạn trở nên quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

 

Tính cầu toàn: Nếu bạn luôn muốn hoàn thành mọi việc một cách hoàn hảo, bạn sẽ đặt ra những yêu cầu quá cao cho bản thân mình và cả người khác. Bạn cũng sẽ khó chấp nhận những sai sót hay lỗi lầm. Điều này khiến bạn trở nên quá nhạy cảm với những lời chỉ trích hay phê bình.

 

Chấn thương tâm lý từ quá khứ: Khi bạn đã từng trải qua những trải nghiệm đau buồn, bạo lực hay bị bỏ rơi trong quá khứ, bạn sẽ bị kích hoạt lại những cảm xúc đó khi gặp phải những tình huống tương tự trong tương lai. Một số người trở nên quá nhạy cảm và sợ hãi với những người hoặc sự việc xảy ra xung quanh họ.

 

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Người nhạy cảm quá mức có những dấu hiệu gì?

làm sao để bớt nhạy cảm
Bạn có phải là người nhạy cảm quá mức không?

Bạn có phải là người nhạy cảm quá mức, hãy kiểm tra các dấu hiệu sau đây:

  • Bạn rất nhút nhát (hoặc nhiều người nghĩ bạn như vậy), dễ xấu hổ như trẻ con.
  • Bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và choáng ngợp hơn những người xung quanh.
  • Dễ bị ảnh hưởng và chi phối bởi cảm xúc của người khác
  • Có xu hướng nghiền ngẫm về những tình huống đã xảy ra
  • Bị ám ảnh bởi những lời chỉ trích trong thời gian dài
  • Phải mất rất nhiều thời gian để giải tỏa cảm xúc bản thân và xử lý mọi thứ
  • Dễ dàng có sự đồng cảm với người khác
  • Bạn có sự đánh giá sâu sắc về thiên nhiên, nghệ thuật và cái đẹp
  • Bạn thường để ý và chú ý đến những chi tiết nhỏ xung quanh mình (bao gồm cả cảm xúc của mọi người), những điều mà hầu hết người khác đều bỏ qua.

Cách làm sao để bớt nhạy cảm

Tính nhạy cảm quá mức có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho cuộc sống của bạn, như mất tự tin, khó giao tiếp, khó hòa nhập, khó hạnh phúc. Vì vậy, bạn cần tìm cách để bớt nhạy cảm và kiểm soát được cảm xúc của mình. Dưới đây là một số cách làm sao để bớt nhạy cảm mà bạn có thể tham khảo:

Đừng biến mình thành nạn nhân

Người quá nhạy cảm có xu hướng nghĩ rằng mọi người đều đang chú ý đến bạn và muốn làm tổn thương bạn, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Có thể người khác chỉ nói hoặc làm một cách vô ý, hoặc có thể họ đang gặp vấn đề riêng của họ. Bạn không nên tự ái hay tự ti vì những những hành động vô căn cứ đó.

Học cách tiếp nhận ý kiến

Khi bạn quá nhạy cảm, bạn sẽ khó chấp nhận được những lời phê bình hay góp ý từ người khác. Bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm, bị tấn công hay bị coi thường. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng không phải ý kiến đóng góp nào cũng mang tính tiêu cực. Có thể người khác chỉ muốn giúp bạn hoàn thiện hơn, hay chỉ muốn chia sẻ quan điểm của họ với bạn. Bạn nên lắng nghe và suy xét ý kiến của người khác một cách khách quan và tỉnh táo. Tránh việc đưa ra mệnh lệnh hoặc kết luận và giả định tình huống quá vội vàng. Cảm xúc đến từ yếu tố chủ quan nên thường không có câu trả lời “đúng” hay “sai” trong đó. Hãy nghĩ đơn giản rằng “trải nghiệm của tôi khác với họ”, đồng thời chấp nhận cảm xúc của người khác để có một suy nghĩ thoáng hơn

Cách làm sao để bớt nhạy cảm
Tiếp nhận ý kiến và suy nghĩ thoáng hơn trong mọi chuyện

Quyết đoán hơn trong giao tiếp

Khi học được cách quyết đoán trong giao tiếp, bạn sẽ có thể nói ra những nhu cầu và cảm xúc của bản thân, từ đó bạn sẽ cảm thấy như mình được lắng nghe và trân trọng. Hãy nói cho đối phương biết cảm giác của bạn, đừng sợ mất lòng họ, ví dụ như “Tôi rất buồn khi bạn tới trễ trong buổi hẹn này” hoặc “Tôi muốn ra về sớm vì có việc bận”.

Bình tĩnh suy nghĩ trước khi làm bất cứ điều gì

Cảm xúc có thể sẽ can thiệp vào cách bạn hành xử và phản ứng với một tình huống. Việc hành đồng khi chưa suy nghĩ thấu đáo sẽ khiến bạn phải hối hận sau này. Hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi vài phút thôi, trước khi hành xử trong tình huống nào đó mà bạn cảm thấy bị quá tải về mặt cảm xúc. Nên tự đặt ra các câu hỏi cho bản thân như “Nếu giờ tôi làm như thế, thì sau đó điều gì sẽ xảy ra?” Sau đó, tiếp tục nghĩ đến nhiều kết quả có thể xảy ra (cả tích cực lẫn tiêu cực). Thử so sánh giữa hậu quả các hành động với nhau, bạn sẽ tìm ra được cách giải quyết ổn thỏa.

Tự lập

Khi bạn quá nhạy cảm, bạn sẽ dễ dàng phụ thuộc vào người khác để tìm kiếm sự an ủi, động viên hay để được chấp nhận. Bạn sẽ cảm thấy bất an, lo lắng hay cô đơn khi không có ai bên cạnh. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng bạn là người duy nhất có thể quyết định hạnh phúc của mình. Bạn nên học cách tự chăm sóc, tự yêu thương và tự tôn trọng bản thân. Bạn nên có những mục tiêu, sở thích và niềm vui riêng của mình. Bạn nên có những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để tự giải quyết những vấn đề của mình.

Thư giãn

Nếu nhạy cảm quá mức. bạn sẽ dễ bị căng thẳng, lo âu hay thậm chí là trầm cảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, mà còn đến sức khỏe của bạn. Bạn nên học cách thư giãn bằng cách tập thể dục, thiền định, nghe nhạc, đọc sách hay làm những việc mình thích. Bạn nên dành thời gian cho bản thân để xả stress và tái tạo năng lượng.

Học cách giao tiếp hiệu quả

Đa số người nhạy cảm thường gặp rất nhiều hạn chế trong việc giao tiếp với người khác. Bạn sẽ hay né tránh, im lặng hay “bùng nổ khi gặp phải xung đột hay bất đồng quan điểm. Điều này khiến bạn mất đi những cơ hội và mối quan hệ quý giá xung quanh. Bạn nên học cách giao tiếp hiệu quả bằng cách lắng nghe, hiểu và tôn trọng quan điểm của người khác. Bạn nên biểu lộ cảm xúc của mình một cách trung thực và lịch sự. Bạn nên tìm kiếm những giải pháp hợp lý và win-win cho mọi bên.

Tìm sự trợ giúp từ nhà trị liệu tâm lý

Việc tự quản lý cảm xúc và phản ứng cá nhân không hề dễ dàng đối với những người nhạy cảm quá mức. Nếu điều này khiến cuộc sống bạn bị ảnh hưởng, bạn nên tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên viên tâm lý. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và học cách đối lành mạnh với những cảm xúc tiêu cực.

làm sao để bớt nhạy cảm
Tư vấn tâm lý online có thể sẽ giúp ích cho bạn

Bạn không cần phải có bệnh về tâm lý hoặc đang gặp những vấn đề nghiêm trọng mới có thể nhận sự trợ giúp từ chuyên gia. Bạn chỉ cần trò chuyện cùng họ 15-30 phút, chia sẻ với họ về vấn đề bạn đang gặp phải, chắc chắn suy nghĩ và tâm lý bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

 

Nhà tham vấn và trị liệu tâm lý online trên Askany có thể chỉ bạn cách  làm sao để bớt nhạy cảm như:

 

Kim Nguyễn: Cô là một coaching tâm lý nổi tiếng ở khu vực TPHCM. Cô có kinh nghiệm trong việc tham vấn và nâng đỡ cảm xúc cho đối tượng học sinh và người trưởng thành. Thế mạnh của cô Kim là sử dụng Tâm lý học tích cực (Positive Psychology) để giúp bạn có cái nhìn khách quan, cởi mở hơn về mọi chuyện. Từ đó bạn có thể hòa nhập và giao tiếp hiệu quả hơn với những người xung quanh. Xem thêm thông tin của chuyên gia tại đây.

 

Như vậy, bài viết đã đề xuất cho bạn 8 cách làm sao để bớt nhạy cảm và có thể áp dụng chúng trong đời sống. Tính nhạy cảm là một đặc điểm tích cực của con người, nhưng khi nhạy cảm quá mức, nó có thể gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn cần ai đó để trò chuyện và cho lời khuyên, hãy liên hệ với các chuyên gia trên ứng dụng Askany ngay hôm nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng