Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty theo đúng luật doanh nghiệp

Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty theo đúng luật doanh nghiệp

14/08/2023

1168

0

Chia sẻ lên Facebook
Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty theo đúng luật doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp giải thể công ty là những quy định về các thủ tục, điều kiện để một công ty giải thể và các trường hợp giải thể công ty khi một doanh nghiệp vì một lý do nào đó mà không thể tiếp tục hoạt động. Đây là một việc không có doanh nghiệp nào muốn thực hiện cả. Giải thể là một cách để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động khi đứng trước khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Vậy giải thể công ty quy định những gì và thủ tục ra sao, tất cả sẽ được giải đáp - tư vấn trong bài viết này của Topchuyengia. Gặp những vấn đề khó khăn về quy định, thủ tục giấy tờ pháp lý liên quan tới Luật doanh nghiệp kết nối ngay với các Luật sư tư vấn giỏi hàng đầu tại Askany để họ giúp bạn.

 

Hiểu về giải thể công ty là gì?

Công ty quyết định giải thể
Hiểu về giải thể công ty là gì?

Quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện công ty có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của công ty được gọi là giải thể công ty. Đây là thủ tục để công ty rút khỏi thị trường một cách hợp pháp. Chính vì thế bạn cần được tư vấn luật để giúp mình.

Tình trạng giải thể công ty là tình trạng pháp lý khi doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lý do nào khiến doanh nghiệp phải giải thể?

Một số lý do nổi bật dẫn đến một doanh nghiệp cân nhắc đến vấn đề có hay không giải thể công ty của mình.

  • Nguyên nhân chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao nhất khi một công ty quyết định giải thể là do hoạt động động thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp không thể huy động được vốn, tài chính không đảm bảo cho việc hoạt động kinh doanh. Lúc này, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ đứng trước hai lựa chọn là doanh nghiệp mình có đủ bản lĩnh, khả năng để vượt qua khó khăn không, nếu không tất nhiên doanh nghiệp đành phải chấp nhận thực hiện các thủ tục giải thể, đây là quy luật tất yếu.
  • Đến từ sự thiếu kinh nghiệm, năng lực quản lý, điều hành của người lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đi xuống và không thể phát triển.
  • Thiếu vốn sản xuất là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc giải thể công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp còn không kiếm được thị trường, hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ tổ chức lại loại hình doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp khác để có thể hoạt động nên không thể tự làm chủ vốn, thị trường, dẫn đến hậu quả là không thể tiếp tục hoạt động.
  • Do nhu cầu thị trường xuống thấp, nền kinh tế thị trường khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Nhiều doanh nghiệp đã chọn cách sáp nhập với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị đối thủ cạnh tranh thôn tính.
  • Thiếu các chiến lược kinh doanh, thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tổ chức các chương trình khuyến mại, ưu đãi khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty…

Để hiểu sâu hơn về luật bạn có thể xem bài viết luật doanh nghiệp mới nhất, để xem các điều sửa đổi và bổ sung về phần giải thể công ty.

Theo Luật doanh nghiệp giải thể công ty có những trường hợp nào?

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hai hình thức chính giải thể công ty là tự nguyện và bắt buộc, cụ thể như sau:

Giải thể tự nguyện

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp giải thể tự nguyện nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Công ty không có quyết định gia hạn khi kết thúc thời hạn hoạt động trong Điều lệ.
  • Theo quyết định, nghị quyết giải thể của chủ doanh nghiệp như  Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Trong thời hạn 06 tháng liên tục công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Giải thể bắt buộc

Tại Điểm d Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp cũng quy định: trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác, còn lại nếu doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ doanh nghiệp sẽ bị bắt buộc giải thể.

Không phải trong trường hợp nào doanh nghiệp cũng được phép giải thể. Khi đảm bảo doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài và thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác thì mới được phép giải thể công ty.

Ngoài ra, nếu cần sự tư vấn luật doanh nghiệp bạn có thể hiện ngay lập tức với chuyên gia của Topchuyengia.vn.

Quy định giải thể công ty bao gồm thủ tục nào?

Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Giải thể bắt buộc

  • Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2: Doanh nghiệp triệu tập cuộc họp để ra quyết định giải thể.
  • Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ còn tồn đọng của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Gửi hồ sơ.

Kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trong thời hạn 10 ngày doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể.

Doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.

Và tất nhiên, trong kinh doanh có thất bại thì cũng có những thành công nếu bạn có ý định mở một công ty theo hình thức kinh doanh mới bạn có thể xem bài tư vấn thành lập doanh nghiệp.

Luật sư tư vấn về luật doanh nghiệp giải thể công ty

Khi vướng vào trường hợp phải giải thể công ty, các doanh nghiệp và công ty sẽ phải trải qua các thủ tục pháp lý rườm rà ở trên. Do đó, họ phải tìm tới những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực này rồi và nhờ những chuyên gia này tư vấn họ để vượt qua thủ tục giải thể công ty nhanh chóng và hiệu quả nhất. Sau đây là một số chuyên gia về luật Doanh nghiệp mà bạn có thể đặt lịch tư vấn nhanh chóng và dễ dàng thông qua ứng dụng Askany:

Luật sư Dương Hữu Thịnh

Luật sư Dương Hữu Thịnh
Luật sư Dương Hữu Thịnh

Nhờ vào chuyên môn chính của mình là mảng luật Doanh nghiệp, luật sư Dương Hữu Thịnh có thể tư vấn chính xác cho bạn mọi thủ tục pháp lý của việc giải thể công ty, doanh nghiệp. Sau nhiều năm hoạt động với tư cách một chuyên gia tư vấn cho vô số doanh nghiệp, công ty khác nhau, luật sư Thịnh có thể mang tới những lời khuyên đúng đắn và phù hợp với bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Anh là cái tên tốt nhất để đưa bạn vượt qua những thủ tục pháp lý phức tạp này.

Luật sư Nguyễn Văn Trung

Luật sư Nguyễn Văn Trung
Luật sư Nguyễn Văn Trung

Tuy chuyên ngành là về mảng luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Trung đã có nhiều kinh nghiệm làm việc và tham gia những vụ tư vấn thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp. Nhờ đó, anh hiểu được chính xác những gì mà doanh nghiệp đang phải trải qua và các khó khăn của họ. Để từ những hiểu biết của mình, chuyên gia Trung sẽ tư vấn một cách chính xác nhất những việc mà một doanh nghiệp giải thể phải làm.

Luật sư Nguyễn Thành Tựu

Luật sư Nguyễn Thành Tựu
Luật sư Nguyễn Thành Tựu

Luật sư Nguyễn Thành Tựu đã có trong mình hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt tập trung vào thủ tục giải thể công ty và doanh nghiệp. Anh đã làm việc tại các công ty luật hàng đầu và có uy tín, gắn bó với việc tư vấn cho các doanh nghiệp đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp. Sự am hiểu về quy định pháp luật và kinh nghiệm thực tế từ việc hợp tác cùng nhiều công ty giúp chuyên gia Tựu nắm bắt các khía cạnh pháp lý và thực tiễn của từng trường hợp giải thể.

  • Liên hệ luật sư Tựu tại: https://lead.askany.com/chuyen-gia/luat-su-nguyen-thanh-tuu.

Trên đây là những thông tin Luật doanh nghiệp giải thể công ty về lý do phải giải thể, các hình thức giải thể và các thủ tục pháp lý cần thực hiện. Có rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà khi thực hiện giải thể công ty khiến bạn không biết bắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào? Có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn lắng nghe, nhận sự trợ giúp từ các luật sư chuyên nghiệp, điều này không chỉ quá trình giải thể nhanh hơn, doanh nghiệp còn nhận được lời khuyên để tiết kiệm các chi phí trong quá trình giải thể và chủ doanh nghiệp đỡ đau đầu hơn. Nếu bạn chưa tìm được đội ngũ luật sư uy tín thì tại Askany sẽ hỗ trợ bạn về chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục giải thể nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng