Tổng quan về mô hình phát triển phần mềm chữ V (V Model)

Tổng quan về mô hình phát triển phần mềm chữ V (V Model)

07/03/2024

1696

0

Chia sẻ lên Facebook
Tổng quan về mô hình phát triển phần mềm chữ V (V Model)

Mô hình chữ V (V model) là một trong những phương pháp đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm phần mềm được nhiều Business Analyst tin chọn. Mô hình này không chỉ là một công cụ đóng góp vào quá trình phát triển phần mềm mà còn là cơ sở cho quản lý chất lượng và kiểm thử hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Topchuyengia sẽ cùng bạn khám phá sâu về mô hình chữ V nhé!

 

Nếu bạn là một BA mới vào nghề thì chắc chắn không tránh khỏi những áp lực về quy trình, thời gian, quản lý dự án và kiểm thử. Đối mặt với những hình huống như vậy, bạn có thể lên đặt lịch tư vấn 1:1 từ xa cùng với các chuyên gia BA hàng đầu trong lĩnh vực thông qua nền tảng Askany để học hỏi thêm kinh nghiệm nhé.

Mô hình chữ V (V model) là gì?

Mô hình chữ V
Tìm hiểu về mô hình chữ V

Mô hình chữ V (hay V model) là mô hình tích hợp chặt chẽ các hoạt động kiểm thử vào từng giai đoạn phát triển, tạo nên một quy trình song hành đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, hoạt động kiểm thử và xác nhận sẽ nằm ở bên trái, còn hoạt động phát triển bên phải.

 

Ví dụ tình huống cụ thể, hãy tưởng tượng một Business Analyst áp dụng mô hình chữ V vào dự án phát triển một ứng dụng ngân hàng sẽ bao gồm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn yêu cầu

  • Bước đầu cũng là bước quan trọng nhất - Tiến hành trao đổi và phỏng vấn khách hàng để thu thập thông tin chi tiết về các yêu cầu chức năng, hiệu suất, khả năng sử dụng và bảo mật.Bạn có thể áp dụng các phương pháp thu thập yêu cầu đa dạng như khảo sát hay nhóm tập trung, để có cái nhìn toàn diện hơn.
  • Hãy phân tích sâu các yêu cầu để đảm bảo thông tin đã được thu thập đầy đủ, minh bạch và khả thi.

Giai đoạn thiết kế

  • Sau khi hoàn thành bước trên, bạn có thể tiến hành xây dựng mô hình dữ liệu chi tiết, xác định cơ chế lưu trữ và truy xuất thông tin. 
  • Sau đó bắt đầu phát triển kiến trúc hệ thống, làm rõ cách thức tương tác giữa các thành phần hệ thống. 
  • Thiết kế giao diện người dùng để đảm bảo dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.

Giai đoạn phát triển

  • Viết mã nguồn cho các chức năng của ứng dụng.
  • Tích hợp các thành phần của ứng dụng để tạo thành một hệ thống

Giai đoạn kiểm thử

  • Mục tiêu hàng đầu của việc kiểm thử là kiểm tra và đánh giá chức năng của sản phẩm đã đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 
  • Ngoài ra, bạn nên kiểm thử xem ứng dụng đã đạt được hiệu suất và hoạt động trơn tru hay chưa.
  • Đừng quên đánh giá khả năng sử dụng của ứng dụng và tối ưu hóa giao diện thiện thiện để mang lại trải nghiệm tích cực hơn cho người dùng.
  • Cuối cùng là kiểm tra bảo mật, bảo vệ thông tin và dữ liệu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn.

Quy trình kiểm thử và xác nhận diễn ra song song với quá trình phát triển, bạn có thể nhanh chóng phát hiện và xử lý sớm các vấn đề, từ đó giảm thiểu chi phí và thời gian cần thiết cho việc sửa chữa. Khi nhà phát triển tập trung vào mã nguồn thì cùng lúc đó, đội ngũ Tester chuẩn bị các kịch bản kiểm thử, mô hình V sẽ giúp bạn xây dựng nên một hệ thống làm việc hiệu quả và đồng bộ hơn.

XEM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

Bạn đang tìm hiểu về “Mô hình chữ V” trong quản lý dự án phần mềm và muốn biết cách áp dụng nó hiệu quả? Hãy đặt câu hỏi của bạn vào form NGAY TẠI ĐÂY trên ứng dụng Askany và nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia IT.

Ưu và nhược điểm của V model

Mô hình chữ V
Ưu và nhược điểm của V model

Theo Topchuyengia, ưu và nhược điểm của mô hình chữ V là:

Ưu điểm của V model:

  • Cải thiện chất lượng: Mô hình V giúp đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng các yêu cầu của khách hàng bằng cách thực hiện kiểm tra và xác nhận song song với các hoạt động phát triển.
  • Giảm rủi ro: Mô hình V giúp giảm rủi ro nhờ phát hiện các lỗi sớm trong quá trình phát triển.
  • Tăng năng suất: Mô hình V có thể giúp tăng năng suất của đội ngũ bằng cách giảm thiểu việc phát triển lại do các lỗi được phát hiện sau khi hệ thống được triển khai.

 

Nhược điểm của V model:

  • Tốn chi phí: Mô hình V có thể tốn kém hơn các mô hình phát triển phần mềm khác do yêu cầu thực hiện nhiều hoạt động kiểm tra và xác nhận.
  • Phức tạp: Mô hình V khá phức tạp để quản lý, đặc biệt là đối với các dự án lớn.

Các phương pháp V model

Mô hình chữ V
Các phương pháp V model phổ biến

Mô hình chữ V có thể được BA triển khai theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của dự án. Các phương pháp V model phổ biến là: 

V model truyền thống

Đây là phương pháp V model cơ bản. Trong đó, các hoạt động kiểm tra và xác nhận được thực hiện theo thứ tự tuyến tính. Mỗi hoạt động kiểm tra xác nhận rằng các hoạt động trước đó đã hoàn thành thành công. 

 

V model lặp đi lặp lại

Mô hình này cho phép các hoạt động kiểm tra và xác nhận được thực hiện theo vòng lặp, với mỗi vòng lặp tập trung vào một phần của hệ thống. Quá trình này cho phép BA và đội ngũ phát hiện các lỗi sớm để cải thiện hệ thống nhanh chóng. 

Ví dụ: Các hoạt động kiểm tra chức năng được thực hiện sau khi mỗi tính năng của ứng dụng được phát triển.

 

V model linh hoạt

Mô hình này cho phép các hoạt động kiểm tra và xác nhận được thực hiện linh hoạt, phù hợp với các yêu cầu cụ thể của dự án. Nghĩa là BA có thể thực hiện các hoạt động kiểm tra và xác nhận song song, hoặc thực hiện các hoạt động kiểm tra và xác nhận nhiều lần trong suốt quá trình phát triển. 

Ví dụ: Tester có thể bắt đầu viết các trường hợp kiểm thử ngay khi các nhà phát triển bắt đầu viết mã nguồn.

 

Bạn cần thông tin chi tiết về “Các Mô hình chữ V” và làm thế nào để chúng có thể tối ưu hóa dự án của bạn? Hãy đặt câu hỏi của bạn vào form NGAY TẠI ĐÂY trên ứng dụng Askany và để các chuyên gia của chúng tôi hướng dẫn bạn từng bước.

Cách áp dụng V model vào dự án

Mô hình chữ V
Cách áp dụng V model vào dự án

Bước 1: Xác định các giai đoạn của V model

Đầu tiên, quá trình bắt đầu khi BA xác định những giai đoạn cụ thể của mô hình chữ V mà đội ngũ sẽ tích hợp vào dự án. Các giai đoạn chủ đó là: yêu cầu, thiết kế, mã hóa, kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống.

 

Bước 2: Xác định các đầu ra của mỗi giai đoạn

Nhìn chung, mỗi giai đoạn cần sản xuất đầu ra cụ thể để làm nền tảng cho giai đoạn tiếp theo. 

Ví dụ: Giai đoạn yêu cầu tạo ra tài liệu yêu cầu, trong khi giai đoạn thiết kế tạo ra tài liệu thiết kế hệ thống.

 

Bước 3: Xác định các hoạt động của mỗi giai đoạn

Mỗi giai đoạn đều có những hoạt động cụ thể để tạo ra các đầu ra riêng biệt.

Ví dụ: Trong giai đoạn yêu cầu, các hoạt động có thể là phỏng vấn khách hàng, phân tích yêu cầu và viết tài liệu yêu cầu.

 

Bước 4: Xác định các mối quan hệ giữa các giai đoạn

Các giai đoạn của mô hình chữ V có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

Ví dụ: Giai đoạn thiết kế phải dựa trên các yêu cầu đã được xác định trong giai đoạn yêu cầu. Sự liên kết giữa chúng cần phải được xác định để đảm bảo quá trình diễn ra mạch lạc và hiệu quả.

 

Bước 5: Thực hiện dự án

Khi tất cả các yếu tố trên đã được xác định, quá trình thực hiện dự án bắt đầu. Trong suốt quá trình này, BA cần kiểm soát chặt chẽ tiến độ và đảm bảo rằng mỗi giai đoạn được thực hiện theo đúng quy trình và tiêu chuẩn được đề ra.

Tư vấn về V model với chuyên gia

Mô hình chữ V
Tư vấn về V model với chuyên gia

Nếu bạn gặp khó khăn khi không biết ứng dụng V model vào dự án như thế nào thì có thể tìm giải pháp từ chuyên gia BA uy tín tại app Askany nhé!

Bạn có thể đặt lịch tư vấn cùng chuyên gia Nguyễn Thanh Đạm thông qua:

  • Thông tin về kinh nghiệm làm việc của chuyên gia tại https://askany.com/javascript/thanhdam    
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật (10AM - 8PM) 
  • Chi phí: 250.000 VND cho 15 phút gọi điện.

 

Mô hình chữ V nếu được ứng dụng đúng cách sẽ hỗ trợ BA xây dựng và duy trì các sản phẩm phần mềm chất lượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ khách hàng.

Tuy nhiên, mô hình này cũng đặt ra những mặt hạn chế cần BA giải quyết như sự thiếu linh hoạt trong giai đoạn thiết kế và phát triển phần mềm hay phải đảm bảo rằng mọi thành phần của hệ thống hoạt động mượt mà và tương thích. Trong trường hợp đó, BA có thể lắng nghe lời khuyên hữu ích từ những chuyên gia BA uy tín tại ứng dụng Askany nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng