Các mô hình phát triển phần mềm dành cho BA hiệu quả nhất

Các mô hình phát triển phần mềm dành cho BA hiệu quả nhất

07/03/2024

1129

0

Chia sẻ lên Facebook
Các mô hình phát triển phần mềm dành cho BA hiệu quả nhất

Các mô hình phát triển phần mềm đa dạng sẽ được các nhà phát triển sử dụng để tạo ra các ứng dụng và hệ thống hiệu quả. Những mô hình này không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình phát triển mà còn đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của sản phẩm. Trong bài viết ngày hôm nay của Topchuyengia, chúng ta hãy cùng khám phá các mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất hiện nay nhé!

 

Các mô hình phát triển phần mềm phát triển đa dạng sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn để áp dụng vào dự án của mình. Tuy nhiên, đó cũng là yếu tố làm nhiều người lăn tăn vì chọn sai sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả dự án (chậm tiến độ, tăng chi phí, lỗi và bug). Vì vậy, để chọn mô hình phù hợp nhất và phát huy hết tiềm năng, bạn nên liên hệ tư vấn 1:1 với những chuyên gia BA hàng đầu trong mảng tại Askany nhé!

Mô hình phát triển phần mềm là gì?

Mô hình phát triển phần mềm (hoặc quy trình phát triển phần mềm) xác định các pha/giai đoạn trong việc xây dựng phần mềm. Có nhiều loại mô hình phát triển phần mềm khác nhau như:

các mô hình phát triển phần mềm
Hiện có các mô hình phát triển phần mềm nổi bật trên thị trường
  • Phương pháp agile
  • Mô hình chữ V (V model)
  • Mô hình Scrum
  • Mô hình RAD (Rapid Application Development)
  • Mô hình xoắn ốc (Spiral model)
  • Mô hình thác nước (Waterfall model)
  • Mô hình tăng trưởng (Incremental model)
  • Mô hình tiếp cận lặp (Iterative model)

Còn bây giờ hãy cùng Topchuyengia đi vào phân tích chi tiết từng mô hình.

8 mô hình phát triển phần mềm phổ biến

Theo Topchuyengia, các mô hình phát triển phần mềm được đánh giá cao hiện nay là: 

Mô hình Waterfall

các mô hình phát triển phần mềm
Mô hình Waterfall (thác nước)

Waterfall là cái tên nổi bật nhất trong số các mô hình phát triển phần mềm. Đây là mô hình phát triển phần mềm áp dụng theo trình tự cụ thể của các giai đoạn phát triển. Mô hình này đảm bảo tất cả các bước trong giai đoạn đều được hoàn thành và lưu trữ cẩn thận. 

Các bước chính của mô hình Waterfall là:

  • Thu thập yêu cầu (Requirements): Xác định và hiểu rõ yêu cầu của khách hàng cho sản phẩm phần mềm.
  • Thiết kế (Design): Tạo ra thiết kế chi tiết của hệ thống dựa trên yêu cầu đã thu thập, bao gồm cả thiết kế chức năng và thiết kế hệ thống.
  • Lập trình (Implementation): Tiến hành việc lập trình và xây dựng phần mềm dựa trên thiết kế đã được xác nhận.
  • Kiểm thử (Testing): Thực hiện các bước kiểm thử để đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng đúng yêu cầu và hoạt động một cách chính xác.
  • Triển khai (Deployment): Phát hành sản phẩm phần mềm cho khách hàng hoặc người sử dụng cuối cùng.
  • Bảo trì (Maintenance): Bảo trì và hỗ trợ sau triển khai để sửa lỗi và thực hiện các cải tiến nếu cần thiết.

 

Ưu điểm của mô hình Waterfall:

  • Dễ hiểu và sử dụng: Mô hình Waterfall có cấu trúc tuyến tính, rõ ràng và dễ hiểu, giúp nhóm phát triển và các bên liên quan nắm bắt dễ dàng về tiến độ và quá trình phát triển.
  • Quản lý dự án dễ dàng: Vì mỗi giai đoạn được hoàn thành trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, quản lý dự án trở nên đơn giản hơn và dễ dàng kiểm soát tiến độ.

Nhược điểm của mô hình Waterfall:

  • Khả năng thích ứng kém: Mô hình này không linh hoạt và khó thích ứng khi có thay đổi yêu cầu trong quá trình phát triển.
  • Rủi ro cao với các dự án lớn và phức tạp: Trong các dự án lớn và phức tạp, có thể xuất hiện nhiều vấn đề và rủi ro mà mô hình Waterfall khó đối mặt.

Với tính chất đó, mô hình Waterfall thích hợp cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là đối với dự án có yêu cầu rõ ràng và ít thay đổi. Waterfall chính là lựa chọn tốt cho các dự án yêu cầu mức độ kiểm soát cao, có khả năng dự đoán ngân sách. 

 

Ví dụ: Trên thực tế, mô hình Waterfall thường được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe do tính chất nhiều nguyên tắc và quy định. Ngoài ra, mô hình Waterfall phù hợp với dự án phát triển phần mềm cho một hệ thống kế toán vì nó có yêu cầu rõ ràng và không thay đổi nhiều trong quá trình.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Mô hình chữ V

V-Model là một mô hình tuyến tính, trong đó mỗi giai đoạn đều có một lần chạy thử nghiệm. Nghĩa là bạn hoàn toàn thoải mái thực hiện hai hoạt động chính: phát triển và kiểm thử. Mô hình này có tính kỷ luật cao vì bắt buộc giai đoạn tiếp theo chỉ có thể bắt đầu khi giai đoạn trước đó hoàn thành. Nếu phát hiện lỗi từ sớm thì bạn sẽ rất dễ để khắc phục chúng với V-Model.

các mô hình phát triển phần mềm

Ưu điểm của mô hình chữ V:

  • Phát hiện lỗi sớm: Việc tích hợp kiểm thử từ giai đoạn sớm giúp phát hiện và sửa lỗi một cách nhanh chóng, giảm chi phí và thời gian cần thiết cho việc sửa chữa sau này.
  • Hiệu suất cao: Với việc kiểm thử song song với phát triển, mô hình chữ V có thể tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
  • Dễ quản lý và hiểu: Mô hình chữ V giữ cho quy trình phát triển và kiểm thử theo chiều dọc, giúp dễ quản lý và hiểu rõ về tiến trình dự án.

Nhược điểm của mô hình chữ V:

  • Khó linh hoạt: Mô hình chữ V khó linh hoạt khi cần phải thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong yêu cầu của dự án.
  • Chưa đảm bảo liên tục sự hài hòa giữa phát triển và kiểm thử: Nếu không thực hiện đúng có thể xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa quá trình phát triển và kiểm thử.

Mô hình chữ V thích hợp cho các dự án yêu cầu không có lỗi, đặc biệt là trong y tế hay quản lý chuyến bay hoặc bất kỳ lĩnh vực nào đề cao tính ổn định và độ chính xác. V-Model cũng phù hợp cho các dự án có thời gian triển khai ngắn, công nghệ không thay đổi nhiều và nhóm phát triển đã hiểu rõ công nghệ và yêu cầu của dự án.

 

Ví dụ: Doanh nghiệp A cần bạn phát triển phần mềm cho một hệ thống kiểm soát chất lượng. Mô hình V-Model sẽ là lựa chọn phù hợp cho dự án này vì nó có yêu cầu cao về tính an toàn và độ tin cậy.

Mô hình tiếp cận lặp

Mô hình tiếp cận lặp được thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại quy trình từ bước đầu tiên cho đến khi hoàn thành đầy đủ các yếu tố về thông số kỹ thuật. Ở mỗi lần lặp, một phiên bản mới của phần mềm sẽ được tạo ra và mỗi lần phát triển vẫn dựa trên lần trước đó. Tính chất này giữ cho thiết kế phần mềm được liên tục và nhất quán. Từ đó, mô hình này giúp giảm thiểu rủi ro của sản phẩm.

các mô hình phát triển phần mềm

Ưu điểm của mô hình cận lặp:

  • Phản hồi liên tục: Mô hình cận lặp tạo điều kiện cho phản hồi liên tục từ người sử dụng, giúp điều chỉnh và cải tiến sản phẩm dự án theo thời gian.
  • Linh hoạt và thích ứng: Mô hình có khả năng thích ứng với sự thay đổi trong yêu cầu và điều chỉnh chiến lược dự án dựa trên kinh nghiệm từ mỗi chu kỳ lặp lại.
  • Phát hiện lỗi sớm: Việc kiểm thử liên tục trong từng chu kỳ giúp phát hiện và sửa lỗi sớm.
  • Dễ quản lý và triển khai: Mỗi chu kỳ tạo ra một phiên bản hoàn chỉnh hơn của sản phẩm, giúp quản lý và triển khai dễ dàng hơn.

Nhược điểm của Mô hình cận lặp:

  • Chi phí gia tăng: Việc thực hiện nhiều chu kỳ có thể tăng chi phí do yêu cầu sự theo dõi và kiểm soát kỹ thuật.
  • Khó dự đoán thời gian và chi phí: Do tính chất linh hoạt, dự án có thể khó dự đoán thời gian và chi phí cần thiết.
  • Đòi hỏi tài nguyên lớn: Mô hình này yêu cầu sự tham gia tích cực của người sử dụng và đội ngũ phát triển sẽ đòi hỏi tài nguyên lớn từ cả hai bên.
các mô hình phát triển phần mềm
Mô hình tiếp cận lặp phù hợp để phát triển phần mềm ứng dụng di động

Trong số các mô hình phát triển phần mềm, mô hình cận lặp phù hợp cho các dự án lớn và những dự án liên quan đến công nghệ mới khi nhóm phát triển cần thời gian để học và tiếp thu kiến thức. Sự tham gia của khách hàng cũng rất quan trọng trong quá trình này vì mô hình có khả năng được điều chỉnh yêu cầu theo thời gian và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của người dùng.

 

Ví dụ: Phát triển phần mềm cho một ứng dụng di động. Mô hình tiếp cận lặp phù hợp cho dự án này vì yêu cầu của ứng dụng di động có thể thay đổi thường xuyên tùy theo phản hồi của người dùng.

 

>>>Đăng ký ngay khóa học Business Analyst từ cơ bản đến nâng cao cùng các chuyên gia tại Askany để có thêm cơ hội nhận được học bổng ưu đãi.

Mô hình Agile

các mô hình phát triển phần mềm
Mô hình Agile

Cuối cùng trong các mô hình phát triển phần mềm nổi bật là mô hình Agile. Mô hình Agile tập trung vào hoạt động phát triển lặp đi lặp lại, giao tiếp liên tục và thu thập phản hồi sớm từ khách hàng để cải thiện sản phẩm. Các tác vụ được chia thành các mô đun nhỏ để có thể cung cấp những tính năng cụ thể cho bản phát hành chính thức. Mô hình này chia dự án thành các chu kỳ ngắn gọi là "sprint," trong đó sản phẩm được phát triển và có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào phản hồi từ người sử dụng.

 

Ưu điểm của mô hình Agile:

  • Tương tác liên tục với khách hàng: Agile tạo cơ hội để tương tác và phản hồi liên tục từ khách hàng giúp sản phẩm được phát triển đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi.
  • Linh hoạt và thích ứng: Agile có khả năng thích ứng với sự thay đổi yêu cầu linh hoạt và nhanh chóng giúp đáp ứng tốt hơn với sự biến động của thị trường và yêu cầu khách hàng.
  • Phát triển ngắn hạn và có giá trị: Sự chia nhỏ dự án thành các sprint giúp tạo ra giá trị ngắn hạn và giúp kiểm soát chi phí và rủi ro.
  • Tăng sự cam kết của nhóm: Agile tạo cơ hội cho sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm phát triển, tăng sự cam kết và trách nhiệm cá nhân.

Nhược điểm của mô hình Agile:

  • Khả năng quản lý yêu cầu không cao: Do sự linh hoạt cao, có thể khó kiểm soát và quản lý yêu cầu, đặc biệt là trong các dự án lớn và phức tạp.
  • Yêu cầu sự tham gia tích cực: Agile đòi hỏi sự tham gia tích cực của khách hàng và các thành viên trong nhóm. Đây có thể là thách thức trong một số tình huống.
  • Khả năng đảm bảo chất lượng: Trong mô hình Agile, có thể sẽ có áp lực để hoàn thành các sprint, đôi khi dẫn đến việc giảm chất lượng sản phẩm nếu không được quản lý cẩn thận.

Phương pháp Agile thích hợp với nhiều dạng dự án, nhưng yêu cầu sự tham gia và tương tác chặt chẽ của khách hàng. Đối với các dự án có quy mô lớn, bạn có thể chia thành các phần chức năng nhỏ để phát triển mỗi lần lặp lạ sẽ quản lý và theo dõi tiến độ hiệu quả hơn.

 

Ví dụ: Khi xây dựng một trang web bán lẻ trực tuyến, mô hình Agile rất phù hợp cho dự án này vì yêu cầu của trang web sẽ thay đổi theo nhu cầu của khách hàng.

Mô hình Scrum

Đây là một quá trình phát triển phần mềm linh hoạt theo mô hình Agile. Nguyên tắc chính là chia phần mềm thành các phần nhỏ để phát triển (những phần nhỏ này phải dễ đọc và có thể phát hành - release được). Lấy phản hồi của khách hàng trong quá trình phát triển và thực hiện các sửa đổi phù hợp để đảm bảo rằng việc phát hành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Scrum chia dự án thành các vòng lặp phát triển được gọi là Sprint. Mỗi Sprint thường mất 2-4 tuần (khoảng 30 ngày) để hoàn thành. Mô hình này rất lý tưởng cho các dự án có nhiều sự thay đổi và yêu cầu tốc độ cao.

 

Ưu điểm của Scrum

  • Tính linh hoạt và thích ứng: Scrum cho phép nhóm phát triển thay đổi dễ dàng để đáp ứng yêu cầu hoặc điều kiện thị trường một cách chủ động.
  • Tăng cường tương tác: Mô hình này nâng cao khả năng tương tác và tính minh bạch giữa các thành viên trong nhóm.
  • Cải thiện quản lý rủi ro: Cách tiếp cận lặp lại giúp tối ưu hóa khả năng dự đoán và kiểm soát rủi ro.

 

Nhược điểm của Scrum

  • Đòi hỏi cam kết cao: Để đạt được mục tiêu, mô hình này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ và cam kết của tất cả thành viên.
  • Khó khăn trong quản lý lớn: Scrum có thể gặp khó khăn khi áp dụng cho các dự án có quy mô lớn hoặc phức tạp.

 

Ví dụ cụ thể: Một công ty phần mềm sử dụng Scrum để phát triển một ứng dụng di động. Họ bắt đầu bằng việc xác định các tính năng quan trọng và sắp xếp chúng trong Product Backlog. Sau đó, họ tiến hành các Sprint 2 tuần, mỗi Sprint kết thúc với một phiên bản có thể triển khai của ứng dụng, và cuối cùng, họ thu thập phản hồi từ người dùng để cải tiến sản phẩm.

Mô hình xoắn ốc - Spiral model

Mô hình xoắn ốc là sự kết hợp giữa Mô hình thác nước và Mô hình lặp, nó có nhiều điểm tương đồng với mô hình gia tăng. Mô hình này được Barry Boehm đề xuất vào năm 1986. Mô hình xoắn ốc được sử dụng trong các dự án phần mềm có quy mô lớn, phức tạp và có nhiều rủi ro, ví dụ như: Hệ thống ngân hàng, hệ thống y tế và hệ thống quốc phòng.

 

Trong mô hình xoắn ốc Spiral model, quy trình phát triển phần mềm được biểu diễn như một vòng xoắn ốc, với các giai đoạn bao gồm:

  • Thiết lập mục tiêu: Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn/ pha của dự án.
  • Đánh giá và giảm thiểu rủi ro: Đánh giá rủi ro và thực hiện hành động để giảm thiểu chúng.
  • Phát triển và đánh giá: Thiết kế kiến trúc, giao diện và viết mã nguồn cho phần mềm. Sau khi đánh giá rủi ro, các mô hình xây dựng hệ thống được lựa chọn từ các mô hình phổ biến.
  • Lập kế hoạch tiếp theo: Đánh giá dự án và lập kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của mô hình xoắn ốc.

Ưu điểm của mô hình xoắn ốc:

  • Quản lý rủi ro tốt: Mô hình xoắn ốc giúp xác định và giải quyết rủi ro sớm trong quá trình phát triển.
  • Phản hồi sớm: Khách hàng có thể tham gia vào quá trình phát triển và đưa ra phản hồi sớm.
  • Sản phẩm chất lượng: Mô hình xoắn ốc giúp phát triển phần mềm chất lượng cao hơn so với mô hình thác nước.
  • Linh hoạt: Mô hình xoắn ốc có thể thích ứng với những thay đổi trong yêu cầu của khách hàng.

Nhược điểm của mô hình xoắn ốc:

  • Độ phức tạp: Các mô hình xoắn ốc có thể phức tạp hơn các mô hình khác.
  • Tốn kém: Các mô hình xoắn ốc có thể đắt hơn các mô hình khác.
  • Thời gian phát triển dài: Mô hình xoắn ốc có thể dẫn đến thời gian phát triển lâu hơn so với các mô hình khác.

Ví dụ cụ thể:

 

Một dự án xây dựng hệ thống quản lý tài chính cho ngân hàng A có thể áp dụng mô hình xoắn ốc như sau:

Vòng lặp 1:

  • Phân tích rủi ro: Xác định các rủi ro liên quan đến dự án như bảo mật, khả dụng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chi phí và thời gian.
  • Lập kế hoạch: Lập kế hoạch cho các hoạt động như thu thập yêu cầu, phân tích yêu cầu, thiết kế sơ lược, xây dựng nguyên mẫu và kiểm thử nguyên mẫu.
  • Thiết kế: Thiết kế sơ bộ hệ thống quản lý tài chính bao gồm các thành phần phần mềm chính và chức năng chính của hệ thống.
  • Thực hiện: Xây dựng nguyên mẫu của các thành phần phần mềm chính.
  • Kiểm thử: Kiểm thử nguyên mẫu để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản của khách hàng.

Vòng lặp 2:

  • Phân tích rủi ro: Đánh giá lại và xác định các rủi ro mới phát sinh.
  • Lập kế hoạch: Lập kế hoạch cho các hoạt động như thiết kế chi tiết, xây dựng và triển khai hệ thống.
  • Thiết kế: Thiết kế chi tiết hệ thống quản lý tài chính từ các yêu cầu kỹ thuật, mô hình dữ liệu đến giao diện người dùng.
  • Thực hiện: Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý tài chính.
  • Kiểm thử: Kiểm thử hệ thống để đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng.

Mô hình xoắn ốc tiếp tục với các vòng lặp tiếp theo, mỗi vòng lặp đều bao gồm việc đánh giá và cải thiện dựa trên phản hồi, cho đến khi sản phẩm cuối cùng được hoàn thiện.

Mô hình gia tăng - Incremental model

Mô hình gia tăng - Incremental model là một quá trình phát triển phần mềm trong đó các yêu cầu được chia thành nhiều mô-đun độc lập trong chu trình phát triển phần mềm. Trong mô hình này, mỗi mô-đun đều trải qua các giai đoạn yêu cầu, thiết kế, triển khai và thử nghiệm. Mỗi bản phát hành tiếp theo của mô-đun đều bổ sung thêm chức năng cho bản phát hành trước đó. Quá trình tiếp tục cho đến khi đạt được hệ thống hoàn chỉnh.

 Các mô hình phát triển phần mềm
Mô hình tăng trưởng - Incremental model

Các giai đoạn khác nhau của mô hình gia tăng như sau:

  • Phân tích yêu cầu: Trong giai đoạn đầu tiên của mô hình gia tăng, product analysis sẽ xác định các yêu cầu. Và các yêu cầu chức năng của hệ thống được nhóm phân tích yêu cầu hiểu rõ. Để phát triển phần mềm theo mô hình gia tăng, giai đoạn này đóng một vai trò quan trọng.
  • Thiết kế & Phát triển: Trong giai đoạn này, việc thiết kế chức năng hệ thống và phương pháp phát triển đã hoàn tất thành công. Khi phần mềm phát triển tính thực tiễn mới, mô hình tăng trưởng sử dụng phong cách và giai đoạn phát triển.
  • Kiểm tra: Trong mô hình phát triển, giai đoạn kiểm tra sẽ kiểm tra hiệu suất của từng chức năng hiện có cũng như chức năng bổ sung. Trong giai đoạn thử nghiệm, các phương pháp khác nhau được sử dụng để kiểm tra hành vi của từng tác vụ.
  • Triển khai: Giai đoạn triển khai cho phép giai đoạn coding của hệ thống phát triển. Nó liên quan đến việc mã hóa cuối cùng để thiết kế trong giai đoạn thiết kế và phát triển cũng như kiểm tra chức năng trong giai đoạn thử nghiệm. Sau khi hoàn thành giai đoạn này, số lượng sản phẩm hoạt động được tăng cường và nâng cấp lên thành sản phẩm hệ thống cuối cùng.

Ưu điểm của mô hình tăng trưởng:

  • Nguyên mẫu sớm: Có thể tạo ra nguyên mẫu của sản phẩm sớm trong vòng đời phát triển.
  • Linh hoạt cao: Khi thay đổi yêu cầu dự án, chi phí thay đổi ít hơn vì chỉ ảnh hưởng đến module cụ thể.
  • Quản lý rủi ro: Dễ dàng quản lý rủi ro do phân chia thành các module nhỏ.
  • Giảm chi phí: Giảm chi phí cho lần đầu giao sản phẩm.

Nhược điểm của mô hình tăng trưởng:

  • Yêu cầu thiết kế tốt: Cần có khả năng thiết kế và phương pháp tốt để phân chia yêu cầu hợp lý.
  • Chi phí cao: Chi phí phát triển theo phương pháp này có thể cao hơn so với mô hình thác nước (waterfall)

Ví dụ cụ thể: 

Một dự án phát triển hệ thống ERP cho doanh nghiệp có thể được chia thành các nấc thang:

  • Nấc thang 1: Thu thập yêu cầu cơ bản và xây dựng kiến trúc tổng thể của hệ thống.
  • Nấc thang 2: Bổ sung yêu cầu mới và thiết kế chức năng bổ sung.
  • Các nấc thang tiếp theo: Tiếp tục phát triển, kiểm thử và tích hợp các chức năng mới cho đến khi hệ thống hoàn thiện.

Mô hình RAD - Rapid Application Development

Đây là một phương pháp quản lý dự án và phát triển phần mềm linh hoạt tập trung vào phát triển ứng dụng nhanh chóng. Đặc biệt thích hợp cho các dự án yêu cầu cập nhật nhanh chóng và thường xuyên dựa trên nhu cầu thay đổi và hoàn cảnh kinh doanh.

Các mô hình phát triển phần mềm
Mô hình RAD - Rapid Application Development

Ưu điểm của mô hình RAD:

  • Giảm thời gian phát triển: Quy trình nhanh chóng giúp giảm thời gian cần thiết để phát triển sản phẩm.
  • Tăng khả năng sử dụng lại: Các thành phần có thể được tái sử dụng trong các dự án khác nhau.
  • Dễ dàng thu thập phản hồi: Phản hồi từ khách hàng có thể được thu thập và tích hợp nhanh chóng vào quy trình phát triển.
  • Thích hợp cho dự án quy mô vừa và nhỏ: RAD thường được chứng minh là hiệu quả nhất cho các dự án không quá lớn.

Nhược điểm của mô hình RAD:

  • Không lý tưởng cho ngân sách thấp: Cần có nguồn lực tài chính đủ để hỗ trợ quy trình phát triển nhanh.
  • Yêu cầu kỹ năng cao: Đòi hỏi đội ngũ phát triển có kỹ năng và kinh nghiệm nhất định.
  • Khó theo dõi tiến trình: Các vấn đề có thể phát sinh do việc hoạt động độc lập của các nhóm

 

Ví dụ cụ thể: Một công ty phần mềm có thể sử dụng mô hình RAD để phát triển một ứng dụng quản lý khách hàng. Họ bắt đầu bằng việc xác định yêu cầu kinh doanh và mô hình hóa dữ liệu. Sau đó, họ phát triển các nguyên mẫu nhanh chóng và thu thập phản hồi từ người dùng để cải thiện ứng dụng. Cuối cùng, họ thực hiện các bước kiểm thử và chuẩn bị sản phẩm cho việc triển khai.

 

Hiểu về các mô hình phát triển phần mềm sẽ giúp bạn tiếp cận đến những phương pháp hiện đại nhất trong công nghệ. Từ đó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại mà còn sẵn sàng cho các thách thức tương lai. 

 

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết chọn mô hình nào hoặc áp dụng sao cho dự án của mình thì hãy liên hệ tư vấn với chuyên gia trong lĩnh vực BA tại Askany nếu không muốn phát triển một sản phẩm kém chất lượng và tiêu tốn thời gian, chi phí nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng