Mô hình Scrum và tất cả những gì bạn cần biết để áp dụng

Mô hình Scrum và tất cả những gì bạn cần biết để áp dụng
Tô Lãm

07/03/2024

346

0

Chia sẻ lên Facebook
Mô hình Scrum và tất cả những gì bạn cần biết để áp dụng

Mô hình Scrum nổi bật bởi tính linh hoạt và tập trung vào giá trị thực tế đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các dự án phát triển phần mềm. Hơn cả một phương pháp quản lý dự án, mô hình Scrum giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Trong bài viết hôm nay của Topchuyengia, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về mô hình Scrum và những điều cơ bản mà bạn cần biết để áp dụng hiệu quả vào dự án của mình nhé!

 

Nếu Business Analyst đang gặp vấn đề liên quan đến mô hình Scrum như khó thay đổi phương pháp quản lý truyền thống hay bất kỳ khó khăn nào trong quá trình triển khai thì hãy nhanh chóng đặt lịch trò chuyện, tư vấn 1:1 từ xa với những chuyên gia BA hàng đầu trong lĩnh vực tại nền tảng Askany nhé!

Mô hình Scrum là gì?

mô hình Scrum
Mô hình Scrum là gì?

Theo Topchuyengia, mô hình Scrum là một bộ khung phát triển phần mềm linh hoạt (Agile) được sử dụng phổ biến trong các dự án phần mềm. Mô hình này dựa trên việc chia nhỏ dự án thành các giai đoạn ngắn (được gọi là sprint). Mỗi sprint có thể kéo dài từ 1 đến 4 tuần.

 

Ví dụ: BA áp dụng mô hình Scrum vào dự án phát triển các tính năng mới cho ứng dụng K. 

Sprint 1: BA và đội ngũ sẽ phát triển những tính năng cơ bản của ứng dụng K bán vé máy bay là:

  • Đăng ký tài khoản
  • Đăng nhập
  • Tìm kiếm chuyến bay

Sprint 2: Đội ngũ sẽ tập trung phát triển những tính năng nâng cao: 

  • Đặt vé máy bay
  • Thanh toán
  • Theo dõi chuyến bay

Sprint 3: Đội ngũ sẽ cải thiện chất lượng của ứng dụng K:

  • Thử nghiệm ứng dụng
  • Sửa lỗi

Từ đó, thông qua mô hình Scrum, dự án đã được BA và đội ngũ hoàn thành đúng thời hạn và ngân sách. Ứng dụng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và được đánh giá cao.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

Những vai trò chính trong mô hình Scrum

mô hình Scrum
Những vai trò chính trong mô hình Scrum

Theo Topchuyengia, có 3 vai trò chính trong mô hình Scrum là: 

Product Owner

Product Owner đảm nhận trách nhiệm tối đa hóa lợi nhuận đầu tư (ROI). Nhiệm vụ của Product Owner bao gồm xây dựng và quản lý danh sách công việc (product backlog), hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và đội ngũ để đảm bảo mục tiêu trong danh sách công việc, hướng dẫn chi tiết về các tính năng sản phẩm và quyết định thời điểm phát hành sản phẩm.

 

Chủ sở hữu sản phẩm không phải lúc nào cũng là người quản lý sản phẩm. Vị trí này tập trung vào việc đảm bảo rằng đội phát triển mang lại giá trị tối đa cho doanh nghiệp.

Trong ví dụ phát triển ứng dụng đặt vé máy bay ở trên, Product Owner là một đại diện của hãng hàng không.

Scrum Master

Scrum Master có vai trò là người huấn luyện, dẫn dắt đội nhóm, Product Owner và doanh nghiệp về quy trình Scrum. Nhiệm vụ của Scrum Master là giúp đội ngũ tối ưu hóa sự minh bạch và quy trình phân phối sản phẩm.

Trong ví dụ trên, Scrum Master là một chuyên gia Scrum có kinh nghiệm.

Scrum Team

Scrum Team là nhóm các nhà phát triển chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm.

Trong ví dụ trên, Scrum Team gồm các nhà phát triển phần mềm, nhà thiết kế và kỹ sư chất lượng.

Những sự kiện trong Scrum

mô hình Scrum
Những sự kiện trong Scrum

Sprint Planning

Sprint Planning là một cuộc họp diễn ra trước mỗi sprint. Trong cuộc họp này, Scrum Team sẽ xác định mục tiêu của sprint và lập kế hoạch cho các nhiệm vụ cần hoàn thành.

Scrum mỗi ngày

Daily Scrum là một cuộc họp ngắn hàng ngày, kéo dài từ 15 đến 20 phút. Trong cuộc họp này, Scrum Team sẽ thảo luận về tiến độ của mỗi cá nhân và các vấn đề trong công việc.

Sprint Review

Sprint Review là một cuộc họp diễn ra sau mỗi sprint. Trong cuộc họp này, Scrum Team sẽ trình bày sản phẩm phần mềm cho stakeholder.

Sprint Retrospective

Sprint Retrospective là một cuộc họp diễn ra sau mỗi sprint. Trong cuộc họp này, Scrum Team sẽ thảo luận về cách cải thiện quy trình làm việc

6 bước triển khai của mô hình Scrum cho dự án

mô hình Scrum
Các bước triển khai của mô hình Scrum cho dự án

Bước 1: Lập danh sách công việc (Product Backlog)

Bước đầu tiên của quy trình triển khai mô hình Scrum, Product Owner sẽ lập danh sách toàn bộ các công việc cần thiết từ đầu đến lúc hoàn thành dự án (như yêu cầu chức năng, giao diện người dùng, hiệu suất và bảo mật). Những công việc này sẽ được phân loại và xếp hạng ưu tiên trong Product Backlog.

Bước 2: Phân tích và chia nhỏ việc

Ở bước 2, Scrum Team sẽ tiến hành phân tích Product Backlog và chia các công việc chính thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý và triển khai.

Bước 3: Tạo Backlog Sprint và triển khai

Scrum Team bắt đầu tạo Backlog Sprint (Backlog sprint là một danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành trong sprint), lựa chọn các nhiệm vụ từ Product Backlog và triển khai trong Sprint. 

Bước 4: Đặt thời gian cho Sprint

Để đảm bảo thời gian hoàn thành Sprint và dự án, Scrum Team cần đặt ra thời hạn để kết thúc mỗi Sprint. Thông thường, khoảng thời gian từ 2 - 4 tuần là lý tưởng cho Scrum Team. 

Bước 5: Daily Scrum

Trong suốt thời gian diễn ra sprint, nhóm sẽ tổ chức các cuộc họp hàng ngày. Trong đó, mỗi thành viên sẽ cập nhật về công việc hàng ngày và người quản lý sẽ sử dụng thông tin này để phân tích tiến độ dự án.

Bước 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Cuối mỗi Sprint, Product Owner và stakeholder sẽ họp để kiểm tra chất lượng sản phẩm và đánh giá kết quả đạt được.

Ưu và nhược điểm của mô hình Scrum

mô hình Scrum
Ưu và nhược điểm của mô hình Scrum

Theo Topchuyengia, ưu và nhược điểm của mô hình Scrum là:

Ưu điểm của mô hình Scrum:

  • Sự hợp tác giữa stakeholder: Mô hình Scrum khuyến khích sự hợp tác giữa các bên liên quan từ BA, Product Owner đến Scrum team. Do tính chất của mô hình Scrum, sự hợp tác chặt chẽ giữa stakeholder giúp đảm bảo rằng các yêu cầu của sản phẩm được thống nhất và đáp ứng được mong muốn của khách hàng.
  • Mô hình Scrum cho phép các yêu cầu thay đổi trong suốt quá trình phát triển.
  • Tăng năng suất: Mô hình Scrum giúp đội ngũ tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong các khoảng thời gian ngắn. Từ đó, năng suất của quá trình phát triển cũng được tăng lên.

Nhược điểm của mô hình Scrum:

  • Mô hình Scrum đòi hỏi sự cam kết của tất cả các bên liên quan. Nếu dự án có quy mô lớn, nhiều stakeholder thì đây là một thách thức.
  • Phức tạp: Mô hình Scrum có thể phức tạp hơn các mô hình phát triển phần mềm truyền thống. Vì vậy, BA có thể gặp khó khăn trong quá trình triển khai và quản lý dự án nếu chưa có kinh nghiệm.
  • Scrum không thích ứng với tất cả các dự án, ví dụ như các dự án có yêu cầu cao về tính chính xác và chất lượng có thể không phù hợp với mô hình này.

Tư vấn về mô hình Scrum với chuyên gia

mô hình Scrum
Tư vấn về mô hình Scrum với chuyên gia

Nếu bạn gặp khó khăn khi không biết ứng dụng mô hình Scrum vào dự án như thế nào thì có thể tìm giải pháp từ chuyên gia BA uy tín tại app Askany nhé!

Bạn có thể đặt lịch tư vấn cùng chuyên gia Nguyễn Thanh Đạm thông qua:

  • Thông tin về kinh nghiệm làm việc của chuyên gia tại https://askany.com/javascript/thanhdam
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật (10AM - 8PM).
  • Chi phí: 250.000 VND cho 15 phút gọi điện.

 

Mô hình Scrum không chỉ tạo nên sự thống nhất giữa các thành viên nhóm mà còn thiết kế nên một quá trình làm việc hài hòa giữa tính đồng đội và trách nhiệm cá nhân. Khi nắm vững những nguyên tắc cơ bản từ Sprint đến các sự kiện như Sprint Planning và Sprint Review, bạn có thể dẫn dắt đội nhóm trong quá trình áp dụng Scrum vào dự án hiệu quả. 

 

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm và đang cần được hỗ trợ trong quá trình triển khai mô hình Scrum thì đừng ngần ngại tìm giải pháp chất lượng từ những “đàn anh, đàn chị” trong lĩnh vực BA tại ứng dụng tư vấn 1:1 online Askany nhé!

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng