Product Owner là gì: công việc, mức lương và kỹ năng cần có

Product Owner là gì: công việc, mức lương và kỹ năng cần có

20/02/2024

340

0

Chia sẻ lên Facebook
Product Owner là gì: công việc, mức lương và kỹ năng cần có

Product Owner là gì? Họ làm công việc gì mỗi ngày? Thu nhập hàng tháng của vị trí này là bao nhiêu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin quan tâm. Nói một cách ngắn gọn thì Product Owner là người chịu trách nhiệm và đưa ra quyết định cuối cùng cho sản phẩm. Còn về chi tiết, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Trong bài viết này, Topchuyengia sẽ giải đáp từ A-Z về Product Owner.

 

Nếu bạn muốn trở thành một Product Owner trong tương lai, hãy đăng ký tư vấn cá nhân để xem mình có phù hợp với nghề này hay không, hoặc bạn cũng có thể nhận thông tin về các khóa học 1:1 cùng chuyên gia BA tại đây. Chần chờ gì nữa, đăng ký ngay hôm nay để nhận được ưu đãi hấp dẫn, bạn nhé.

Product owner là gì?

Product Owner là người chịu trách nhiệm cho sản phẩm và đưa ra quyết định chính thức, cuối cùng trong việc: lựa chọn tính năng của sản phẩm, giải quyết những vấn đề xoay quanh người dùng. Nói một cách nôm na, họ được xem như là “chủ sở hữu” của sản phẩm ấy.

Product owner còn là người trực tiếp lên kế hoạch cho mọi thứ, bao gồm: nghiên cứu người dùng, làm việc với UX/UI designer, lên kế hoạch cho việc phát hành và thời gian hoàn thành của sản phẩm.

Product owner là gì
Product owner là gì

Product Owner làm việc trực tiếp với scrum master (người quản lý quy trình phát triển sản phẩm) và development team (nhóm lập trình viên) theo quy trình phát triển phần mềm scrum. Product owner sẽ không có quyền hạn trong việc yêu cầu team developer phải làm như thế nào để hoàn thành một sprint (một chu kỳ phát triển sản phẩm). Thay vào đó, họ chỉ có thể giao phó, đưa ra yêu cầu mà họ muốn cho scrum master để scrum master truyền đạt lại cho team developer.

 

 

XEM THÊM:

 

Công việc của Product Owner là gì?

Sau khi đã biết Product owner là gì thì bạn cần biết về công việc cũng như vai trò của họ trong một dự án.

Product owner là gì
Vai trò của một Product Owner


Vai trò của product owner là rất quan trọng trong một quy trình scrum, họ là người đại diện cho khách hàng để làm việc với team developer. Nhiệm vụ chính của Product Owner là giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến sản phẩm và chịu trách nhiệm cho tất cả các kế hoạch của sản phẩm. Product owner là người duy nhất có quyền hạn thay đổi thứ tự trong trong các backlog (danh sách các công việc cần làm cho sản phẩm).

 

Khi có vấn đề phát sinh xoay quanh sản phẩm đó, các developer có quyền đặt ra câu hỏi và product owner phải giải đáp được các thắc mắc đó cho team IT, để team IT có thể hiểu rõ hơn về tính năng sản phẩm mà product owner mong muốn, từ đó cho ra đời những sản phẩm chất lượng, đáp ứng đúng yêu cầu của product owner.

 

Sự hài lòng của product owner cũng được xem như là sự hài lòng của khách hàng. Một product owner giỏi sẽ là người hiểu thấu nhu cầu của khách hàng đối và đáp ứng được tất cả yêu cầu mà họ đưa ra.

Dưới đây là một số trách nhiệm, công việc hằng ngày của một product owner mà bạn có thể quan tâm:

  • Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và định hướng sản phẩm
  • Chịu trách nhiệm về xây dựng kế hoạch sản phẩm
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm
  • Tạo ra và duy trì product backlog
  • Ưu tiên các công việc trong product backlog
  • Định nghĩa các tiêu chí chấp nhận (acceptance criteria) cho các công việc
  • Tham gia các cuộc họp scrum như sprint planning, sprint review, sprint retrospective
  • Tham gia kiểm tra và phê duyệt các tính năng của sản phẩm
  • Tham gia nghiên cứu người dùng và thu thập phản hồi
  • Tham gia làm việc với các bên liên quan như khách hàng, lãnh đạo, nhà đầu tư, đối tác, nhà cung cấp, các bộ phận khác trong công ty
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp kiến thức của BA từ cơ bản đến nâng cao

Kỹ năng cần có của Product Owner là gì?

Để trở thành một Product Owner giỏi trong tương lai, bạn cần phải có một bộ kỹ năng đa dạng và phong phú, bao gồm cả kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm. Dưới đây là một số kỹ năng bạn cần có để theo đuổi công việc này:

Nghệ thuật giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là điều đầu tiên và quan trọng mà một Product Owner cần có. Kỹ năng này sẽ giúp họ giao tiếp, làm việc hiệu quả với khách hàng cũng như team developer.  Một product owner giỏi cần phải biết cách lắng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục.

Product owner là gì
Product owner cần có khả năng giao tiếp tốt

Đồng thời, product owner cũng cần phải biết cách thuyết trình, báo cáo và thương lượng với các bên liên quan. Họ cũng cần phải có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các bên liên quan, tạo ra sự tin tưởng và hợp tác.

Quản lý công việc

Product Owner phải quản lý rất nhiều công việc khác nhau như lên kế hoạch, ưu tiên phân bổ và sắp xếp các công việc liên quan đến sản phẩm. Do đó họ cần phải biết cách quản lý sao cho logic, tránh bị quá tải.

 

Không chỉ vậy, biết cách sử dụng các công cụ quản lý công việc như Jira, Trello, Asana, Slack, Google Docs, Google Sheets, Google Slides, Microsoft Office, Zoom, Skype, v.v là điều bắt buộc đối với một product owner.

Khả năng nghiên cứu hành vi người dùng

Nghiên cứu hành vi người dùng tốt thì doanh nghiệp mới có thể hiểu được nhu cầu, mong muốn, thói quen và vấn đề của người dùng đối với sản phẩm. Một product owner phải biết cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu người dùng như: khảo sát, phỏng vấn, quan sát, thử nghiệm, phân tích dữ liệu, v.v.


Nói một cách chuyên sâu hơn, một nhà quản lý sản phẩm cũng cần phải thuần thục cách tạo ra các nhân vật người dùng (user persona), lộ trình người dùng (user journey), bản đồ tâm lý (empathy map), v.v. để có thể đặt mình vào vị trí của người dùng và thiết kế sản phẩm phù hợp với họ.

Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề

Đây cũng là kỹ năng mềm bắt buộc phải có để có thể định hướng và tối ưu hóa sản phẩm. Họ cũng cần phải biết cách xử lý các vấn đề urgent mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của sản phẩm.

 

Một ví dụ về khả năng phân tích và giải quyết vấn đề là: Khi phải đối mặt với một tính năng bị lỗi hoặc không đạt yêu cầu, một product owner giỏi sẽ không chỉ đổ lỗi cho team developer hoặc khách hàng, mà sẽ cùng với họ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục của vấn đề, đồng thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa để tránh lặp lại lỗi tương tự trong tương lai.

Khả năng sáng tạo và đổi mới

Nếu muốn trở thành product owner, bạn phải biết cách tìm kiếm và khai thác các ý tưởng mới, thử nghiệm các xu hướng và thị trường, tạo ra các giải pháp đột phá và khác biệt.

 

Một ví dụ về khả năng sáng tạo và đổi mới của product owner là khi họ phải tạo ra một sản phẩm mới hoặc cải tiến một sản phẩm hiện có. Một product owner giỏi sẽ không chỉ bám “đi theo lối mòn”, mà sẽ liên tục cải thiện sản phẩm cho đến khi đạt được mục tiêu mong muốn.

Khả năng tự học và cập nhật kiến thức

Product owner cũng cần phải biết cách tự học và tự nâng cao kỹ năng của bản thân. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách, đọc sách, xem video, tham gia các khóa học và chứng chỉ liên quan, tham gia các cộng đồng và sự kiện về product owner, hỏi đáp và trao đổi với các chuyên gia trên ứng dụng Askany.

Mức lương của Product Owner

Product owner là gì
Thu nhập của Product Owner là bao nhiêu?

Mức lương của Product Owner sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kỹ năng, kinh nghiệm, công ty, vị trí địa lý,... Theo chia sẻ của các chuyên gia trên ứng dụng Askany, mức lương trung bình của Product Owner tại Việt Nam là khoảng 26.000.000 đồng mỗi tháng. Dải lương phổ biến là từ 12.000.000 - 30.000.000 đồng mỗi tháng.

 

Những vị trí Product Owner cao cấp tại các công ty công nghệ vốn nước ngoài có thể lên tới 50.000.000 đồng mỗi tháng.

Lợi ích và thách thức khi làm Product Owner

Lợi ích

  • Tạo ra những sản phẩm có giá trị cho xã hội, giải quyết những vấn đề thực tế của người dùng, được làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và kinh tế (2 lĩnh vực vô cùng tiềm năng).
  • Lương cao, có nhiều cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp, cơ hội thăng tiến tốt và nhận được sự tôn trọng, công nhận.
  • Có cơ hội làm việc trong những công ty nước ngoài, môi trường làm việc năng động, sáng tạo và thách thức. Đồng thời, cũng được hưởng thụ những phúc lợi và chế độ tốt từ các công ty công nghệ hàng đầu.

Thách thức

Product owner là gì
Phải xử lý được những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình làm việc giữa các bên.
  • Bạn phải đối mặt với những áp lực và rủi ro cao, phải chịu trách nhiệm cho những quyết định khó khăn của mình. Bạn cũng phải thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, phải giải quyết những vấn đề phức tạp mà bản thân không đoán trước được.
  • Bạn phải đáp ứng được sự kỳ vọng và yêu cầu của các bên liên quan, phải xử lý được những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình làm việc giữa các bên.
  • Bạn phải luôn cải thiện và nâng cao kỹ năng của mình để tránh bị tụt hậu. Product Owner phải cập nhật liên tục các kiến thức mới nhất, đối đầu với những thách thức và cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ.

Học gì để làm Product Owner

Ngành học

Bạn cần có tối thiểu là bằng Cử Nhân nếu muốn theo đuổi ngành này. Vì hầu hết các công ty hiện này đều yêu cầu ứng viên có bằng Đại học hoặc bằng Thạc sĩ (sẽ được ưu tiên hơn) trong các lĩnh vực như:

  • Công nghệ Thông Tin
  • Khoa học Máy tính 
  • Hệ thống thông tin quản lý

Chứng chỉ

Để dễ dàng hơn trong việc thăng tiến, bạn nên chuẩn bị cho mình các chứng chỉ Product Owner uy tín, chẳng hạn như:

  • Certified Scrum Product Owner (CSPO)
  • Project Management Professional (PMP) được cấp bởi Học viện đào tạo quản lý dự án (Project Management Institute - PMI)
  • Agile Certified Practitioner (ACP)
  • Professional Scrum Product Owner (PSPO) được cấp bởi Scrum.org
  • Certified SAFe Program

Bạn cũng nên tham gia các khóa học uy tín, đặc biệt là các khóa học về product owner, product management, scrum, agile, design thinking, user research, v.v. trên các nền tảng như Coursera, Udemy, edX, v.v. hoặc các trung tâm đào tạo.

 

Tham gia các cộng đồng và sự kiện về product owner, như Product School, Product Tank, Agile Vietnam, Scrum Vietnam, v.v. tham gia các sự kiện, hội thảo, workshop, hackathon, v.v. để học tập, giao lưu  và mở rộng mạng lưới quan hệ.

Product owner là gì
Askany - cộng đồng hỏi đáp trực tiếp cùng chuyên gia

Đặc biệt, hãy học tập từ những người đi trước, tìm kiếm những mentor cố vấn để hỏi đáp và trao đổi với họ về những kinh nghiệm và bài học quý báu trong nghề product owner. Nếu không biết tìm họ ở đâu? Hãy tải ngay ứng dụng Askany.

 

>>Đăng ký ngay khóa học BA từ cơ bản đến nâng cao để nhận thêm nhiều ưu đãi

Lộ trình sự nghiệp của Product Owner

Sau khi trở thành Product Owner, bạn có thể phát triển sự nghiệp của mình theo nhiều hướng khác nhau. Bạn có thể thăng tiến lên các vị trí như sau:

  • Senior Product Owner
  • Product Manager
  • Product Director
  • Head of Product


Ngoài ra, bạn cũng có thể theo đuổi các con đường sự nghiệp khác liên quan đến sản phẩm, như Product Designer, Product Analyst, Product Consultant, Product Trainer, Product Owner Coach, v.v.

 

Bạn cũng có thể chuyển sang các lĩnh vực khác, như marketing, kinh doanh, kỹ thuật, v.v. nếu bạn có đủ kinh nghiệm, kỹ năng và đam mê.

Sự khác nhau giữa Product Owner, Scrum Master và Project Manager

Product owner là gì
So sánh Product Owner, Scrum Master và Project Manager

Sau khi đã biết Product owner là gì, có thể bạn cũng sẽ bối rối về các vị trí như Scrum Master, Project Manager. Tuy nghe có vẻ giống nhau nhưng thực chất không phải vậy, hãy cùng Topchuyengia so sánh qua bảng dưới đây:

 

 

Product Owner

Scrum Master

Project Manager

Mục tiêu công việc

Chất lượng sản phẩm trong dự án

Mô hình Scrum và hiệu suất của Team Developer

Bàn giao và hoàn tất dự án đúng thời hạn

Kỹ năng cần có

  • Giao tiếp & đàm phán tốt 
  • Đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn
  • Cần có kỹ năng về marketing
  • Hiểu rõ về Scrum và Agile
  • Giao tiếp & tổ chức team
  • Giải quyết vấn đề
  • Phải biết kỹ năng lãnh đạo tài tình
  • Quản lý thời gian hiệu quả
  • Quản lý rủi ro

Nhiệm vụ chính

  • Định hướng phát triển sản phẩm
  • Tối ưu hóa giá trị tối đa cho sản phẩm
  • Đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm
  • Lập kế hoạch triển khai Scrum
  • Dẫn dắt team Developer theo mô hình Scrum
  • Hỗ trợ team và đề xuất thay đổi đúng chỗ để tăng hiệu suất
  • Quản lý các bộ phậnkhác nhau  trong dự án
  • Đo lường và theo dõi tiến độ của dự án
  • Quản lý vi mô nhóm

Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về product owner là gì, vai trò và trách nhiệm của product owner, bộ kỹ năng cần có của product owner, cũng như thu nhập của product owner tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ nhất về nghề product owner, cũng như biết cách chuẩn bị cho con đường sự nghiệp của mình. Nếu bạn quan tâm đến nghề product owner, hãy đăng ký tư vấn cùng các anh/chị chuyên gia trong nghề bằng cách học đặt lịch hẹn trên ứng dụng Askany.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng