Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là gì và sự nguy hiểm của nó

Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là gì và sự nguy hiểm của nó
Hằng Nguyễn

06/02/2023

865

0

Chia sẻ lên Facebook
Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là gì và sự nguy hiểm của nó

Rối loạn phân liệt cảm xúc (Schizoaffective Disorder) được xem là một bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần mãn tính được đặc trưng bởi các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Để hiểu thêm về căn bệnh này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Topchuyengia.

 

Thông tin trong bài viết dưới đây được Topchuyengia tổng hợp từ các bài nghiên cứu khoa học chuyên sâu và mang tính tham khảo cao. Việc điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc nên được bắt đầu càng sớm càng tốt khi phát hiện một người có các triệu chứng bất thường. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ trị liệu tâm lý đầu ngành tại ứng dụng Askany khi bạn cần sự trợ giúp.
 

Rối loạn phân liệt cảm xúc là bệnh gì?

Rối loạn phân liệt cảm xúc là những rối loạn từng pha, trong đó có cả triệu chứng cảm xúc xen lẫn triệu chứng phân liệt. Chúng tiến triển đồng thời cùng nhau hoặc cách nhau vài ngày và đều nổi bật trong cùng một giai đoạn bệnh. Rối loạn cảm xúc thường có liên quan chặt chẽ đến các bệnh rối loạn phân liệt, nhưng  thường không điển hình. Rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh độc lập trong số các phân loại bệnh hiện hành.

Rối loạn phân liệt cảm xúc
Đặc điểm là bệnh nhân thường xuất hiện các hoang tưởng và ảo giác

Rối loạn phân liệt cảm xúc có đặc điểm là bệnh nhân thường xuất hiện các hoang tưởng và ảo giác. Nếu xét đến các giai đoạn tái diễn thì thường gặp pha hưng cảm nhiều hơn pha trầm cảm và bệnh cũng có thể thuyên giảm hoàn toàn. Theo  ICD  -  10F,  các rối loạn phân liệt cảm xúc này chia làm 3 loại chính:

  • Rối loạn phân liệt hưng cảm (F25.0).
  • Rối loạn phân liệt trầm cảm (F25.1).
  • Rối loạn phân liệt hỗn hợp (F25.2)

Các triệu chứng khi mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Rối loạn phân liệt cảm xúc
Các triệu chứng mà người bệnh mắc phải chứng rối loạn phân liệt cảm xúc

Loại trầm cảm

Các triệu chứng của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc mà bệnh nhân có thể gặp phải thường bao gồm:

  • Tưởng tượng hoặc có niềm tin vào những điều không thực tế.
  • Gặp ảo giác, chẳng hạn như nghe thấy giọng nói dù không có ai ở đó.
  • Có những hành vi bất thường, chậm chạp hoặc bất động.
  • Suy nghĩ bất thường, thiếu biểu cảm, kiệm lời nói.
  • Gặp vấn đề, khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp.
  • Mất dần động lực và sự tập trung, điều đó có thể cản trở công việc, việc học tập hoặc các hoạt động xã hội khác.
  • Một số hoạt động bình thường như tắm rửa cũng dần trở nên khó khăn và một số trường hợp không thể tự chăm sóc bản thân.

Rối loạn lưỡng cực (hay còn gọi là tâm thần phân liệt)

Ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực, một số triệu chứng có thể bao gồm: 

  • Tưởng tượng hoặc niềm tin vào những điều không thực tế.
  • Ảo giác, chẳng hạn như nghe thấy giọng nói không có ở đó.
  • Hành vi bất thường, chậm hoặc bất động.
  • Suy nghĩ vô tổ chức, thiếu biểu hiện hoặc lời nói.
  • Có vấn đề, khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp.
  • Mất động lực và kém tập trung cản trở công việc, trường học hoặc các hoạt động xã hội khác.
  • Một số hoạt động bình thường như tắm rửa cũng trở nên khó khăn và không thể tự chăm sóc bản thân.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân rối loạn phân liệt cảm xúc vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể góp phần vào sự phát triển của căn bệnh này..

Rối loạn phân liệt cảm xúc
Nguyên nhân rối loạn phân liệt cảm xúc vẫn chưa được xác định chính xác

Di truyền

Rối loạn phân liệt cảm xúc có thể di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu người thân của bạn mắc bệnh thì nhất thiết bạn cũng sẽ mắc bệnh. Chỉ là khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người bình thường.

Do cấu trúc và chất hóa học của não bộ

Chức năng và cấu trúc của não bộ có thể khác nhau theo những cách mà nhà khoa học mới có thể hiểu được. Bằng liệu pháp chụp và quét não sẽ giúp thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Do căng thẳng

Một số sự kiện căng thẳng xảy ra trong cuộc sống như mất người thân, ly hôn hoặc mất việc làm cũng có thể gây ra những triệu chứng hoặc khởi phát bệnh.

Sử dụng các chất gây nghiện

Chất gây nghiện cũng tác động đến hệ thần kinh như LSD cũng được xem là có liên quan với sự phát triển của rối loạn phân liệt cảm xúc.

XEM THÊM:

Chẩn đoán và điều trị

Rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn phân liệt cảm xúc có thể rất khó chẩn đoán

Mặc dù có thể rất khó để bắt một người mắc chứng rối loạn phân liệt cảm xúc đi khám bác sĩ nếu bản thân họ không muốn điều đó. Tuy nhiên, bạn bè và những người xung quanh cần hết sức lưu ý và khuyến người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Chẩn đoán

Rối loạn phân liệt cảm xúc có thể rất khó chẩn đoán bởi vì nó bao gồm cả các triệu chứng của cả tâm thần phân liệt, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Như đã nêu trên, có hai loại rối loạn phân liệt cảm xúc chính: loại lưỡng cực và loại trầm cảm. Để có thể chẩn đoán người mắc chứng rối loạn phân liệt cảm xúc, họ thường phải có những triệu chứng sau đây:

  • Một rối loạn tâm trạng nghiêm trọng, giai đoạn trầm cảm hoặc hưng cảm xảy ra đồng thời với các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
  • Ảo tưởng hoặc ảo giác kéo dài hai tuần trở lên mà không có các giai đoạn tâm trạng lớn.
  • Hầu hết các rối loạn biểu hiện với các triệu chứng đáp ứng các tiêu chí cho một giai đoạn tâm trạng chính.
  • Việc lạm dụng các chất gây nghiện hoặc một loại thuốc mà được cho là không phải nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Điều trị

Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc tại các cơ sở y tế, bệnh viện có thể bao gồm: 

  • Thuốc: thường được dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tùy vào từng loại rối loạn mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc thích hợp. Đa số những trường hợp người bệnh nhân có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác,... họ sẽ được kê toa thuốc chống loạn thần kinh. Thuốc chống trầm cảm hoặc giúp ổn định tâm trạng có thể mang lại hiệu quả với người bệnh nặng.
  • Điều trị tâm lý: biện pháp này sẽ giúp bệnh nhân sớm nhận thức được vấn đề của mình và từ đó thiết lập nên mục tiêu, phương pháp quản lý các vấn đề liên quan một cách hiệu quả hơn.
  • Nhập viện: đối với những trường hợp nặng hoặc khi có cơn tâm thần xuất hiện. Một số người sẽ mất kiểm soát, lúc này họ cần nhanh chóng nhập viện để hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra. Đặc biệt, nếu có những biện pháp can thiệp điều trị sớm sẽ giúp người bệnh loại bỏ được ý định tự tử hoặc những hành vi thiếu suy nghĩ gây nguy hiểm tính mạng.

 

Ngoài những phương pháp trên, người nhà và những người xung quanh cần quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều hơn nữa để người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc đạt được kết quả điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh đối phó với chứng rối loạn phân liệt cảm xúc.

 

Để kiểm tra, điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thông qua ứng dụng Askany. Tại đây, khách hàng sẽ được khám bệnh bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng hình thức tư vấn online 1:1. 

 

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc hiện nay. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc mọi người xung quanh đang gặp phải vấn đề về các chứng bệnh tâm lý, hãy liên hệ và đặt lịch với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi thông qua ứng dụng Askany. 

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng