Rối loạn cảm xúc và những thông tin quan trọng bạn cần biết

Rối loạn cảm xúc và những thông tin quan trọng bạn cần biết
Hằng Nguyễn

06/02/2023

1228

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn cảm xúc và những thông tin quan trọng bạn cần biết

Rối loạn cảm xúc là một trong số những bệnh lý tâm thần nguy hiểm. Làm thế nào để nhận biết mình có phải là nạn nhân của căn bệnh này hay không. Các dạng rối loạn cảm xúc thường gặp là gì. Đâu là những hướng điều trị trong y học hiện nay. Tất cả thông tin bạn cần đều sẽ được cung cấp trong bài viết sau đây của Topchuyengia.

 

Bạn đọc nên lưu ý những gì mà Topchuyengia cung cấp trong bài viết này (bao gồm cả các loại thuốc điều trị rối loạn cảm xúc) có tính tham khảo cao. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị cần phải có sự theo dõi của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, người nhà và bệnh nhân không nên tự ý quyết định để tránh đưa ra những sai sót không đáng có. Nếu bạn cần một chuyên gia điều trị rối loạn cảm xúc thì hãy tải ngay ứng dụng Askany và đặt lịch hẹn online với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi.

Rối loạn cảm xúc là gì? Phân loại

Rối loạn cảm xúc là một hội chứng bất thường của não bộ, xảy ra khi tâm lý bệnh nhân có sự thay đổi không ổn định về mặt cảm xúc. Những người mắc hội chứng này có thể nhanh chóng chuyển đổi tâm trạng từ hưng phấn sang trầm cảm. Đây cũng là một dạng của rối loạn tâm lý

 

Theo ước tính, có khoảng 5% dân số thế giới mắc phải hội chứng rối loạn cảm xúc. Người mắc bệnh rối loạn cảm xúc thường rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực và vui buồn thất thường, không thể kiểm soát.

Rối loạn cảm xúc
Rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực và vui buồn thất thường, không thể kiểm soát

Rối loạn cảm xúc thường được chia thành 2 loại chính

  • Rối loạn trầm cảm: Trầm cảm là một trong những rối loạn cảm xúc phổ biến nhất. Thuật ngữ này đề cập đến một trạng thái rối loạn tâm trạng được đặc trưng bởi cảm xúc chán nản, mệt mỏi gia tăng, giảm năng lượng và mất hứng thú cũng như sự quan tâm với mọi thứ xung quanh
  • Hội chứng hưng cảm: Hưng cảm là trạng thái tâm trạng dao động thất thường từ kích thích đến hưng phấn rồi trầm cảm, chán nản, ức chế. Các triệu chứng của rối loạn có tính chất chu kỳ, và xen kẽ giữa các chu kỳ này là một chu kỳ cảm xúc bình thường, ổn định.

 

Tâm trạng (cảm xúc) của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố (yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài, đời sống tinh thần, sự kiện đã trải qua, tiền sử bản thân...). Thông thường, cảm xúc có lúc lên lúc xuống nhưng luôn nằm trong một phạm vi và khung thời gian nhất định. Khi cảm xúc vượt quá những giới hạn này sẽ gây ra những rối loạn cảm xúc không ổn định, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Một số các triệu chứng của rối loạn thần kinh cảm xúc

bệnh rối loạn cảm xúc
Một vài triệu chứng của rối loạn thần kinh cảm xúc

Các triệu chứng giảm hoặc mất cảm xúc

  • Giảm khí sắc: bệnh nhân trong tâm trạng buồn rầu ủ rũ (thường gặp trong hội chứng trầm cảm . 
  • Cảm xúc lãnh đạm: bệnh nhân mất dần đi các phản ứng cảm xúc, không thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt (nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối của bệnh tâm thần phân liệt), bệnh nhân mất khả năng biểu đạt cảm xúc, hoàn toàn thụ động, lơ mơ, lờ đờ,... trạng thái này được gọi là kiệt quệ cảm xúc hay cảm xúc tàn lụi.

Các triệu chứng tăng cảm xúc

  • Tâm trạng hưng phấn: bệnh nhân có tâm trạng vui vẻ và luôn cảm thấy dễ chịu, khoan khoái (thường gặp trong hội chứng hưng cảm). 
  • Khoái cảm: bệnh nhân luôn vui vẻ một cách vô nghĩa, không thích ứng với hoàn cảnh, môi trường (thường gặp ở bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, hội chứng hưng cảm hoặc bệnh tâm thần phân liệt), ngoài ra còn gặp trong các bệnh lý thần kinh như bệnh rối loạn tâm thần, chẳng hạn như liệt toàn thân tiến triển do giang mai thần kinh.

Các triệu chứng cảm xúc thường gặp khác

  • Cảm xúc hai chiều: Đối với một số bệnh nhân thì đồng thời tồn tại hai cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau như vừa yêu vừa ghét, vừa thích lại vừa không thích...
  • Cảm xúc đối lập: là những cảm xúc không phù hợp với sự kiện hoặc đôi khi trái ngược với hoàn cảnh, như khóc vì vui, cười vì buồn...
  • Cảm xúc tự động: bệnh nhân vui, buồn, cười, khóc, tức giận vô cớ, không do một kích thích bên ngoài nào gây ra.

Các triệu chứng trên thể hiện sự phân ly hoặc rối loạn điều hòa của bệnh nhân tâm thần phân liệt. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng như lo âu hoặc lo sợ

hội chứng rối loạn cảm xúc
Thường xuyên lo lắng trước tất cả những vấn đề xung quanh cuộc sống

Lo âu: là một trạng thái cảm xúc chủ quan, thoáng qua hoặc kéo dài dai dẳng, xảy ra khi con người đứng trước các mối đe dọa hoặc nhiệm vụ khó khăn (lo âu dai dẳng thường do đặc điểm tính cách). Triệu chứng này thường có nguyên nhân gián tiếp, không cụ thể, mơ hồ, khó xác định. Lo lắng trở thành bệnh lý khi chúng ta không thể kiểm soát nó, và lo lắng cũng gây rối loạn toàn bộ hành vi con người. 

 

Sợ hãi: là một trạng thái cảm xúc vừa mang tính chủ quan vừa khách quan như khi một người đứng trước một mối nguy hiểm cụ thể, người bệnh có nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể. Nội tâm của người bệnh luôn cảnh giác, sợ hãi và kèm theo các triệu chứng cơ thể như hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, vã mồ hôi, ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bí tiểu... Nếu cơn lo sợ, đạt đến đỉnh điểm trong một thời gian ngắn, có tính chất cấp tính sẽ khiến bệnh nhân tưởng tượng rằng mình sắp chết đến nơi thì được gọi là cơn hoảng sợ.

Cảnh báo bệnh rối loạn cảm xúc

Các chu kỳ bị rối loạn cảm xúc và các dạng bệnh tâm thần khác thường xuất hiện ngày càng nhanh chóng, với các triệu chứng càng nghiêm trọng và tần suất dày đặc. Đặc biệt, bệnh còn đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với các yếu tố như: rối loạn lo âu, khởi phát bệnh sớm, lạm dụng chất kích thích, tiền sử bệnh tật trong gia đình, sử dụng thuốc chống trầm cảm, hành vi/suy nghĩ tự tử,...

 

Nếu bệnh nhân không được thăm khám và điều trị kịp thời, rối loạn cảm xúc có thể gây ra rất nhiều biến chứng như: sức khỏe yếu đi, tự tử gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

rối loạn cảm xúc không ổn định
Bệnh nhân mắc rối loạn cảm xúc cần phải được điều trị sớm và kịp thời

Do đó, bệnh nhân mắc rối loạn cảm xúc cần phải được điều trị sớm và kịp thời. Bệnh nhân sẽ hồi phục sớm hơn khi được điều trị phối hợp các phương pháp không dùng thuốc (tâm lý liệu pháp, trị liệu sốc điện, điều trị kích thích từ xuyên sọ) và phương pháp có dùng thuốc (thuốc dùng để điều trị trầm cảm và hưng cảm).

 

Nếu bạn đọc phát hiện mình có những triệu chứng của trầm cảm rối loạn cảm xúc thì có thể liên hệ ngay với các bác sĩ online của Askany. Họ sẽ dựa vào mức độ triệu chứng của người bệnh để đưa ra biện pháp can thiệp. Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ của chúng tôi sẽ đề xuất phương pháp đưa bệnh nhân vào nhập viện để tránh nguy cơ tự sát (ở bệnh nhân trầm cảm) hoặc phòng ngừa các hậu quả do kích động gây ra (ở bệnh nhân hưng cảm nặng).

Một số dạng rối loạn cảm xúc thường gặp

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là trạng thái sợ hãi, lo lắng quá mức. Bệnh nhân thường rơi vào trạng thái tức giận hoặc buồn bã. Thông thường rối loạn tâm trạng này phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Bởi theo ước tính gần đây, những người mắc chứng rối loạn lo âu thường ở độ tuổi từ 9-17.

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc này được đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ kèm theo các giai đoạn rối loạn trầm cảm chủ yếu trong suốt quá trình bệnh. Tỷ lệ rối loạn lưỡng cực chiếm 1% dân số, không khác biệt giữa nam và nữ, tuổi khởi phát bệnh là những người trẻ.

 

Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực tương tự như các triệu chứng của "loạn thần hưng cảm", với các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm thường xảy ra sau căng thẳng (nhưng để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực thì không nhất thiết phải có sự xuất hiện của căng thẳng). Giai đoạn đầu tiên của bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và tần suất các giai đoạn bệnh có khuynh hướng ngày càng ngắn dần. Rối loạn trầm cảm này có xu hướng trở nên phổ biến và dai dẳng ở tuổi trung niên.

Rối loạn trầm cảm
Rối loạn trầm cảm này có xu hướng trở nên phổ biến và dai dẳng ở tuổi trung niên

Có 2 loại rối loạn tâm lý lưỡng cực được thống kê:

  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực I: Rối loạn này trước đây được gọi là “hưng trầm cảm điển hình”, đặc trưng bởi tâm trạng hưng phấn và/hoặc cáu kỉnh. Trong giai đoạn hưng cảm, người mắc bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân hoặc cho những người khác.
  • Rối loạn cảm xúc lương cực II: Người được chẩn đoán phải có ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ (hưng cảm thấp) trong hiện tại hoặc trong quá khứ và có ít nhất một giai đoạn trầm cảm nặng.

OCD - rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là một chứng rối loạn lo âu. Nó có thể bắt đầu từ thời thơ ấu và có các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế chẳng hạn như: 

  • Ám ảnh: là những suy nghĩ và hình ảnh dồn dập và lặp đi lặp lại liên tục khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng và khó chịu. Chẳng hạn, người bệnh luôn bị ám ảnh bởi những vết bẩn trên tay nên thường xuyên phải rửa tay 2 giờ 1 lần hàng ngày.
  • Cưỡng chế (còn được gọi là nghi thức hoặc ép buộc): là nhu cầu thúc giục ai đó làm điều gì đó để giảm bớt lo lắng do chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra, dẫn đến các hành vi lặp đi lặp lại quá mức. Những việc như rửa tay thường xuyên hoặc luôn sắp xếp mọi thứ thẳng hàng.

Rối loạn hành vi

Trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn hành vi rất khó tuân theo các nguyên tắc và cư xử theo cách được xã hội chấp nhận. Rối loạn hành vi đề cập đến một nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc khác thường, bao gồm:

  • Đánh nhau với người và động vật.
  • Hủy hoại tài sản.
  • Nói dối, gian lận hoặc ăn cắp.
  • Trốn học hoặc các vi phạm nghiêm trọng khác.
rối loạn thần kinh cảm xúc
Trẻ em thường mắc rối loạn hành vi so với mọi lứa tuổi khác

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung theo từng độ tuổi. Điều này cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Quá trình điều trị có thể bao gồm:

  • Giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề, giao tiếp và xử lý căng thẳng tốt hơn, cũng như cách kiểm soát sự bốc đồng và tức giận (được gọi là liệu pháp hành vi nhận thức);
  • Liệu pháp gia đình;
  • Liệu pháp nhóm ngang hàng (để giúp cải thiện các kỹ năng xã hội và giao tiếp giữa các cá nhân);
  • Thuốc.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống được đặc trưng bởi các hành vi ăn uống cực đoan - quá nhiều hoặc quá ít - hoặc cực kỳ đau khổ hoặc lo lắng về cân nặng hoặc hình dáng của bản thân. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống hơn nam giới.

 

Theo Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Hoa Kỳ: Điều trị rối loạn ăn uống thường bao gồm tư vấn tâm lý và dinh dưỡng kết hợp theo dõi y tế và tâm thần. Việc điều trị phải giải quyết các triệu chứng và hậu quả y tế của chứng rối loạn ăn uống, cũng như các yếu tố tâm lý, sinh học, giữa các cá nhân và văn hóa gây ra hoặc kéo dài chứng rối loạn ăn uống.

Rối loạn trầm cảm

Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khi bị trầm cảm, người bệnh dễ bị thay đổi cảm xúc như thường xuyên khóc lóc, buồn bã, tự ti, mặc cảm. Đồng thời, khả năng tập trung bị suy giảm dẫn đến hiệu quả học tập và làm việc bị giảm sút. Cơ thể cũng có thể trở nên yếu ớt do ăn uống không điều độ và ngủ quá ít hoặc quá nhiều.

 

Trong trường hợp này, người bệnh thường tự cười nhạo bản thân, cho rằng mình là kẻ xấu, kẻ vô dụng, không đáng xuất hiện trên cõi đời này.

Khí sắc chu kỳ

Rối loạn cảm xúc
Bao gồm nhiều thời kỳ rối loạn trầm cảm nhẹ và rối loạn hưng cảm nhẹ

Đây là trạng thái khí sắc không ổn định kéo dài, thường bao gồm nhiều thời kỳ rối loạn trầm cảm nhẹ và rối loạn hưng cảm nhẹ. Bệnh lý tâm thần này thường phát triển sớm ở lứa tuổi từ 15 – 20 tuổi. Thay đổi tâm trạng tiến triển mãn tính không liên quan đến các sự kiện trong cuộc sống và thường khó khăn trong việc chẩn đoán nếu không theo dõi lâu dài. Tâm trạng bệnh nhân không ổn định là đặc điểm điển hình nhất, với trầm cảm nhẹ và hưng cảm nhẹ nhưng không đủ để chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm tái phát hoặc giai đoạn hưng cảm hoặc giai đoạn trầm cảm nặng.

Rối loạn tâm thần

Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ các rối loạn tâm thần nghiêm trọng gây ra bởi suy nghĩ và nhận thức bất thường, hai triệu chứng chính là ảo tưởng và ảo giác. Ảo tưởng là niềm tin sai lầm, chẳng hạn như tin rằng ai đó đang âm mưu chống lại bạn. Ảo giác là những nhận thức sai lầm, chẳng hạn như nghe, nhìn hoặc cảm nhận những thứ không có ở đó. Tâm thần phân liệt cũng là một loại rối loạn tâm thần.

 

Điều trị rối loạn tâm thần khác nhau ở mỗi đối tượng, tùy thuộc vào rối loạn cụ thể. Hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý.

XEM THÊM:

Nguyên nhân bị rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc
Chứng rối loạn cảm xúc thường có rất nhiều nguyên nhân.

Một số yếu tố gây ra bệnh gồm:

  • Do gen di truyền
  • Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh trung ương (như sự thay đổi của nồng độ các chất serotonin, dopamin, noradrenalin)
  • Mất cân bằng nội tiết tố (sự thay đổi hormone)
  • Do yếu tố nhận thức (những người bị rối loạn cảm xúc thường có nhận thức sai lầm, cái tôi hoặc lòng tự trọng quá mức)
  • Vấn đề miễn dịch của hệ thần kinh (như tăng kháng thể, tăng bạch cầu, và chất gây viêm trong hệ thống thần kinh trung ương)
  • Tính cách cá nhân (những người sống nội tâm, tự lập từ sớm, dễ bị căng thẳng, gánh vác quá nhiều trách nhiệm gia đình... thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người khác)
  • Ảnh hưởng từ một số tình trạng bệnh lý (nhồi máu cơ tim, ung thư, u não,  các bệnh truyền nhiễm,...)
  • Do yếu tố môi trường như bị ngược đãi, hoặc do ảnh hưởng từ gia đình (gia đình không hạnh phúc…)

Hiện nay, chứng rối loạn cảm xúc vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân 100%. Nhìn chung, các chứng rối loạn cảm xúc thường phát sinh từ cả yếu tố di truyền và kết hợp với các yếu tố môi trường khác.

Phương pháp điều trị hội chứng rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc
Điều trị rối loạn cảm xúc nên phụ thuộc vào bản chất của các rối loạn khác nhau

Nguyên tắc chung

Điều trị rối loạn cảm xúc nên phụ thuộc vào bản chất của các rối loạn khác nhau. Hiện tại, phương pháp điều trị chính là dùng hóa dược trị liệu để điều chỉnh các triệu chứng riêng lẻ và không có thuốc phòng ngừa cho những tình trạng này.

 

Tùy theo khả năng của công nghệ trang thiết bị, các loại thuốc, tùy theo chuyên môn của từng cơ sở, tùy theo tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân cụ thể mà áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Do đó, cho đến nay, không có lựa chọn điều trị duy nhất cho nhóm bệnh này. Bệnh nhân nên liên hệ với những chuyên gia và bác sĩ đầu ngành của Askany để được tư vấn và đưa ra liệu trình phù hợp nhất. Ở một mức độ nào đó, bác sĩ của chúng tôi có thể khái quát hóa thành một số phương pháp điều trị cụ thể.

Phương pháp điều trị các rối loạn hưng cảm

Sử dụng các thuốc bình thần và thuốc an thần (tranquillisants và neuroleptics)

Điển hình là các thuốc tác động đến khí sắc và vận. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, chống rối loạn hưng cảm có thể dùng:

  • Aminazin là 200-800mg/ngày, uống làm nhiều lần.
  • Triphtazine (stelazine) 40-60 mg/ngày.
  • Haloperidol 10-30mg/ngày (Nếu có trạng thái kích động vận động và các hoang tưởng khuếch đại)
  • Các thuốc bình thần (Nếu có rối loạn thực vật)

Chú ý:

 

Khi tình trạng thuyên giảm, giảm liều lượng thuốc thật từ từ, không đột ngột vì có thể gây ra các cơn hưng cảm tái phát.

 

Khi các triệu chứng hỗn hợp xuất hiện, nên ngừng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của trầm cảm.

Liệu pháp sốc điện

Đôi khi, thuốc tâm thần không hiệu quả do kháng thuốc hoặc một số lý do khác làm hạn chế hiệu quả của thuốc. Lúc này, sự kết hợp giữa liệu pháp sốc điện và điều trị bằng thuốc có thể được đề xuất. Việc sử dụng biện pháp này còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân, cơ sở điều trị và bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp điều trị các loại rối loạn trầm cảm

Sử dụng thuốc chống trầm cảm:

Hiện nay việc điều trị rối loạn cảm xúc bằng các thuốc chống trầm cảm khá phổ biến, các thuốc chống trầm cảm cũng rất đa dạng như các tranquillisants và neuroleptic. 

rối loạn trầm cảm
Thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc chống trầm cảm 3 vòng, không 3 vòng và không IMAO.

Các thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm IMAO (Inhibitor Mono Amino Oxydase) ít được  sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ. Việc dùng thuốc điều trị trầm cảm phải theo nguyên tắc tăng dần liều lượng và duy trì tác dụng chữa bệnh, sau đó giảm dần đến liều tối thiểu, có thể duy trì lâu dài hoặc ngừng hẳn.

 

Liều lượng và cách dùng của từng loại thuốc phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng cơ sở điều trị và chuyên gia, nhưng cần lưu ý thuốc chống trầm cảm lâm sàng là con dao hai lưỡi nên việc sử dụng phải có sự giám sát của các bác sĩ tâm thần. Đối với bệnh trầm cảm có hoang tưởng, ảo giác, việc dùng thuốc chống trầm cảm phải kết hợp với một số thuốc chống loạn thần một vài loại thuốc neuroleptics hoặc tranquillisants.

 

Thuốc chống trầm cảm nên được sử dụng thận trọng vì nguy cơ phát triển hưng cảm nhẹ hoặc thậm chí hưng cảm thực sự.

Liệu pháp sốc điện

Liệu pháp sốc điện thường được bác sĩ tâm thần sử dụng kết hợp để giải quyết các trạng thái trầm cảm chủ yếu, trầm cảm hoang tưởng - ảo giác, phủ nhận, từ chối ăn uống, và hành vi tự tử.

Một số các biện pháp điều trị toàn diện khác

  • Bồi bổ cơ thể, chống suy mòn, chống bội nhiễm và chống loét.
  • Ăn uống điều độ với các loại vitamin và protein thủy phân.
  • Các biện pháp ngăn ngừa bệnh nhân có hành vi tự sát.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên.

Phương pháp điều trị hội chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Liệu pháp hoá dược

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc an thần biệt định (như: haloperidol, clopromazin, trifluphenazin) hoặc không biệt định (risperidon) trong trường hợp rối  loạn hưng cảm nặng có loạn thần. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc chống loạn thần trong khoảng  4 - 6 tuần, ngoài ra có thể phối hợp với lithium carbonat (trừ trường hợp sử dụng haloperidol).

rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Cho kết quả tốt với các rối loạn cảm xúc lưỡng cực và các cơn tái phát bệnh

Muối lithium: cho kết quả tốt với các rối loạn cảm xúc lưỡng cực và các cơn tái phát bệnh. Tuy nhiên nó cũng  có  những  tác  dụng không mong muốn phụ như đái tháo nhạt, nhược năng tuyến giáp, nhiễm độc thần kinh. Khi nồng độ lithium trong máu vượt  quá 1,6  mEq/l, bệnh nhân có thể biểu hiện trạng thái rối loạn ý thức, nhiễm độc tim và dị ứng, hôn mê, phù, có  cơn co giật, rối loạn cân bằng nước - điện giải, tăng trọng.

 

Vì vậy, trước khi điều trị hội chứng rối loạn tâm lý lưỡng cực cần thăm khám lâm sàng cẩn thận, kiểm tra chức năng thận, tuyến giáp và tim. Xét nghiệm lithium trong máu là cần thiết 2 tuần một lần.

Liệu pháp sốc điện

Được áp dụng đối với các giai đoạn hưng cảm nghiêm trọng.
Một liệu trình từ 4-6 lần, ngày 1 lần hoặc cách ngày 1 lần.

 

Đó là những thông tin được Topchuyengia tổng hợp để bạn có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh rối loạn cảm xúc. Việc điều trị căn bệnh tâm lý này nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Để đặt lịch khám với đội ngũ chuyên gia bác sĩ hàng đầu, hãy tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng Askany để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng