Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và những điều cần biết

Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và những điều cần biết
Hằng Nguyễn

06/02/2023

1016

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và những điều cần biết

Rối loạn stress sau sang chấn là gì? Hậu quả mà nó để lại có nghiêm trọng hay không? Căn bệnh này có phổ biến và gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ em không? Khi những điều khủng khiếp không tưởng xảy ra, chúng sẽ gây ảnh hưởng cho một người trong thời gian lâu dài. Đối với vài người, những ảnh hưởng này có thể vẫn tồn tại dai dẳng và để lại hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu thông tin về căn bệnh PTSD qua bài viết dưới đây.

 

Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa tâm lý và tâm thần tại các bệnh viện lớn trong cả nước. Bạn có thể tham khảo thông tin về căn bệnh này, tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị phải cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn không biết chữa bệnh PTSD ở đâu thì hãy tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng Askany để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng một cách dễ dàng nhất.

Rối loạn stress sau sang chấn là gì?

Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là một tình trạng bệnh tâm thần được xem là nghiêm trọng và có thể phát triển nhanh chóng sau khi một người đã trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương/đáng sợ trong cuộc đời. Từ đó có thể tổn hại thể chất nghiêm trọng hoặc bị đe dọa đến tính mạng.

 

PTSD là kết quả lâu dài của những thử thách đau thương dẫn đến sợ hãi, bất lực hoặc hoảng loạn cực độ. Ví dụ về những thứ có thể gây ra PTSD bao gồm một số tình huống như bị tấn công tình dục hoặc thể chất, cái chết đột ngột của người thân, tai nạn, chiến tranh hoặc thiên nhiên tai. Gia đình của nạn nhân khi phát triển người nhà mình mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn thì việc đầu tiên cần làm chính là nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý.

rối loạn stress sau sang chấn ptsd
Khi một người đã trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương/đáng sợ trong cuộc đời

Hầu hết một người bình thường khi gặp phải một sự kiện đau buồn sẽ có những phản ứng có thể bao gồm: lo lắng, sợ hãi sốc, tức giận, hay thậm chí là cảm giác tội lỗi. Những phản ứng này là hoàn toàn bình thường, và chúng có thể biến mất dần theo thời gian.

 

Tuy nhiên, đối với một người bị rối loạn stress sau sang chấn, những cảm giác này vẫn tồn tại và thậm chí còn tăng lên, nó trở nên mạnh mẽ đến mức khiến người bệnh không thể tiếp tục cuộc sống của họ như mong muốn. Những bệnh nhân mắc chứng PTSD có các triệu chứng (nếu ở bên dưới) xảy ra liên tục trong hơn một tháng và họ không thể có một cuộc sống bình thường như trước khi sự kiện (đau buồn) đó xảy ra.

Triệu chứng thường gặp của PTSD là gì?

rối loạn stress sau sang chấn
Những triệu chứng phổ biến của PTSD

Ký ức thâm nhập

Khi bệnh nhân có ≥ 1 trong số những điều sau đây:

  • Có những ký ức đau buồn không mong muốn tái diễn trong tiềm thức và mang tính thâm nhập
  • Có những giấc mơ đau buồn thường xuyên xảy ra (ví dụ: gặp cơn ác mộng) về một sự kiện
  • Có hành động hoặc cảm thấy như sự kiện đang xảy ra một lần nữa. Xuất hiện những hồi tưởng hay thậm chí là hoàn toàn mất đi sự nhận biết về môi trường hiện tại xung quanh
  • Cảm thấy tâm lý hoặc cơ thể bị căng thẳng khi gợi nhớ về sự kiện đó (ví dụ: nhớ đến thông qua ngày kỷ niệm sự kiện hoặc âm thanh tương tự như những gì bệnh nhân được nghe trong sự kiện)

Triệu chứng tránh né

Khi bệnh nhân có ≥ 1 trong số những điều sau đây:

  • Bệnh nhân né tránh các cảm xúc, suy nghĩ, hoặc ký ức liên quan đến sự kiện. 
  • Bệnh nhân né tránh các hoạt động, cuộc trò chuyện, địa điểm,  hoặc những người có thể gây kích hoạt ký ức về sự kiện đó.

Tiêu cực trong suy nghĩ và cảm xúc

rối loạn tâm lý sau chấn thương
Luôn tiêu cực trong suy nghĩ và cảm xúc của bản thân

Khi bệnh nhân có ≥ 2 trong số những điều sau đây:

  • Chứng quên phân ly - mất trí nhớ về các phần quan trọng của sự kiện
  • Có những kỳ vọng hoặc niềm tin tiêu cực dai dẳng về bản thân, hay thậm chí về những người xung quanh.
  • Có những suy nghĩ lệch lạc, dai dẳng về hậu quả của sang chấn. Từ đó dẫn đến đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác
  • Tình trạng cảm xúc tiêu cực kéo dài (ví dụ như ghê rợn,  lo sợ, tội lỗi, tức giận, xấu hổ)
  • Giảm sự quan tâm vào các hoạt động quan trọng mà trước đây mình từng yêu thích
  • Cảm thấy mất gắn kết hoặc xa lạ với mọi người xung quanh
  • Không còn có những suy nghĩ tích cực như trước (ví dụ: không còn hạnh phúc, sự hài lòng, cảm nhận được sự yêu thương)

Thay đổi phản ứng trong cơ thể

Khi bệnh nhân có ≥ 2 trong số những điều sau đây:

  • Bệnh nhân thường xuyên khó ngủ
  • Dễ bị kích động hoặc tức giận dữ dội
  • Xuất hiện những hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc liều lĩnh
  • Gặp vấn đề về sự tập trung
  • Thường xuyên giật mình
  • Tăng sự cảnh giác

Ngoài ra, các biểu hiện còn phải gây ra đau khổ nghiêm trọng hoặc làm suy giảm chức năng xã hội hoặc công việc. Các triệu chứng không được liên quan đến tác dụng sinh lý của một chất khác hoặc bệnh y tế nào đó thì mới là cơ sở để chẩn đoán một người mắc chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương.

 

XEM THÊM:

Đối tượng dễ bị PTSD

rối loạn stress sau sang chấn
 Nạn nhân chịu tác động của thảm hoạ và dễ bị mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn PTSD

Theo Tổ chức y tế thế giới - WHO, trong trường hợp có thảm họa xảy ra, dưới đây là 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm hoạ và dễ bị mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn PTSD nhất:

  • Đối tượng loại I  : Những người bị ảnh hưởng trực tiếp.
  • Đối tượng loại II : Người thân thích của nạn nhân.
  • Đối tượng loại III: Những người đến cứu hộ, cứu nạn.
  • Đối tượng loại IV: Thành viên trong cộng đồng.
  • Đối tượng loại V : Người bị rối loạn, hoang mang khi nghĩ đến thảm họa.
  • Đối tượng loại VI: Người tình cờ, vô tình liên quan đến thảm họa.

Nguyên nhân của rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)

Các bác sĩ vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra PTSD, nhưng họ cho rằng nguyên nhân chính có thể là do ảnh hưởng của các sự kiện tức thời hoặc đe dọa tính mạng trong quá khứ, các sang chấn nghiêm trọng hoặc bị lạm dụng tình dục.

rối loạn stress sau sang chấn
Trải qua chấn thương về mặt tâm lý nghiêm trọng khi còn nhỏ.

Mặt khác, bệnh nhân cũng có thể mắc bệnh này nếu họ:

  • Thừa hưởng các đặc điểm sức khỏe tâm thần của người nhà chẳng hạn như tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm.
  • Trải qua chấn thương về mặt tâm lý nghiêm trọng khi còn nhỏ.
  • Do tính cách.
  • Cách não kiểm soát các tín hiệu hóc-môn trong cơ thể để đối phó với căng thẳng.

Chẩn đoán PTSD như thế nào?

Chẩn đoán PTSD tương tự như ASD (rối loạn phổ tự kỷ). thường được dựa trên lịch sử tiếp xúc với những chấn thương khủng khiếp và đáng sợ, tiếp theo là tái trải nghiệm, tê liệt cảm xúc, hay tăng kích thích.

 

Như đã nói trên, những triệu chứng này phải đủ nghiêm trọng để gây suy yếu hoặc đau khổ thì mới có thể có căn cứ để chẩn đoán một người mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn.

 

Thông thường, các triệu chứng thường kéo dài trên 1 tháng được coi là PTSD, có thể đây là một sự tiếp nối của ASD (rối loạn phổ tự kỷ) hoặc có thể có biểu hiện lên đến 6 tháng sau khi chấn thương.

rối loạn stress sau sang chấn
PTSD thường được chẩn đoán bằng đánh giá lâm sàng. 

Người nhà có thể tham khảo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5) để biết thêm về những vùng triệu chứng khác nhau, các tiêu chí cụ thể để chẩn đoán PTSD. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng phương án này. Thay vào đó, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ, chuyên gia điều trị PTSD. Họ là những người có kinh nghiệm điều trị rối loạn lâu năm và có đủ cơ sở khoa học cũng như bài test để kiểm tra xem một người có phải là nạn nhân của bệnh rối loạn stress sau sang chấn hay không. Hãy thử tham khảo danh sách các bác sĩ, nhà tâm lý học hàng đầu của chúng tôi tại ứng dụng Askany. 

 

Và dưới đây là bài kiểm tra đơn giản được dùng để sớm xác định xem một người có đang phải chịu ảnh hưởng của biến cố sang chấn (PTSD) hay không. 

Các câu trả lời nên dựa trên tình trạng trong hai tuần vừa qua của bạn

Không

Bạn có thường xuyên bị khó ngủ hay không?

   

Bạn có thường xuyên gặp ác mộng hay không? 

   

Bạn có thường xuyên bị đau đầu hay không? 

   

Bạn có thường xuyên phải chịu các cơn đau trên cơ thể không?

   

Bạn có dễ dàng bị kích động khi gặp một vài tình huống nào không?

   

Bạn có hay nhớ đến những ký ức khiến mình bị tổn thương, đau khổ hay không? 

   

Bạn có hay cảm thấy sợ hãi không?

   

Bạn có thường hay quên nhiều điều trong cuộc sống thường nhật không?

   
Bạn có cảm thấy dần mất hứng thú với những gì diễn ra xung quanh mình không?     

Bạn có gặp khó khăn khi phải tập trung không? 

   

Đánh giá dựa trên số câu hỏi với câu trả lời là “có”

 

Hãy đánh dấu mục phù hợp để tìm ra khả năng bị sang chấn tâm lý (PTSD).

1 – 3

4 – 7

8 – 10

Khả năng bị sang chấn tâm lý theo mức độ thấp trung bình cao thấp

trung bình

cao

PTSD được điều trị như thế nào?

Thuốc

rối loạn stress sau sang chấn
Một số loại thuốc có thể được dùng như các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.

Một số loại thuốc huyết áp đôi khi cũng được sử dụng để kiểm soát bệnh PTSD. Ví dụ, propranolol (Inderal) có thể được sử dụng để giúp giảm thiểu việc hình thành các ký ức đau buồn, clonidine (Catapres) có thể cải thiện giấc ngủ, prazosin có thể được sử dụng để điều trị ác mộng. Các chuyên gia không khuyên dùng thuốc an thần như clonazepam (Klonopin) hoặc lorazepam (Ativan) để điều trị PTSD. Vì các nghiên cứu chưa chỉ ra rằng các nhóm thuốc này có tác dụng chữa bệnh và có nguy cơ dẫn đến lệ thuộc hoặc nghiện thuốc.

Tâm lý trị liệu

Các phương pháp tâm lý trị liệu theo dạng liệu pháp Low Access (Tiếp cận thấp) được hình thành dựa trên sự kết hợp ở ngưỡng thấp nhất của việc: tự giúp chính mình và các hình thức trị liệu tâm lý. Đôi khi thậm chí còn là trị liệu tâm thần.

 

Các phương pháp tiếp cận điều trị rối loạn stress sau sang chấn có thể hoàn toàn khác nhau. Các phương pháp này thường được xây dựng dựa trên các thành phần khác nhau của biện pháp can thiệp trị liệu tâm lý ngắn hạn, riêng lẻ hoặc theo nhóm. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể phải dùng đến các loại thuốc.

rối loạn stress sau sang chấn
Phương pháp điều trị rối loạn stress sau sang chấn có thể hoàn toàn khác nhau

Do đó, bệnh nhân cần được tham vấn và điều trị tại các bác sĩ chuyên khoa để phát triển các kế hoạch và kỹ năng để có thể đối phó với các triệu chứng. Đồng thời có sự trợ giúp thiết thực trong cuộc sống thường ngày và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Chẳng hạn, các buổi tư vấn với các chuyên gia qua ứng dụng Askany để tư vấn về tâm lý và trị liệu tâm lý nhanh chóng nhất. 

 

Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những rối loạn stress sau sang chấn. Từ đó, mọi người sẽ biết cách phát hiện và điều trị kịp thời khi nghi ngờ mình có những biểu hiện của PTSD. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại hay cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Askany để được tư vấn 1:1 ngay hôm nay.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng