Cấu trúc Silo là gì? 5 bước tạo cấu trúc Silo nhanh ON TOP Google

Cấu trúc Silo là gì? 5 bước tạo cấu trúc Silo nhanh ON TOP Google

19/09/2023

796

0

Chia sẻ lên Facebook
Cấu trúc  Silo là gì? 5 bước tạo cấu trúc Silo nhanh ON TOP Google

Cấu trúc Silo là gì? Đâu là những cách tạo cấu trúc Silo hiệu quả, dễ thực hiện giúp tối ưu khả năng SEO Onpage trên trên website của bạn. Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều SEO-er tìm kiếm và quan tâm nhất vì đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp website của bạn được đánh giá cao trên công cụ tìm kiếm Google. Vậy cách xây dựng Silo tốt nhất là những cách gì? Hãy cùng Topchuyengia điểm qua 5 bước siêu đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện.

 

Khám giá thêm nhiều phương pháp cải thiện chất lượng Onpage của website tại ứng dụng Askany, với đội ngũ chuyên gia SEO uy tín và có kinh nghiệm chuyên sâu về tối ưu Onpage, chắc chắn có thể giải quyết và đưa ra những phương án tối ưu nhất để website của bạn dễ dàng xuất hiện tại Top Google.

 

Cấu trúc Silo là gì?

Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của Silo. Silo được coi là dạng cấu trúc website chuyên gia dùng để phân chia nội dung trên trang web thành các category riêng biệt, mỗi category sẽ trình bày từng chủ đề khác nhau. Và trong từng topic sẽ được trình bày nhỏ ra thành các subtopic cụ thể hơn, từ đó các bài viết nào liên quan sẽ được xếp chung với nhau tại đây.

 

Một cấu trúc Silo càng nhiều nội dung liên quan và sắp xếp theo chủ đề rõ ràng thì sẽ càng tăng độ liên quan trên website trong mắt công cụ Google. Trang của bạn mà chứa các truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm chủ đề nào đó cụ thể thì mức độ đánh giá còn cao hơn nữa.

 

Silo sẽ chỉ ra các bài viết quan trọng trong website, chia category càng nhỏ càng chi tiết thì khả năng khán giả tiếp cận lượng thông tin mà họ đang tìm kiếm sẽ cao hơn, nó cũng giúp tăng trải nghiệm sử dụng của người dùng trên website được tăng đáng kể.

 

Hiểu rõ về cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo phân chia nội dung thành các category riêng biệt

 

Ưu điểm của cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo đóng một vai trò khá là quan trọng đối với quá trình SEO website. Với lợi ích đầu tiên, thì cấu trúc này giúp cải thiện việc tìm kiếm trang web trên Google tốt hơn bằng cách xây dựng một hệ thống liên kết nội bộ một cách hợp lý và logic. Bởi vì Internal Linking là một phương pháp tốt nhất để giúp Google tìm và hiểu được cấu trúc trang web của bạn là gì. Với cấu trúc Silo, mọi trang page trên website đều được kết nối với nhau một cách có logic, từ đó giúp tối ưu hóa việc tìm kiếm trên Google.

 

Điểm mạnh của cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo giúp website đạt được thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm

 

Thứ hai, cấu trúc Silo còn giúp bạn tối ưu hóa khả năng đạt thứ hạng trang web cao hơn trên Google tìm kiếm. Silo sẽ cung cấp một cách để chuyển PageRank (PR) từ trang này sang trang khác thông qua các hệ thống liên kết nội bộ. Nhờ vậy mà sẽ giúp trang web được đánh giá cao và từ đó tăng khả năng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

 

Thứ ba, cấu trúc Silo còn giúp máy chủ tìm kiếm hiểu được nội dung của trang web dễ dàng hơn. Nếu website của bạn được nhóm các nội dung liên quan với nhau trong Silo, và các Internal Link thường liên quan chặt chẽ về ngữ cảnh và nội dung, thì máy chủ tìm kiếm có thể hiểu rõ nội dung và mối quan hệ giữa các trang page.

 

Lợi ích cuối cùng chính là cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tạo ra một hệ thống cấu trúc dễ điều hướng. Người dùng có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các trang web liên quan mà không nhất thiết phải thực hiện quá nhiều thao tác, gây phiền hà và cản trở khả năng tiếp cận nhiều nội dung trên web. Nhờ đó mà website có thể tăng cơ hội chuyển đổi và giữ người dùng trên trang web trong thời gian dài hơn - Google đánh giá rất cao các website có thời gian giữ chân người dùng trên trang như vậy.

 

Tóm lại, với những lợi ích kể trên thì cấu trúc Silo không chỉ giúp tối ưu hóa cho máy chủ tìm kiếm mà còn cải thiện trải nghiệm của người dùng và giúp trang website đạt được thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
 

Hạn chế của cấu trúc Silo là gì?

Mặc dù cấu trúc Silo mang lại nhiều ưu điểm cho SEO website và trải nghiệm của người dùng, nhưng nó cũng đi kèm với một số nhược điểm như sau:

 

Nhược điểm đầu tiên chính là khâu quản lý trang web .Cấu trúc Silo thường hoạt động tốt cho các trang web với nội dung quy mô nhỏ đến trung bình. Tuy nhiên, nếu bạn có một trang web lớn với nhiều chủ đề và hàng trăm trang, việc quản lý cấu trúc Silo có thể trở nên phức tạp và khó khăn rất nhiều.

 

Tiếp theo, một trong những điểm yếu chính của cấu trúc Silo là khả năng bị giới hạn sự liên kết nội bộ giữa các Silo. Bạn sẽ có thể gặp một vài khó khăn khi bạn muốn tạo liên kết giữa các chủ đề hoặc trang trong các Silo khác nhau. Việc này đôi khi có ý nghĩa từ góc độ người dùng hoặc SEO, nhưng nó cũng có thể là một hạn chế nếu bạn cần sự liên kết tự do và nhiều hơn giữa các trang.

 

Hạn chế của cấu trúc Silo
Gặp khó khăn khi tạo liên kết giữa các chủ đề hoặc trang trong các Silo khác nhau

 

Một khi bạn đã xây dựng cấu trúc Silo thì việc thay đổi sẽ hơi khó khăn một chút và đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức để đập đi xây lại. Bất kỳ thay đổi nào có thể ảnh hưởng đến sự cấu trúc của toàn bộ trang web và điều này không thể thực hiện một cách dễ dàng.

 

Với hạn chế cuối cùng thì bạn phải biết được rằng khâu xây dựng và duy trì một cấu trúc Silo yêu cầu một kế hoạch cực kỳ cẩn thận tỉ mỉ với khối lượng thời gian rất lâu dài. Bạn cần phải xác định đúng chủ đề các Silo, xây dựng các trang parent và trang con, đồng thời tạo đầy đủ liên kết nội bộ, và duy trì cấu trúc một cách liên tục thì mới có thể đạt được hiệu quả trong công việc.

 

Nói đi cũng phải nói lại, mặc dù cấu trúc Silo có một vài nhược điểm có thể khiến bạn phải cân nhắc, nhưng nó vẫn là một phương pháp hiệu quả để tối ưu hóa SEO và cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn.

 

>>> XEM THÊM:  18 cách SEO hình ảnh lên Google on top nhanh, tăng x2 traffic

Phân loại cấu trúc Silo

Hiện nay, có hai cách xây dựng Silo phổ biến trong SEO Onpage, đó là: cấu trúc Silo vật lý và cấu trúc Silo ảo.

Silo vật lý

Silo vật lý là cách tổ chức trang web bằng cách sử dụng cấu trúc của thư mục URL dưới dạng cấu trúc parent/child, bạn có thể hình dung như nó như là một tủ tài liệu nhiều ngăn trong một văn phòng để sắp xếp các trang hoặc chủ đề có liên quan. 

Ví dụ, các trang về các sản phẩm của Apple có thể được sắp xếp như sau:

  • example.com/apple/iphone
  • example.com/dogs/macbook
  • example.com/dogs/airpods

Lưu ý rằng trong cấu trúc Silo vật lý, một chủ đề (topic) không thể nằm trong quá nhiều danh mục cha (parent). Nó nên được đặt ra một hạn chế rõ ràng về cách tổ chức trang web dưới dạng thư mục.

 

Phân loại cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo vật lý

 

Silo ảo

Loại cấu trúc Silo tiếp theo chính là Silo ảo. Cấu trúc này sẽ sử dụng loại cấu trúc internal link, thay vì sắp xếp trang web dưới dạng thư mục URL như Silo vật lý kể trên. Trong Silo ảo, các trang được nhóm lại dựa trên mối quan hệ nội dung và liên kết internal, do đó cấu trúc này sẽ không bị ràng buộc bởi các thư mục vật lý. Một cấu trúc ảo có thể bắt đầu với một trang parent, sau đó liên kết tới các trang con có liên quan thông qua internal linking. 

Ví dụ, nếu bạn có một trang về điện thoại di động, bạn có thể tạo các liên kết nội bộ đến các trang con về các loại điện thoại cụ thể như iPhone, Samsung, và Xiaomi,...

 

Trong cấu trúc Silo ảo, việc liên kết nội bộ giữa các trang cùng một Silo thường khá là chặt chẽ và liên quan với nhau về nội dung và sản phẩm. Nhờ vậy mới có thể đảm bảo tối ưu hóa trang web chuẩn SEO và cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp một cấu trúc dễ điều hướng cho trải nghiệm sử dụng của khách hàng.

 

>>> XEM THÊM:  Các loại từ khóa trong SEO và cách ranking hàng trăm từ khóa trong 1 bài viết

Cách tạo cấu trúc Silo chỉ với 5 bước

Để giúp bạn biết cách xây dựng Silo phù hợp với website của bạn, dưới đây là bài hướng dẫn 5 bước chi tiết cụ thể để bạn xây dựng cấu trúc dễ nhất, bao gồm:

Bước 1: Xác định cụ thể lĩnh vực cũng như định hướng phát triển của website

Đầu tiên, bạn cần phải xác định rõ định hướng và mục tiêu phát triển website doanh nghiệp bạn là gì, cũng như chủ đề cụ thể bạn muốn tập trung dài hạn, từ đó bạn mới có thể định hình được từng category để xây dựng Silo.

 

Nếu đã có sẵn một cấu trúc, hãy xác định trên domain tổng hiện đã on top những từ khóa nào, từ đó Google mới đọc và hiểu được website của bạn thiên về chủ đề nào. Ngoài ra, bạn nên theo dõi lượng traffic theo định kỳ để kiểm tra xem quy trình phân chia theo cấu trúc Silo của bạn hiện đã đủ tốt chưa.

 

Bên cạnh đó, đừng quên dành thời gian để phân tích website của những đối thủ đang đứng on top, tìm hiểu thử họ đang xây dựng cấu trúc như thế nào, với 1 chủ đề thì họ sẽ triển khai ra sao. Bạn có thể tìm hiểu theo những yếu tố sau: liên kết nội bộ, content, thanh điều hướng, menu,...

 

 Cách tạo cấu trúc Silo
Xác định mục tiêu, chủ đề cần tập trung để dễ dàng định hình cấu trúc Silo

 

Bước 2: Xây dựng và thiết kế cấu trúc Silo

Internet là chuỗi mạng lưới được kết nối thông qua liên kết. Ví dụ: website A kết nối với website B thông qua một liên kết, hay web B nhận backlink từ web A. Hiểu rõ được điều đó, Googlebot sẽ phải chia nhỏ các trang thành những nhóm liên quan theo từng chủ đề để có thể dễ dàng đọc nội dung một cách cụ thể nhất.

 

Hãy nhóm các content thành một topic chính. Hãy chắc chắn có ít nhất 5 bài trong 1 category. Nội dung của các chủ đề phải liên quan chặt chẽ, thể hiện sự rõ ràng chính xác thì Googlebot mới thể hiểu và đọc được chủ đề của từng phần trong website của bạn được.

 

cách tạo cấu trúc silo
Hãy nhóm các content thành một topic chính

 

Bước 3: Sử dụng các đường liên kết

Cách tạo cấu trúc Silo tiếp theo chính là xây dựng mạng lưới liên kết cho website. Sau khi bạn đã gom nhóm nội dung thành các category, tiếp theo là sử dụng các liên kết để tạo Silo. Các liên kết này bao gồm Internal, Inbound, và Outbound Link.

 

Internal Link: Sử dụng các liên kết nội bộ để kết nối các nội dung trong cùng một chủ đề và giữ chúng liên quan mật thiết với nhau. Mỗi bài viết nên được liên kết nội dung chính và các bài viết khác để có thể thực hiện qua thanh menu hoặc breadcrumbs nhanh chóng.

Inbound Link: Inbound Link là các liên kết trỏ về trang web của bạn từ các nguồn bên ngoài. Để tạo sự liên quan cho toàn bộ trang web, bạn cần đảm bảo rằng các backlink này chỉ trỏ đến các chủ đề liên quan và không làm mất sự liên quan trên website.

 

Outbound Link: Sử dụng Outbound Link để trỏ đến các trang web khác trong lĩnh vực tương tự hoặc liên quan. Điều này giúp tạo sự liên quan và tránh bị nghi ngờ từ phía Googlebot. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không trỏ quá nhiều link ra ngoài để tránh bị xem đang cố gắng thao túng kết quả tìm kiếm.

 

Sử dụng các đường liên kết
Xây dựng mạng lưới liên kết cho website

 

Bước 4: Sản xuất nội dung chất lượng liên quan theo từng chủ đề

Sau khi đã xây dựng Silo và tạo liên kết hoàn chỉnh, bạn cần tạo và đăng tải nội dung liên quan và chất lượng vào từng topic. Phân tích đối thủ để so sánh số lượng và chất lượng nội dung của họ, sau đó cố gắng làm cho nội dung trên trang web của bạn ít nhất bằng thậm chí vượt qua họ.

Bước 5: Phát triển cấu trúc Silo tại trang web

Hãy phát triển cấu trúc Silo từng bước một, đảm bảo rằng mỗi phần ít nhất là bằng với đối thủ trước khi nghĩ đến việc vượt qua họ. Điều này giúp Google nhận diện trang web của bạn một cách dễ dàng hơn và cải thiện thứ hạng từ khóa của bạn.

 

HƯỚNG DẪN THÊM:

  • 5 cách đặt tiêu đề hấp dẫn thu hút người đọc không phải ai cũng biết
  • Cấu trúc bài viết chuẩn SEO và cách viết để lên top hiệu quả nhất
  • Top 10 khóa học SEO online chất lượng, thực tiễn nhất từ chuyên gia

 

Chuyên gia SEO tư vấn cách tạo cấu trúc Silo

Nếu bạn đang đối mặt với khó khăn khi tạo cấu trúc Silo chuẩn SEO mình, hãy trao đổi, tham vấn với các chuyên gia SEO có nhiều năm kinh nghiệm tại ứng dụng Askany. Những chuyên gia tư vấn ở Askany đang làm việc tại các công ty SEO lớn và uy tín nên hoàn toàn đủ khả năng hướng dẫn bạn cách tạo cấu trúc Silo chuẩn nhất.


Chuyên gia Hannie Phạm


Hannie Phạm là một trong những chuyên gia SEO được khách hàng đánh giá rất cao trên app Askany. Chị đã có quá trình SEO rất thành công cho trang web Topchuyengia với nhiều từ khóa lên top 1. Nhờ vào cấu trúc website chuẩn SEO, chuyên gia Hannie Phạm đã đem lại chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Vì thế nếu bạn muốn được hướng dẫn cụ thể hơn về cách tạo cấu trúc Silo chuẩn SEO thì hãy đặt lịch hẹn để chị Hannie Phạm tư vấn chi tiết hơn. Liên hệ: https://askany.com/seo/hanniepham


Chuyên gia Đoàn Mậu Hoài


Với hơn 9 năm kinh nghiệm trong ngành, chuyên gia Đoàn Mậu Hoài là một tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực SEO ở Việt Nam. Anh là người sáng lập và hiện quản lý Công ty SEO 3HDIGI. Đoàn Mậu Hoài được đánh giá cao về khả năng thực hiện SEO toàn diện, đặc biệt trong các lĩnh vực cạnh tranh cao như Du lịch và Công nghệ thông tin. Anh đã thành công trong việc đưa nhiều trang web lên top nhờ cấu trúc Silo rất chuẩn SEO. Liên hệ: https://askany.com/seo/1671699528393992 


Chuyên gia Thống Đoàn


Đây là một chuyên gia SEO với hơn 5 năm kinh nghiệm, nổi tiếng với khả năng xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO hiệu quả. Anh đã làm việc với nhiều doanh nghiệp lớn như Tập đoàn HLG và Ngân hàng SCB, giúp trang web của họ tăng lượng truy cập tự nhiên và cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Chuyên gia Thống Đoàn không chỉ có kiến thức sâu rộng về SEO kỹ thuật mà còn rất giỏi trong việc phát triển trang web có cấu trúc Silo để SEO rất chuẩn chỉnh. Liên hệ: https://askany.com/seo/1680517809883105

Tóm lại, trên đây là toàn bộ mà Topchuyengia muốn chia sẻ với bạn về cấu trúc Silo là gì. Hãy áp dụng ngay 5 bước trên để có thể tạo ra một hệ thống cấu trúc chất lượng và từ đó, cải thiện quá trình tối ưu SEO Onpage của website một cách tối đa.

 

Nếu bạn đang tìm kiếm các dịch vụ tư vấn SEO chất lượng hàng đầu, đừng bỏ qua Askany, chúng tôi là một công ty SEO uy tín sở hữu  đội ngũ chuyên gia SEO Onpage với nhiều kinh nghiệm có khả năng nhiều giải quyết vấn đề khác nhau khi thực hiện SEO. Nhờ đó, bạn sẽ được hỗ trợ và nhận được nhiều phương pháp cải thiện thứ hạng trang web giá trị với các gói giá tư vấn SEO đa dạng rẻ nhất thị trường.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng