Cách xác định khách hàng mục tiêu - Nhắm chuẩn, tạo lợi nhuận

Cách xác định khách hàng mục tiêu - Nhắm chuẩn, tạo lợi nhuận

04/10/2023

663

0

Chia sẻ lên Facebook
Cách xác định khách hàng mục tiêu - Nhắm chuẩn, tạo lợi nhuận

Phát triển cách xác định khách hàng mục tiêu là một trong những thách thức của các doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, nếu nhắm đến đúng tệp khách hàng mục tiêu, đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ khám phá cách xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ giải quyết thách thức này. 

 

Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và xác định khách hàng, hãy tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia Marketing online của Askany. Đây là một ứng dụng giúp bạn kết nối với mạng lưới chuyên gia có “kinh nghiệm đầy mình” trong hầu hết các ngành nghề. Với tính năng lựa chọn hồ sơ chuyên gia và hình thức video call 1:1, bạn hoàn toàn tự tin tham gia tư vấn chuyên sâu bất kể đang ở đâu. Tải ngay Askany để khám phá những lời khuyên và được truyền cảm hứng bởi những người đi trước trong hôm nay!

Hiểu “khách hàng mục tiêu” là gì?

Cách xác định khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ tốt với đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi biết cách xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần hiểu về thuật ngữ này. Khách hàng mục tiêu (target audience/ target customer) là những cá thể mà doanh nghiệp nhắm đến để tiếp cận, tạo sự ảnh hưởng và tương tác. Doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu để thuyết phục họ làm gì đó như mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ, đăng ký, tham gia sự kiện, v.v 

 

Thông thường, doanh nghiệp sẽ có tâm lý muốn nhiều người biết đến sản phẩm/ dịch vụ của mình. Tuy nhiên, để đạt được nguyện vọng đó, doanh nghiệp cần chinh phục tệp khách hàng mục tiêu trước. Khi khách hàng mục tiêu đã hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ và trung thành với doanh nghiệp, vấn đề mở rộng thị trường, mở rộng tệp khách hàng sẽ được cân nhắc.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Doanh nghiệp cần xác định khách hàng mục tiêu vì điều gì?

Cách xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với mục tiêu kinh doanh

Tìm được cách xác định khách hàng mục tiêu là quyết định cốt lõi trong chiến lược kinh doanh. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng của mình, tập trung nguồn lực và nguồn tài nguyên vào marketing đúng đối tượng. Từ đó, cơ hội chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua hàng sẽ cao hơn. Nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt, họ sẽ trở thành tệp khách hàng trung thành.

Nên xác định khách hàng mục tiêu qua tiêu chí nào? 

Cách xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu theo 3 tiêu chí.

Không chỉ đơn thuần tìm cách xác định khách hàng mục tiêu, bạn còn cần phải đưa ra những tiêu chí nhất định, tránh suy nghĩ cảm tính. Hiện tại, 3 tiêu chí thường được suy xét nhất khi xác định khách hàng mục tiêu là:

Xác định khách hàng mục tiêu qua nhân khẩu học

Đây là tiêu chí phổ biến nhất và cơ bản nhất trong cách xác định khách hàng mục tiêu. Áp dụng nhân khẩu học, bạn có thể thu thập và phân tích các dữ liệu như độ tuổi, giới tính, nơi ở, thu nhập, trình độ học vấn, sở thích, hành vi tiêu dùng, v.v Khi bạn thu thập thông tin càng chi tiết, quá trình xác định khách hàng mục tiêu sẽ càng rõ ràng.

 

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về chiến lược Marketing tổng thể cho doanh nghiệp vừa & nhỏ cho doanh nghiệp

Xác định khách hàng mục tiêu qua tâm lý mua sắm

Nếu tiêu chí nhân khẩu học mang tính phổ quát, tiêu chí về tâm lý mua hàng sẽ đặc biệt tập trung vào quá trình “chốt đơn” của khách. Khi nghiên cứu về tiêu chí này, bạn cần quan tâm đến các yếu tố:

  • Sở thích của khách hàng.
  • Thói quen của khách hàng. 
  •  Thái độ, phản hồi, ý kiến của khách hàng. 

Xác định khách hàng mục tiêu qua “Decision Making Unit” (DMU)

DMU là thuật ngữ dùng để miêu tả chung các cá nhân có liên quan đến quá trình mua sắm sản phẩm/ dịch vụ. Trong DMU, có 6 vai trò chủ chốt:

  • Users: Người dùng
  • Initiators: Người khởi xướng
  • Influencers: Người có tầm ảnh hưởng với công chúng
  • Buyers: Người mua
  • Gatekeepers: Người quản lý chi tiêu, ngân sách
  • Decision makers: Người quyết định chính thức.

Trong đó, có 3 vai trò quan trọng mà bạn cần tập trung:

  • User: Đây là những người hiện đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Những sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đang được lựa chọn để giúp users giải quyết vấn đề nào đó. Trong một vài trường hợp, users cũng có thể là initiators. Ví dụ: Doanh nghiệp đang chuẩn bị đi du lịch kết hợp team building. Bạn đề xuất một agency chuyên tổ chức du lịch - team building với sếp. Từ đó, bạn là người sử dụng dịch vụ của agency trên, đồng thời là người khởi xướng. 
  • Influencers: Những ý kiến của influencers ảnh hưởng đến decision maker. Vì vậy, doanh nghiệp thường lựa chọn influencers có nhiều lượt theo dõi và phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ/ giá trị của doanh nghiệp.
  • Decision makers: Là những người quyết định có nên ủng hộ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp hay không. 

Khi lựa chọn tiêu chí xác định khách hàng mục tiêu này, doanh nghiệp cần áp dụng DMU vào phễu marketing. Sơ đồ phổ biến nhất là:

  • Users sẽ nằm ở mức Awareness/ Interest (Nhận thức, quan tâm về sản phẩm/ dịch vụ)
  • Influencers sẽ nằm ở mức Consideration/ Intent (Cân nhắc về sản phẩm/ dịch vụ)
  • Decision makers sẽ nằm ở mức Evaluation/ Purchase (Đánh giá, mua sản phẩm/ dịch vụ).
Bạn đang tìm dịch vụ tư vấn Marketing cho doanh nghiệp, hãy đến ngay với Askany

Trong phễu marketing, mỗi đối tượng sẽ có vai trò khác nhau. Nắm bắt được tâm lý này, doanh nghiệp sẽ tìm được cách xác định khách hàng mục tiêu, cách tiếp cận khách hàng phù hợp, tăng khả năng “chốt đơn”.

Cách xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp 

Cách xác định khách hàng mục tiêu
Dùng cách nền tảng phân tích để thu thập dữ liệu về khách hàng.

Thông thường, cách xác định khách hàng mục tiêu sẽ tuân theo các bước sau:

Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng: Doanh nghiệp cần dành thời gian để khám phá và nghiên cứu về thị trường. Từ đó để hiểu rõ hơn về những người có tiềm năng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thêm thông tin về thị trường của ngành (đang phát triển nhanh hay bão hòa) và đối thủ cạnh tranh (điểm mạnh, điểm yếu). Từ đó, bạn có thể xác định được tệp khách hàng và nhu cầu của họ hiện nay đã được đáp ứng chưa.

 

Tổng hợp data khách hàng hiện tại: Nếu bạn đã có số lượng khách hàng nhất định, hãy tiến hành thu thập thông tin về họ. Đó là những ai, họ có đặc điểm gì v.v Đây là những thông tin vô cùng hữu ích sẽ giúp bạn tìm ra được điểm chung và dự đoán xu hướng của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ. 

 

Xây dựng hồ sơ khách hàng: Dựa trên data đã thu thập, bạn có thể tạo các hồ sơ khách hàng, nhân cách ảo (personas) có thể miêu tả chân thật về họ. Mỗi persona đại diện cho một đối tượng cụ thể (có đầy đủ tên, độ tuổi, nghề nghiệp, mục tiêu, thách thức, v.v). Hoạt động này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về tệp khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp với họ.

 

Tận dụng các ứng dụng phân tích: Bạn có thể sử dụng các ứng dụng và công cụ phân tích chuyên môn như Google Analytics, Facebook Insights hoặc các công cụ khác để theo dõi sự tương tác và tỷ lệ chuyển đổi của từng nhóm khách hàng.

 

Nắm vững kiến thức về cách xác định khách hàng mục tiêu là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển trong môi trường cạnh tranh. Luôn luôn tập trung vào khách hàng mục tiêu và đảm bảo cung cấp cho họ những giá trị hữu ích nhất!


Nếu doanh nghiệp đang cần giải pháp Marketing hiệu quả và nhanh chóng, hãy để chuyên gia tại Askany hỗ trợ bạn! Những chuyên gia này sẽ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm thực tế để giải quyết vấn đề chuyên nghiệp nhất. Hãy để người đi trước dẫn lối bạn trong hành trình kinh doanh thú vị, tải Askany ngay hôm nay!

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng