9 cách bán hàng cho doanh nghiệp - Giải pháp tăng doanh số

9 cách bán hàng cho doanh nghiệp - Giải pháp tăng doanh số

11/10/2023

507

0

Chia sẻ lên Facebook
9 cách bán hàng cho doanh nghiệp - Giải pháp tăng doanh số

Cách bán hàng cho doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực B2B sales. Vì vậy, trong thời đại số hóa hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải liên tục đổi mới chiến lược bán hàng để nắm bắt cơ hội thành công. Thấu hiểu điều đó, bài viết này của Topchuyengia sẽ cùng bạn khám phá những cách tiếp cận và cách bán hàng cho doanh nghiệp thông qua các chiến lược đa dạng, hiện đại.

 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn đang cần thay đổi chiến lược bán hàng, giải pháp marketing nói chung thì hãy sử dụng Askany nhé! Askany là một ứng dụng, liên kết với các chuyên gia Marketing hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, với tính năng video call 1:1, ứng dụng này sẽ kết nối bạn với chuyên gia trong nghề để bạn nhận được sự tư vấn chuyên sâu từ họ mà không cần phải ra khỏi nhà. Sử dụng Askany ngay hôm nay để tối ưu hóa chiến lược bán hàng cho doanh nghiệp, kết nối sâu sắc với khách hàng và làm chủ cơ hội kinh doanh!

Top 9 cách bán hàng cho doanh nghiệp hiệu quả

cách bán hàng cho doanh nghiệp
Marketing online mang đến hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp hiệu quả sẽ được triển khai khác nhau dựa vào nhiều yếu tố như nguồn lực của doanh nghiệp, thói quen của khách hàng, lĩnh vực kinh doanh, v.v. Tuy nhiên, đây là 9 cách bán hàng cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay: 

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua marketing online

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua marketing online sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua các kênh như trang web, mạng xã hội, quảng cáo online hay email marketing. Để thực hiện marketing online, doanh nghiệp cần sản xuất nội dung chất lượng, hữu ích và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thu hút khách hàng tiềm năng, kích thích sự tò mò của họ trước khi họ quyết định mua sản phẩm/ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua direct sales

Cách bán hàng cho doanh nghiệp này đòi hỏi phải tương tác trực tiếp với khách hàng (qua cuộc gọi điện thoại, thảo luận trực tiếp, v.v)  và thiết lập mối quan hệ tích cực với họ. Để thiết lập mối quan hệ tích cực, bạn cần lắng nghe, giải quyết các câu hỏi của khách, đề xuất những giải pháp hữu ích dựa trên nhu cầu của khách. Phương pháp bán hàng này giúp doanh nghiệp và khách hàng có cơ hội tương tác, tạo niềm tin với nhau.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua mối quan hệ

cách bán hàng cho doanh nghiệp
Duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng là cực kỳ quan trọng.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp này nghĩa là doanh nghiệp phải thiết lập và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đối tác kinh doanh. Nếu đã có sẵn mối quan hệ, doanh nghiệp cần chăm sóc họ thật tốt. Nếu cần mở rộng mạng lưới mối quan hệ, doanh nghiệp có thể tham gia các sự kiện/ hội thảo/ tọa đàm về kinh doanh để gặp gỡ những người cùng chí hướng. Phương pháp này sẽ tạo niềm tin và sự ủng hộ từ phía khách hàng. Từ đó, họ sẽ tự tin hơn khi quyết định sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua inbound marketing

Inbound marketing sẽ tập trung vào hoạt động thu hút khách hàng tiềm năng thông qua những nội dung có giá trị. Cách bán hàng cho doanh nghiệp này sẽ cần những nội dung như blog, bài viết, video trên mạng xã hội có liên quan đến vấn đề của khách và giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp. Inbound marketing giúp doanh nghiệp tạo nên một luồng khách hàng tiềm năng có quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua influencers

Influencers là những cá nhân nổi bật, có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định. Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua influencer marketing sẽ giúp một lượng lớn đối tượng mục tiêu biết đến và quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn influencers thật kỹ lưỡng, xác định tệp người theo dõi của họ có trùng với tệp khách hàng mục tiêu của sản phẩm/ dịch vụ không. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thường tặng voucher, mã giảm giá cho khách hàng mua hàng/ dịch vụ từ influencers để tăng thêm sức thuyết phục.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua affiliate marketing

cách bán hàng cho doanh nghiệp
Affiliate marketing giúp doanh nghiệp mở rộng cách tiếp cận các khách hàng tiềm năng.

Hiện nay, affiliate marketing cũng trở nên phổ biến hơn. Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua affiliate marketing nghĩa là doanh nghiệp sẽ hợp tác với cá nhân nào đó. Cá nhân này sẽ tiếp thị và bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Khi đó, cá nhân này sẽ nhận được tiền hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng hoặc những tương tác của khách (ví dụ như click vào đường link). Thông thường, các cá nhân này sẽ đăng bài viết trên trang mạng xã hội và chèn đường link mua hàng/ dịch vụ của doanh nghiệp vào. Những mối quan hệ trong mạng lưới của cá nhân này sẽ là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua email marketing

Email marketing là một cách bán hàng cho doanh nghiệp vừa hiệu quả, vừa thiết lập, củng cố mối quan hệ với khách hàng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ gửi thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mới, ưu đãi giảm giá, chúc mừng sinh nhật qua email của khách hàng. Hiện nay, các công cụ email marketing cũng tích hợp chức năng theo dõi tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp vào đường link sản phẩm, v.v để doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu quả của phương pháp này.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua sự kiện

cách bán hàng cho doanh nghiệp
Hội chợ là nơi để khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Những sự kiện phổ biến để bán hàng là hội chợ và triển lãm. Cách bán hàng cho doanh nghiệp này tạo cơ hội kết nối với khách hàng tiềm năng trực tiếp, tăng sức thuyết phục họ mua hàng hơn. Tại những sự kiện này, doanh nghiệp sẽ trưng bày sản phẩm/ dịch vụ để thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia sự kiện. Một điểm nổi bật khác của phương pháp này là khách hàng có cơ hội trải nghiệm thử sản phẩm/ dịch vụ ngay tại sự kiện. 
Ví dụ, một doanh nghiệp bán ghế massage sẽ trưng bày mẫu ghế mới nhất của hãng trong khu vực hội chợ. Khi đó, khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp chức năng của ghế massage này và quyết định có mua hay không.

Cách bán hàng cho doanh nghiệp qua đại lý

Hợp tác với các đại lý là một cách bán hàng cho doanh nghiệp truyền thống nhưng vẫn luôn hiệu quả. Những đại lý này sẽ nhận sản phẩm/ dịch vụ từ doanh nghiệp và bán với những chiết khấu đã thương lượng. Cách bán hàng này sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn khu vực phân phối, hợp tác với đại lý cẩn thận, cần khảo sát thị trường trước khi quyết định phương pháp bán hàng này.

 

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với dịch vụ tư vấn Marketing cho doanh nghiệp vừa & nhỏ phù hợp với chi phí tối ưu nhất.

Sai lầm phổ biến trong cách bán hàng cho doanh nghiệp

cách bán hàng cho doanh nghiệp
3 sai lầm phổ biến khi triển khai cách bán hàng cho doanh nghiệp cần tránh.

Trong quá trình triển khai cách bán hàng cho doanh nghiệp, bạn cần tránh những sai lầm phổ biến như:

  • Không hiểu khách hàng mục tiêu: Nếu không hiểu rõ khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể xây dựng chiến lược bán hàng tốt. 
    Ví dụ: Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp A là nhân viên văn phòng. Thế nhưng doanh nghiệp A lại tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới vào 9h00 sáng thứ Hai. Vậy nên khách hàng không tham dự sự kiện được và doanh nghiệp tiêu tốn ngân sách vào chiến lược bán hàng mà không mang lại hiệu quả. 
  • Không xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Mối quan hệ tích cực với khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tốt nhưng khâu chăm sóc khách hàng không tốt thì họ sẽ không quay lại lần sau và không giới thiệu cho người thân/ bạn bè sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân bằng giữa việc bán sản phẩm và tạo mối quan hệ với khách hàng. Nếu làm tốt khâu này, doanh nghiệp sẽ thành công xây dựng tệp khách hàng trung thành. 
  • Không theo dõi và đánh giá chiến lược bán hàng: Sai lầm này sẽ làm doanh nghiệp không biết nên phát huy và cải thiện ở chỗ nào. Nếu chỉ tập trung bán hàng mà quên đo lường, doanh nghiệp sẽ không biết chiến lược bán hàng nào thật sự phù hợp với mình. 

Cách bán hàng cho doanh nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và hiểu biết về doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo 9 cách bán hàng, tăng doanh số ở trên và áp dụng cho chiến lược của mình. Tuy nhiên, không có bất kỳ một phương pháp nào phù hợp cho tất cả doanh nghiệp hay ngành nghề. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn, điều chỉnh phương pháp để thật sự phù hợp với nội lực và insight khách hàng. Điểm chung của những chiến lược này vẫn là xây dựng mối quan hệ, cung cấp giải pháp hữu ích và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang trong quá trình tìm kiếm/ điều chỉnh chiến lược bán hàng hay tối ưu giải pháp marketing tổng thể thì hãy nghe tư vấn từ các chuyên gia tại Askany nhé! Sử dụng Askany để nâng tầm doanh nghiệp với chiến lược bán hàng hiệu quả nhất ngay hôm nay!

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng