Customer Data Platform (CDP): Khái niệm và lợi ích với doanh nghiệp

Customer Data Platform (CDP): Khái niệm và lợi ích với doanh nghiệp

20/05/2024

467

0

Chia sẻ lên Facebook
Customer Data Platform (CDP): Khái niệm và lợi ích với doanh nghiệp

Customer Data Platform (CDP) được xem là giải pháp tối ưu trong hoạt động tự động hóa thu thập, sắp xếp và phân tích thông tin của doanh nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, thách thức về quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng đang ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, đây cũng chính là lý do CDP ra đời và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các cá nhân và doanh nghiệp. Hãy cùng Topchuyengia theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về Customer Data Platform.

 

Nếu như bạn muốn áp dụng CDP hiệu quả trong việc phân tích và thu thập các dữ liệu về khách hàng, đừng bỏ qua cơ hội trao đổi với các chuyên gia tư vấn Data Analyst nhiều năm kinh nghiệm trên nền tảng Askany, họ sẽ cung cấp cho bạn các chỉ dẫn và thông tin về phần mềm CDP một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

 

Customer Data Platform (CDP) là gì?

Customer Data Platform (CDP) là gì?
Customer Data Platform (CDP) là gì?

CDP là gì? Customer Data Platform (CDP) là một nền tảng công nghệ dữ liệu khách hàng được thiết kế với mục đích thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó hợp nhất thành một nền tảng dữ liệu khách hàng hoàn chỉnh, đầy đủ và chi tiết cho doanh nghiệp. Data Analyst là gì? Cách áp dụng CDP vào để tổng hợp, phân tích dữ liệu.

 

Customer Data Platform được đánh giá cao với nhiều tính năng ưu việt như sau:

  • Tổng hợp, chuẩn hóa và tích hợp thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như website, mạng xã hội, nền tảng bán hàng, email,...
  • Phân tích và đánh giá dữ liệu khách hàng, xây dựng sơ đồ chi tiết về hành trình khách hàng.
  • Tự động hóa tích hợp chiến dịch với các công cụ hỗ trợ nhằm đạt được sự nhất quán và kiểm soát dễ dàng đối với quá trình tiếp thị đa kênh.
>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học dạy BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Những lợi ích CDP mang lại cho doanh nghiệp

Tích hợp hệ thống thông tin đồng bộ

Tích hợp hệ thống thông tin đồng bộ
Tích hợp hệ thống thông tin đồng bộ

CDP là một nền tảng có khả năng thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, khi thu thập, các thông tin này sẽ được tự động chuẩn hóa và ghép lại với nhau để xây dựng thành một hồ sơ khách hàng hoàn chỉnh. Theo đó, chỉ cần truy cập vào một hệ thống duy nhất thì bạn có thể xem được toàn bộ thông tin tổng hợp của khách hàng này.

Cải thiện khả năng truy cập dữ liệu

CDP có thể hợp nhất nhanh chóng các dữ liệu khách hàng trong toàn hệ thống doanh nghiệp. Điều này cho phép các phòng ban kinh doanh, tiếp thị hoặc chăm sóc khách hàng đều truy cập và sử dụng được nguồn thông tin liên kết này dễ dàng.

Hỗ trợ hoạt động tiếp thị

Hỗ trợ hoạt động tiếp thị
Hỗ trợ hoạt động tiếp thị

Dựa trên hồ sơ khách hàng đã được xây dựng, các chuyên gia marketing có thể hiểu rõ về hành vi, nhu cầu, sở thích của khách hàng đang thay đổi như thế nào, từ đó nhanh chóng đưa ra những chiến lược tiếp thị phù hợp để mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng hiệu quả. Ngoài ra, CDP còn hỗ trợ tự động hoá các hoạt động như gửi Email Marketing, chatbot, cập nhật và theo dõi hành vi khách hàng,... thậm chí là tích hợp hệ thống CRM. Tất cả những điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng tiếp thị, mà còn duy trì mức độ tương tác của khách hàng với doanh nghiệp.

Bảo mật thông tin

CDP sở hữu khả năng kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính bảo mật cao về mức độ an toàn của dữ liệu khách hàng, đồng thời tuân thủ quy định pháp lý trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hiểu đơn giản thì các doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ CDP phải có chứng nhận SOC và ISO liên quan đến xử lý và thu thập thông tin cá nhân.

Xem thêm các bài viết khác:

Các loại CDP

Mặc dù các phần mềm CDP đều có tính năng chung là thống nhất, phân tích và xử lý dữ liệu khách hàng, nhưng thực tế mỗi loại CDP sẽ có từng chức năng cụ thể khác nhau. Dưới đây là 6 loại CDP mà bạn nên biết:

CDP đám mây

CDP đám mây
CDP đám mây

CDP đám mây được thiết kế để tổng hợp và giải nghiệp dữ liệu thông qua các giải pháp mũi nhọn trong danh mục đám mây. Điều này giúp doanh nghiệp có những cái nhìn chân thật nhất về khách hàng. Bên cạnh đó, CDP đám mây còn có khả năng phân khúc đối tượng và cung cấp thông tin chuyên sâu để đưa ra các trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, từ đó củng cố vị thế của doanh nghiệp trong lòng khách hàng hiệu quả.

CDP quản lý danh tính

Đúng như tên gọi, CDP quản lý danh tính có chức năng thu thập, hợp nhất và quản lý hồ sơ khách hàng trên các nền tảng online và offline. Đây được xem là giải pháp loại bỏ những hồ sơ trùng lặp và tạo nên cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng cho doanh nghiệp. CDP quản lý danh tính còn được xây dựng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mang lại giá trị trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

CDP tích hợp dữ liệu

CDP tích hợp dữ liệu
CDP tích hợp dữ liệu

CDP tích hợp dữ liệu có khả năng thu thập dữ liệu sự kiện từ các ứng dụng kỹ thuật số, sau đó truyền những dữ liệu này đến các ứng dụng khác trong thời gian thực. Việc này có mục đích hỗ trợ tích hợp hệ thống và cho phép kích hoạt các thông tin. Hơn nữa, CDP này còn tổng hợp dữ liệu về hành vi khách hàng từ nhiều thiết bị khác nhau vào cùng một hồ sơ khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tái tạo lại toàn bộ hành trình mua hàng của khách hàng và đưa ra các giải pháp cải thiện kịp thời.

CDP khoa học dữ liệu

CDP khoa học dữ liệu tạo ra các mô hình phân tích dựa trên dữ liệu khách hàng nhằm dự đoán hành vi và khả năng tương tác của họ. CDP này hỗ trợ bộ phận tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp trong việc phân khúc hóa đối tượng khách hàng theo những tiêu chí như sở thích, hành vi, lịch sử mua hàng,.... Với những thông tin này, CDP sẽ đề xuất các chiến lược tiếp cận khách hàng tối ưu hóa hiệu suất.

CDP điều phối trải nghiệm

CDP điều phối trải nghiệm
CDP điều phối trải nghiệm

CDP điều phối trải nghiệm giúp doanh nghiệp mở rộng trải nghiệm cá nhân hóa trên mọi điểm tiếp xúc, cả online và offline, bằng cách tận dụng toàn bộ lịch sử hồ sơ của khách hàng. CDP này được xem là nơi mà tất cả thông tin khách hàng được liên kết, cũng như mọi điểm tiếp xúc của chúng được tổ chức một cách cụ thể. Một điểm quan trọng nữa là CPD điều phối trải nghiệm thực hiện kết nối với mọi loại dữ liệu và nguồn thông tin khách hàng trong thời gian thực để giúp doanh nghiệp tối ưu hoá sự hài lòng của khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng lặp lại.

CDP cá nhân hóa website

CDP cá nhân hoá website được sử dụng để tối ưu hóa nội dung cho khách hàng truy cập vào cả trên website và ứng dụng di động. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể duy trì tương tác với khách hàng và truyền đạt các thông điệp cá nhân hóa trong từng hành trình mua hàng, từ giai đoạn trước khi mua đến khi giao dịch hoàn thành.

Sự khác biệt giữa CDP với CRM và DMP

Sự khác biệt giữa CDP với CRM và DMP
Sự khác biệt giữa CDP với CRM và DMP

Cả CDP, CRM và DMP đều là các phần mềm hỗ trợ thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng. Đây cũng chính là lý do khiến không ít người dùng phân biệt được CDP, CRM và DMP có những điểm khác nhau. Tham khảo các thông tin dưới đây để hình dung rõ hơn về 3 phần mềm này:

Sự khác biệt giữa CDP với CRM

CRM hay Customer Relationship Management là nền tảng quản lý quan hệ khách hàng, bao gồm các hoạt động thu thập, lưu trữ và tổng hợp dữ liệu về khách hàng. Cả CDP và CRM đều có thể xây dựng hồ sơ khách hàng nhanh chóng dễ dàng. Tuy nhiên, giữa hai phần mềm này cũng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Về phạm vi và độ chi tiết của dữ liệu: CDP tập trung tổng hợp và lưu trữ dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau của doanh nghiệp, bao gồm cả liên lạc và tương tác ẩn danh. Ngược lại, CRM chủ yếu tập trung vào việc thu thập và quản lý dữ liệu liên quan đến quan hệ và cách tương tác của khách hàng với doanh nghiệp. Do đó, CDP có phạm vi thu thập dữ liệu lớn hơn, toàn diện và đa chiều hơn so với CRM.
  • Về mục tiêu: CDP được thiết kế chủ yếu để phục vụ các hoạt động marketing, nâng cao trải nghiệm khách hàng, phân tích và dự đoán các bước tiếp theo trong kế hoạch tiếp thị. Ngược lại, CRM được sử dụng để quản lý quan hệ và tương tác với khách hàng, hỗ trợ cho hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng ở hiện tại, với mục tiêu xây dựng và duy trì quan hệ khách hàng.

Sự khác biệt giữa CDP với DMP

DMP hay Data Management Platform là nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng tương tự như CDP và CRM. DMP cũng có khả năng tổng hợp các dữ liệu đến từ các nguồn như website, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội,... nhằm đưa ra các đánh giá, phân tích về nhân khẩu học, sở thích và hành vi khách hàng. Sau đây là một số điểm phân biệt CDP với DMP mà bạn cần biết:

  • Về phạm vi dữ liệu: CDP chủ yếu tập trung vào việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm cả online và offline. Trái lại, DMP hạn chế việc thu thập dữ liệu trực tuyến từ cookie và thông thường, dữ liệu của DMP được duy trì dưới dạng ẩn danh với thời hạn lưu trữ chỉ khoảng 90 ngày.
  • Về mục tiêu: CDP thường được sử dụng cho các hoạt động marketing liên quan đến cá nhân hóa, nhằm mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ngược lại, DMP được ưu tiên sử dụng đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo website.
  • Về khả năng tích hợp dữ liệu: CDP có thể tích hợp và đồng bộ lượng lớn dữ liệu. Trong khi đó, DMP thường tập trung tích hợp dữ liệu quảng cáo trực tuyến, chẳng hạn như Facebook Ads, Google Ads,...

Bài viết trên đây đã cho bạn cái nhìn toàn diện về Customer Data Platform là gì, cũng như những lợi ích mà CDP mang lại cho doanh nghiệp. Trong quá trình áp dụng CDP, các Data Analyst có thể phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn khác nhau, điều này có thể làm chậm tiến độ và giảm hiệu suất công việc. Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia DA top đầu tại ứng dụng Askany để được cho các lời khuyên về việc triển khai CDP đúng nhất cho doanh nghiệp.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng