Data Visualization là gì? Lý do doanh nghiệp cần trực quan hoá dữ liệu

Data Visualization là gì? Lý do doanh nghiệp cần trực quan hoá dữ liệu

20/05/2024

559

0

Chia sẻ lên Facebook
Data Visualization là gì? Lý do doanh nghiệp cần trực quan hoá dữ liệu

Data Visualization là gì? Data Visualization nổi tiếng là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quan các hoạt động kinh doanh, từ đó xác định nhanh chóng hướng phát triển tốt nhất cho tổ chức. Trong bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin về Data Visualization, bao gồm vai trò, ứng dụng, phân loại và các công cụ hỗ trợ trực quan hoá dữ liệu hiệu quả nhất hiện nay.

 

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện Data Visualization vì không hiểu rõ bản chất, cũng như cách áp dụng các công cụ hỗ trợ quá trình này. Đừng lo lắng, hãy truy cập ứng dụng Askany để gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu với kinh nghiệm dày dặn, họ sẽ hỗ trợ tư vấn và cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức quan trọng về trực quan hoá dữ liệu. Hay tìm hiểu khóa học Data Analyst để giúp bạn hiểu rõ hơn.

 

Data Visualization là gì?

Data Visualization là gì?
Data Visualization là gì?

Data Visualization (Trực quan hoá dữ liệu) là cách biểu diễn thông tin và dữ liệu số dưới dạng hình ảnh hoặc đồ hoạ nhằm giúp người xem dễ dàng hiểu và phân tích các thông tin một cách hiệu quả.

 

Ngày nay, với sự gia tăng nhanh chóng của khối lượng dữ liệu trong các doanh nghiệp, sử dụng biểu đồ, đồ thị và hình ảnh được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc tạo ra cái nhìn trực quan về dữ liệu, qua đó cho phép người dùng nhận biết thông tin, so sánh các giá trị, cũng như thấy rõ mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau.

 

Bên cạnh đó, Data Visualization còn đóng vai trò hỗ trợ người dùng trình bày dữ liệu rõ ràng và hấp dẫn để dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp. Điều này cho thấy rằng, dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, Data Visualization cũng đều vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp đặc biệt với người cần biết Data Analyst là làm gì.

Tại sao Data Visualization quan trọng?

Tại sao Data Visualization quan trọng?
Tại sao Data Visualization quan trọng?

Về cơ bản, Data Visualization rất cần thiết để người dùng tiếp cận và xử lý dữ liệu dễ dàng và hiệu quả. Đồng thời, với trực quan hoá dữ liệu, người dùng có thể hiểu rõ hơn về những thông tin phức tạp, thay vì phải dựa vào bảng tính hoặc báo cáo. Hiểu đơn giản thì Data Visualization tương tự như một ngôn ngữ chia sẻ, cho phép người dùng nắm vững các thông tin cơ bản thông qua các biểu đồ, cho dù không được đào tạo bài bản và chính thức về phân tích dữ liệu.

 

Giống với việc trực quan hóa dữ liệu, viêc làm sạch dữ liệu (data cleaning) cũng là một phần mà người làm Data cần phải chú ý.

 

Theo nhận định của các chuyên gia, não bộ con người khi xử lý thông tin thường sẽ dễ tiếp thu dữ liệu dưới dạng biểu đồ hoặc đồ thị, vì bộ não chúng ta luôn bị thu hút bởi màu sắc và hình dạng hơn so với các số liệu khôn khan. Bên cạnh đó, trực quan hoá dữ liệu còn có những ưu điểm khác như:

  • Tìm ra các lĩnh vực cần quan tâm hoặc cải thiện.
  • Hỗ trợ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng.
  • Dự đoán khối lượng sản phẩm.
  • Tiếp thu lượng lớn thông tin nhanh chóng, giúp nâng cao hiểu biết hiệu quả.

Trực quan dữ liệu ứng dụng được vào các loại Data set là gì,... một cách dễ dàng, hiệu quả cao.

Data Visualization được sử dụng như thế nào?

Như đã đề cập, Data Visualization có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mục đích của từng tổ chức, trực quan hoá dữ liệu sẽ có các nhu cầu sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số cách sử dụng thông dụng của Data Visualization mà bạn có thể lưu ý:

Lập kế hoạch

Data Visualization được sử dụng để lập kế hoạch
Data Visualization được sử dụng để lập kế hoạch

Biểu đồ Gantt trong Data Visualization có khả năng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch, cũng như lịch trình cho một dự án phức tạp bằng cách minh họa từng đầu mục công việc và nhiệm vụ một cách chi tiết nhất, đồng thời xác định rõ ràng thời gian hoàn thành những công việc, nhiệm vụ đó.

Xác định mối tương quan

Xác định mối tương quan (mối quan hệ) giữa các dữ liệu mang lại giá trị vô cùng lớn đối với các nhà phân tích dữ liệu và doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc sử dụng Data Visualization rất cần thiết để các tổ chức hiểu rõ mối quan hệ giữa các biến.

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học dạy BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Xác định tần suất

Data Visualization được sử dụng để xác định tần suất
Data Visualization được sử dụng để xác định tần suất

Xác định tần suất là một trong những cách sử dụng Data Visualization khá cơ bản, vì nó có sự áp dụng và kết hợp với các dữ liệu liên quan đến thời gian. Ngoài ra, việc xác định tần suất còn giúp doanh nghiệp khai thác thêm nhiều thông tin của các sự kiện liên quan hoặc xảy ra theo thời gian.

Phân tích giá trị và rủi ro

Với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc xác định rủi ro và giá trị của các dữ liệu rất quan trọng, bởi chúng sẽ ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động phát triển kinh doanh. Thông qua các đồ thị và biểu đồ trực quan, doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội phát hiện các giá trị cùng với rủi ro có thể xảy ra, từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện kịp thời.

Kiểm tra network

Data Visualization được sử dụng để kiểm tra network
Data Visualization được sử dụng để kiểm tra network

Các chuyên gia Marketing thường sử dụng Data Visualization để kiểm tra network, điều này giúp họ biết được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, cũng như xác định được cách kết nối với những đối tượng đó và thúc đẩy sự tương tác với họ. Do đó, việc kiểm tra một mạng lưới bằng Data Visualization rất phổ biến và hữu ích.

Thay đổi theo thời gian

Hầu hết các dữ liệu lịch sử có sẵn của doanh nghiệp đều liên quan đến yếu tố thời gian, cho nên việc phân tích dữ liệu để tìm hiểu xu hướng thay đổi theo thời gian được đánh giá là cách sử dụng Data Visualization cơ bản và thông dụng nhất của các tổ chức hiện nay.

Xem thêm các bài viết khác:

Các loại Data Visualization

Các loại Data Visualization
Các loại Data Visualization

Hiện tại, có rất nhiều dạng truyền tải thông tin trực quan khác nhau ra đời để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Một số loại Data Visualization mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Chart (biểu đồ): Thông tin được biểu diễn dưới dạng hình học, ví dụ như đường tròn, đường thẳng, cột,...
  • Table (bảng): Hàng và cột trong bảng tạo nên ô và mỗi ô sẽ chứa một dữ liệu cụ thể.
  • Map (bản đồ): Sắp xếp dữ liệu theo một quy tắc để người dùng dễ dàng quan sát và theo dõi.
  • Infographics: Tổng hợp các văn bản, hình ảnh và biểu đồ chứa dữ liệu.
  • Dashboard: Tập hợp dữ liệu lại theo nhiều hình thức khác nhau.

Top 3 Data Visualization tools thông dụng hiện nay

Trực quan hoá dữ liệu sẽ trở nên đơn giản và tối ưu hơn nhờ các Data Visualization tools. Sau đây là top 3 công cụ trực quan hoá dữ liệu đang được các nhà phân tích dữ liệu tin cậy và sử dụng rộng rãi mà bạn có thể tham khảo:

Microsoft Power BI

Microsoft Power BI
Microsoft Power BI

Power BI là gì? Là một trong những công cụ phân tích và trực quan hoá dữ liệu nổi tiếng do Microsoft phát triển năm 2013. Power BI được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội, nó có thể thu thập dữ liệu từ hàng trăm nguồn khác nhau bao gồm các trang mạng xã hội, website uy tín. Hay khả năng cho phép người dùng trích xuất các thông tin kinh doanh chính xác để tạo ra những báo cáo có độ an toàn và bảo mật cao.

Google Charts

Google Charts
Google Charts

Google Charts là một Data Visualization tool cung cấp các mô hình mặc định về trực quan hoá dữ liệu hoàn toàn miễn phí. Google Charts sử dụng công nghệ HTML5/SVG cung cấp khả năng tương thích trên nhiều nền tảng và trình duyệt khác nhau mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ phần mềm hoặc plugin nào khác. Một số tính năng nổi bật của Google Charts có thể kể đến như sau:

  • Hỗ trợ nhiều thư viện biểu đồ có sẵn.
  • Chuyển đổi dễ dàng giữa các biểu đồ.
  • Truy cập dữ liệu từ nhiều nguồn, kể cả từ các nhà cung cấp dữ liệu bên thứ ba.
  • Kết nối dữ liệu bằng các công cụ và giao thức trong thời gian thực.
  • Biểu đồ có tính tương tác cao, có hình ảnh động và kết nối được với các trang tổng quan khác.
  • Nhúng biểu đồ vào trang web bằng JavaScript.

Tableau

Tableau
Tableau

Tableau là công cụ trực quan hoá được sử dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực Business Intelligence với chức năng đơn giản hoá dữ liệu thô. Với Tableau, dù người dùng không thành thạo các kỹ năng hay kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng có thể sử dụng nó hiệu quả. Một số ưu điểm vượt trội của công cụ này có thể kể đến như hỗ trợ trộn dữ liệu, hợp tác dữ liệu và phân tích dữ liệu trong thời gian thực.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn Data Visualization là gì. Có thể thấy rằng, việc xử lý lượng lớn dữ liệu diễn ra với tần suất vô cùng thường xuyên. Do đó, nếu thực hiện quá trình phân tích và báo cáo thủ công, các dữ liệu sẽ rất khó để được khai thác tối đa, đồng thời việc đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp cũng có thể gặp sai sót nghiêm trọng. Hãy liên hệ với các chuyên gia DA hàng đầu Việt Nam tại Askany để được tư vấn cách triển khai Data Visualization hiệu quả, hỗ trợ khả năng ra quyết định chính xác.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng