Đo lường Cart Abandonment Rate như nào? 4 cách giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng

Đo lường Cart Abandonment Rate như nào? 4 cách giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng

20/05/2024

647

0

Chia sẻ lên Facebook
Đo lường Cart Abandonment Rate như nào? 4 cách giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng

Đo lường Cart Abandonment Rate là một trong những phương thức giúp các cá nhân, doanh nghiệp theo dõi được tổng quan hành vi mua sắm của khách hàng trên trang web của mình, đặc biệt là việc từ bỏ đơn hàng. Từ đó, tìm hiểu các nguyên nhân để kịp thời đưa ra những giải pháp tối ưu giúp gia tăng tỷ lệ thanh toán ở khách hàng. Tham khảo bài viết dưới đây của Topchuyengia để cập nhật chi tiết Cart Abandonment là gì, đo lường Cart Abandonment Rate như thế nào.

 

Việc từ bỏ giỏ hàng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp và các cửa hàng kinh doanh đa nền tảng. Để có cách khắc phục vấn đề này tốt nhất, bạn hãy tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia đào tạo Data Analyst trên ứng dụng Askany, bằng kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc, họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất.

 

Cart Abandonment Rate là gì?

Cart Abandonment Rate là gì?
Cart Abandonment Rate là gì?

Cart Abandonment Rate (tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng) là chỉ số đo lường phần trăm khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không thực hiện thanh toán để kết thúc quá trình mua sắm. Đây là tình trạng rất phổ biến mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các cửa hàng kinh doanh trực tuyến đang phải đối mặt. Data Analyst là làm gì? Đo lường được Cart Abandonment Rate để dựa vào đưa ra phương pháp tối ưu cho doanh nghiệp tăng tỷ lệ rời bỏ giỏ hàng.

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học đào tạo BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Nguyên nhân người dùng từ bỏ giỏ hàng

Tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng tăng cao xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình có thể kể đến:

  • Giá thành sản phẩm cao: Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể dễ dàng so sánh giá cả sản phẩm của nhiều trang bán hàng khác nhau. Chính vì vậy, nếu giá sản phẩm của bạn quá cao nhưng không đảm bảo chất lượng, khách hàng sẽ nhanh chóng tìm kiếm cửa hàng khác có giá cả tốt hơn so với cửa hàng của bạn.
  • Chi phí vận chuyển cao: Theo thống kê của Forrester Research, tỷ lệ khách hàng từ bỏ giỏ hàng vì mức phí vận chuyển cao lên đến 61%. Qua đó có thể thấy rằng, chi phí vận chuyển không phù hợp có thể ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc tăng tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng.
  • Quy trình thanh toán phức tạp: Không ít khách hàng đã từ bỏ giỏ hàng chỉ vì mất nhiều thời gian để thực hiện các bước thanh toán. Bởi khi đã xác định mua hàng, khách hàng thường có xu hướng muốn thanh toán một cách nhanh chóng và chính xác để có thể nhận hàng sớm nhất.
  • Hạn chế phương thức thanh toán: Đối với những mô hình kinh doanh đa kênh, việc hạn chế phương thức thanh toán sẽ khiến cửa hàng của bạn kém chuyên nghiệp và thu hút trong mắt khách hàng, điều này chắc chắn sẽ khiến khách hàng nhanh chóng rời bỏ đơn hàng.
  • Thời gian giao hàng lâu: Thời gian giao hàng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh online. Nếu thời gian giao hàng chậm hoặc không chính xác sẽ gây nên sự bất tiện cho người mua, điều này khiến họ từ bỏ đơn hàng.
  • Chính sách bảo hành không minh bạch: Việc không cung cấp chính sách bảo hành minh bạch, rõ ràng sẽ khiến khách hàng khó lòng yên tâm khi mua sắm tại cửa hàng của bạn khi nếu chẳng may sản phẩm bị lỗi, họ sẽ không được đổi trả hoặc bảo hành phù hợp. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng.
  • Tính bảo mật kém: Không đảm bảo tính bảo mật về tài khoản mua sắm sẽ khiến khách hàng lo lắng thông tin của mình bị sử dụng cho các mục đích xấu như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mượn nợ,... Do vậy, nếu không chú ý đến tính bảo mật, cửa hàng của bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề từ bỏ giỏ hàng.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Cách đo lường Cart Abandonment Rate bằng Google Analytics

Google Analytics là công cụ hữu ích được nhiều chuyên gia phân tích dữ liệu sử dụng để theo dõi hành vi truy cập của khách hàng cho các mục đích khác nhau, trong đó bao gồm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng. Trong phần này, Topchuyengia sẽ hướng dẫn bạn cách đo lường Cart Abandonment Rate đơn giản, chính xác bằng Google Analytics để nắm rõ tình trạng mua sắm của khách hàng ở cửa hàng của mình.

Bước 1: Bật Traditional Ecommerce Reporting

Bật Traditional Ecommerce Reporting
Bật Traditional Ecommerce Reporting

Bạn nhấp vào menu Admin để chọn Ecommerce Settings. Khi màn hình hiển thị trang Ecommerce Setting, bạn nhấp vào nút Enable Ecommerce chuyển thành ON để bật tính năng theo dõi trang thương mại điện tử trên Google Analytics.

 

Bên cạnh đó, bạn có thể bật Enable Related Products để nhận dữ liệu về các loại sản phẩm thường được khách hàng mua cùng nhau. Điều này vô cùng hữu ích cho quá trình remarketing và retargeting ở giai đoạn tối ưu.

 

Sau khi hoàn tất các bước đã đề cập, bạn chọn Next step và Submit. Lưu ý rằng, bạn cần phải thêm một dòng mã JavaScript “ecommerce.js” vào trang web để thu thập dữ liệu và cho phép trang web của bạn gửi các dữ liệu về giao dịch đến Google Analytics.

Bước 2: Theo dõi phễu chuyển đổi

Theo dõi phễu chuyển đổi
Theo dõi phễu chuyển đổi

Tiếp theo, bạn nhấp vào mục Admin nằm ở góc dưới cùng bên trái của giao diện, chọn tài khoản được dùng để thiết lập phễu chuyển đổi và chọn tiếp Goals. Lúc này, bạn đã có thể truy cập danh sách các mục tiêu thiết lập phễu chuyển đổi hiện có.

 

Để bắt đầu thiết lập kênh theo dõi, bạn nhấp chọn New Goals và chọn tiếp Custom để tạo mục tiêu cho phễu dựa theo nhu cầu. Sau đó, bạn chọn Template phễu chuyển đổi có mục tiêu đo lường Checkout Complete để có thể theo dõi tần suất truy cập trang web và hành động cụ thể của khách hàng. Bên cạnh đó, nếu muốn thay đổi mục tiêu đo lường, bạn có thể nhấp chọn Custom.

Bước 3: Mô tả mục tiêu

Mô tả mục tiêu
Mô tả mục tiêu

Bạn cần thực hiện mô tả mục tiêu đo lường và xác định hành động cụ thể mà bạn muốn theo dõi. Để làm việc này, bạn tiến hành đặt tên cho mục tiêu là Purchase Completed và chọn Destination Goal. Sau đó, nhập địa chỉ URL của trang web sau khi hoàn thành giao dịch.

 

Nếu quy trình thanh toán giỏ hàng của bạn phức tạp, bạn có thể theo dõi hành vi truy cập của khách hàng bằng cách chọn ON trong phần Funnel, sau đó điền địa chỉ URL cho các trang web. Lưu ý tắt chế độ bắt buộc với URL đầu tiên trong phần Required. Cuối cùng, nhấp chọn Save để lưu các cài đặt lại.

Bước 4: Phân tích dữ liệu dựa theo mục tiêu của phễu bán hàng

Phân tích dữ liệu dựa theo mục tiêu của phễu bán hàng
Bước 4: Phân tích dữ liệu dựa theo mục tiêu của phễu bán hàng

Ở bước này, bạn chọn Conversion bên trái giao diện, sau đó chọn Goals và Funnel Visualization để có thể xem được báo cáo chuyển đổi theo từng quy trình trong phễu. Google Analytics sẽ trực quan hóa dữ liệu để giúp người xem dễ dàng nắm bắt thông tin về phần trăm khách hàng chuyển đổi.

Các phương pháp giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng

Từ các nguyên nhân cho việc khách hàng từ bỏ giỏ hàng, các doanh nghiệp có thể rút ra các biện pháp giảm tình trạng này để giúp gia tăng doanh số hiệu quả cho cửa hàng. Dưới đây là một số cách mà các doanh nghiệp và cá nhân có thể áp dụng:

Cung cấp chương trình ưu đãi, khuyến mãi

Đây là một trong những cách hiệu quả để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng và giảm thiểu tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng. Bạn có thể tham khảo cách cách làm nổi bật sản phẩm được giảm giá và khuyến mãi trên trang web của mình như sau:

  • Hiển thị rõ giá gốc và giá khuyến mãi của sản phẩm nhằm cho khách hàng thấy được lợi ích khi mua sản phẩm đó.
  • Giới hạn thời gian áp dụng chương trình khuyến mãi tạo cho khách hàng cảm giác khẩn cấp để họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.
  • Đặt những sản phẩm giảm giá, khuyến mại tại các vị trí nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng, ví dụ như đầu trang web.

Gửi lời nhắc về sản phẩm chưa được thanh toán

Gửi lời nhắc về sản phẩm chưa được thanh toán
Gửi lời nhắc về sản phẩm chưa được thanh toán

Từ bỏ giỏ hàng có thể đến từ việc khách hàng chưa sẵn sàng mua hàng tại thời điểm đó và vẫn có khả năng thay đổi ý định trong tương lai, do đó hãy thường xuyên gửi lời nhắc về những sản phẩm chưa được thanh toán để thúc đẩy khách hàng hoàn thành giao dịch với sản phẩm mà họ quan tâm. Bạn có thể gửi lời nhắc về sản phẩm chưa được thanh toán thông qua các cách như:

  • Gửi email thông báo.
  • Gửi tin nhắn SMS.
  • Hiển thị thông báo trên trang web.

Đặt giỏ hàng ở vị trí dễ thấy

Hiển thị giỏ hàng ở vị trí dễ dàng nhìn thấy là một trong những cách giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng hiệu quả nhất. Việc này có thể giúp khách hàng kiểm tra số lượng và giá thành các sản phẩm đã thêm vào giỏ, từ đó thanh toán đơn hàng thuận tiện hơn. Hơn nữa, điều này giúp việc kiểm tra giỏ hàng trở nên thoải mái hơn chỉ với một vài thao tác đơn giản, làm tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng tốt hơn.

Đầu tư chất lượng nội dung và hình ảnh

Nội dung và hình ảnh sản phẩm được đầu tư giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng hơn, từ đó nâng cao niềm tin của họ với cửa hàng của bạn và hoàn thành giao dịch mua sắm nhanh hơn. Bạn có thể đầu tư chất lượng hình ảnh và nội dung sản phẩm bằng các cách sau:

  • Sử dụng hình ảnh thực tế, đẹp mắt.
  • Cung cấp nội dung mô tả sản phẩm chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
  • Thiết lập các tính năng tương tác tăng trải nghiệm của khách hàng.

Tối ưu quy trình thanh toán

Thực tế, không phải khách hàng nào cũng đủ kiên nhẫn thực hiện các bước thanh toán phức tạp. Do đó, các cửa hàng kinh doanh đa nền tảng cần đảm bảo việc thanh toán thuận tiện, đơn giản bằng cách:

  • Không yêu cầu khách hàng điền quá nhiều thông tin để hoàn tất thanh toán.
  • Tối ưu hoá quy trình thanh toán trên trang web cho cả máy tính và điện thoại.

Hỗ trợ nhiều tùy chọn thanh toán

Hỗ trợ nhiều tùy chọn thanh toán
Hỗ trợ nhiều tùy chọn thanh toán

Khi khách hàng được cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán, họ có khả năng hoàn thành giao dịch cao hơn. Các cửa hàng kinh doanh trực tuyến nên tích hợp các hình thức thanh toán khác nhau cho khách hàng như thanh toán khi nhận hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, thanh toán bằng các ví điện tử,...

Bài viết trên đây đã chia sẻ đầy đủ về cách đo lường Cart Abandonment Rate bằng Google Analytics để đánh giá được hành vi của khách hàng, cùng với đó là các phương pháp giảm thiểu tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chắc chắn hơn về tình trạng khách hàng từ bỏ giỏ hàng được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và không gặp bất kỳ rắc rối nào. Liên hệ tư vấn với các chuyên gia Data Analyst sẽ là cách tốt hơn rất nhiều so với những phương pháp mà Topchuyengia đã đề cập ở trên. Truy cập ngay ứng dụng Askany để được hỗ trợ kịp thời bởi đội ngũ chuyên gia phân tích dữ liệu hàng đầu.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng