Doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu? Tổng hợp chiến lược giúp doanh nghiệp vượt qua gia đoạn khó khăn

Doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu? Tổng hợp chiến lược giúp doanh nghiệp vượt qua gia đoạn khó khăn
Thanh Tuyền

14/08/2023

226

0

Chia sẻ lên Facebook
Doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu? Tổng hợp chiến lược giúp doanh nghiệp vượt qua gia đoạn khó khăn

Doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu? Chiến lược phù hợp trong tình huống này là gì? Trong kinh doanh, lời-lỗ là chuyện đương nhiên nhưng gồng lỗ quá lâu lại là tình huống vô cùng căng thẳng. Vì vậy, bài viết hôm nay của Topchuyengia sẽ làm rõ tình huống trên cũng như gợi ý các chiến lược phù hợp để bạn vượt qua giai đoạn này. 
Nếu bạn đang cần lời khuyên hiệu quả 100% từ những chuyên gia kinh doanh giàu kinh nghiệm, hãy sử dụng Askany. Đây là một ứng dụng hỗ trợ bạn kết nối với chuyên gia tư vấn trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Liên hệ ngay với chuyên gia tại Askany và cứu doanh nghiệp của mình kịp thời!

Gồng lỗ là gì

Kinh doanh thua lỗ là tình trạng doanh nghiệp nghĩa là khi tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí sản xuất. Gồng lỗ là khi doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh với tình hình tài chính như vậy. Trong trường hợp doanh thu vẫn có thể góp phần bù đắp chi phí sản xuất, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục kinh doanh (dù phải điều chỉnh ít nhiều trong kế hoạch). Còn trong trường hợp doanh thu không đủ để trang trải chi phí cố định thì có khả năng doanh nghiệp phải rời thị trường.

doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu

Có thể bạn quan tâm nếu muốn khởi nghiệp thành công:

Doanh nghiệp nên tìm nguồn hàng như thế nào để tối ưu được nguồn vốn hàng bán. 

Tư vấn startup từ A-Z. 

Các lý do kiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng “gồng lỗ”

Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng sa sút và phải gồng lỗ:

Doanh nghiệp không nghiên cứu thị trường

Đây là lý do phổ biến nhất khiến doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong kinh doanh. Khi bạn không hiểu thị trường, không hiểu khách hàng mà chỉ tập trung kinh doanh những thứ mình có, khả năng thất bại là rất cao. Ví dụ, bạn không nên kinh doanh trang phục mùa đông ở một nơi gần như nắng nóng quanh năm như Thành phố Hồ Chí Minh. 
Đồng thời, xu hướng của người tiêu dùng cũng thay đổi nhanh chóng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Vì vậy, nghiên cứu thị trường phải diễn ra thường xuyên thì mới mong doanh nghiệp tồn tại được.

Doanh nghiệp không có kế hoạch kinh doanh cụ thể

Trên thực tế, làm bất kỳ việc gì mà không có kế hoạch cụ thể cũng sẽ khó mà thuận lợi. Trong kinh doanh, điều đó còn nghiêm trọng hơn nữa. Nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể, bạn làm sao biết được nguồn vốn đang có, những thử thách và cơ hội tiềm năng, hướng phát triển ngắn và dài hạn, v.v Thiếu đi kế hoạch chi tiết, trên cơ bản là thiếu đi “xương sống” của doanh nghiệp. 
Ngược lại, một bản kế hoạch đầy đủ và chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu. Đặc biệt, nếu bản kế hoạch có gì đó chưa phù hợp, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh và làm lại. Còn khi đã đưa ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh, bạn không thể xóa và làm lại được nữa, hậu quả sẽ đi theo bạn.

doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu

Kỹ năng quản lý không hiệu quả

Thông thường, vấn đề này hay xảy ra đối với những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp. Vì không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành kết hợp với thiếu hiểu biết về nhân sự, sản xuất, v.v rất dễ dẫn đến việc đưa ra những quyết định không hợp lý. Nếu không có thời gian để trau dồi hết các lĩnh vực khác ngoài kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm và từng trải qua khoảng thời gian này rồi.

Doanh nghiệp không chuẩn bị và không kiểm soát nguồn tài chính

Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến khó khăn trong kinh doanh. Vì thiếu kinh nghiệm, bạn thường không lường trước được tất cả những khoản chi phí cần phải chi hoặc không biết nên xoay vòng vốn như thế nào. Kết quả là bạn vay vốn quá nhiều, trả không nổi lãi, vỡ nợ. Ngoài ra, những tháng đầu tiên khi hoạt động, lợi nhuận thu về sẽ không cao, hoặc ở tình trạng lỗ. Vì vậy, kiểm soát được dòng tiền và điều khiển để nó sinh thêm lời là một nghệ thuật trong kinh doanh.
 

Doanh nghiệp mới không muốn gồng lỗ thì nên xác định được mặt hàng kinh doanh phù hợp với số vốn của mình:

Vốn 30 triệu nên kinh doanh gì gấp đôi lợi nhuận 

Vốn 5 triệu nên kinh doanh gì để thu về trăm triệu mỗi tháng

Có 2 tỷ nên kinh doanh gì để lãi x2  sau 1 năm

Vốn 3 tỷ kinh doanh gì  ít rủi ro

Doanh nghiệp nên gồng lỗ trong bao lâu

doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu

Theo quy định của Bộ Tài chính, KHÔNG có giới hạn thời gian cho doanh nghiệp chịu lỗ bao lâu mà chỉ có quy định doanh nghiệp được phép chuyển lỗ liên tục trong vòng 05 năm. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố sau để đưa ra quyết định sáng suốt nhất:

Căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp

Bạn có thể trả lời những câu hỏi cơ bản này để nhìn rõ hơn về tài chính của doanh nghiệp:

  • Hiện tại tình hình tài chính của doanh nghiệp ra sao?
  • Doanh nghiệp đang nợ bao nhiêu? Lãi suất ra sao?
  • Doanh nghiệp cần bao nhiêu tiền để tiếp tục vận hành?

Căn cứ vào nguồn lực của doanh nghiệp

Bên cạnh yếu tố tài chính, nguồn lực của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến quyết định, bạn có thể tự hỏi và trả lời những câu hỏi này: 

  • Doanh nghiệp có thể kêu gọi thêm vốn không? 
  • Doanh nghiệp có vay mượn thêm không?
  • Nhân viên có sẵn sàng cùng doanh nghiệp vượt qua thời điểm này không? 
  • Khách hàng trung thành có ủng hộ doanh nghiệp không?

Doanh nghiệp có thể làm gì trong tình hình này?

Nhìn lại và tự đánh giá

Thường xuyên đánh giá hoạt động kinh doanh là điều rất quan trọng, trong tình hình khó khăn lại càng quan trọng hơn. Hãy thành thật và khách quan nhất để liệt kê ra tất cả vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó, bạn sẽ biết mình sai ở đâu, nên cải thiện chỗ nào và quan trọng là không lặp lại sai lầm đó nữa.

doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu

Chấp nhận khó khăn

Nhận thức ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chúng ta. Đừng đổ lỗi hay ngụy biện, chỉ đơn giản chấp nhận rằng bạn đã đưa ra một vài quyết định chưa sáng suốt trong quá trình kinh doanh. Từ đó, bạn có thể học hỏi từ sai lầm của mình và tha thứ cho bản thân. Có như vậy thì bạn mới nhanh chóng tiến về phía trước và trở thành một phiên bản tốt hơn của mình. Chấp nhận và bước đi chứ không chấp nhận để bi lụy.

Quản lý dòng tiền hiệu quả hơn

Quản lý dòng tiền hiệu quả hơn chính là một yếu tố quan trọng để thay đổi “số phận” của doanh nghiệp. Hãy kiểm soát nguồn vốn, lên kế hoạch cho dòng tiền vào và dòng tiền ra. Đồng thời, hãy dự báo những khoản thu và chi trong tương lai có thể xảy ra. Bạn cũng đừng quên phải gửi hóa đơn đúng hạn, nhận tiền đặt cọc, thanh toán hóa đơn và thúc đẩy những khách hàng thanh toán chậm.

doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu

Thường xuyên phân tích SWOT của doanh nghiệp

Mô hình SWOT sẽ thể hiện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thử thách của doanh nghiệp. Thường xuyên đánh giá và phân tích SWOT sẽ giúp bạn phát huy thế mạnh, cải thiện những thiếu sót và theo kịp thị trường. Đây là một mô hình giúp bạn đánh giá cân bằng giữa nội lực và ngoại lực tác động đến doanh nghiệp.

doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu

Đặt mục tiêu phù hợp hơn 

Chúng ta sẽ đặt nhiều mục tiêu khác nhau ở những giai đoạn kinh doanh khác nhau, quan trọng nhất là chúng phải hợp lý. SMART là một mô hình thiết lập mục tiêu phổ biến mà bạn có thể thử:

  • Specific - Cụ thể
  • Measurable - Đo lường được
  • Attainable - Khả năng thực hiện được
  • Relevant - Tính thực tế
  • Time bound - Khung thời gian

Tham vấn ý kiến từ các chuyên gia tài chính tại Askany

doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu

Nếu đã đọc đến đây mà bạn vẫn còn mơ hồ không biết doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu thì hãy nghe lời khuyên từ các chuyên gia tài chính tại nền tảng Askany. Topchuyengia sẽ gợi ý cho bạn top 07 chuyên gia đã dành rất nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính:

  • Chuyên gia Tài chính Danh Trần’
  • Chuyên gia Tài chính Nguyễn Tiến Thông
  • Chuyên gia Tài chính Huỳnh Đăng Khoa
  • Chuyên gia Tài chính Nguyễn Đức Thanh 
  • Chuyên gia Tài chính Trần Hữu Phú
  • Chuyên gia Tài chính Johnny Thông
  • Chuyên gia Tài chính Gia Nghiêm

Liệu doanh nghiệp có nên gồng lỗ quá lâu là một câu hỏi mà không có đáp án chính xác và việc bạn cần làm là phân tích tình hình hiện tại của công ty. Hy vọng bài viết của Topchuyengia đã giải thích được vì sao câu hỏi này không có câu trả lời nhất định và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của doanh nghiệp. Bạn hãy nhớ rằng, dù tiếp tục hay từ bỏ kinh doanh thì giá trị của bản thân bạn cũng không bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy đưa ra một quyết định phù hợp nhất với tình hình hiện tại và tìm đến sự giúp đỡ nếu cần. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn kinh doanh của Askany đã sẵn sàng cùng bạn đi qua giai đoạn khó khăn này. Hãy tải ứng dụng Askany và nhắn tin ngay với các chuyên gia để tìm ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn nhé!

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng