Financial Analyst là gì? Cẩm nang công việc xu hướng hiện nay

Financial Analyst là gì? Cẩm nang công việc xu hướng hiện nay

20/05/2024

599

0

Chia sẻ lên Facebook
Financial Analyst là gì? Cẩm nang công việc xu hướng hiện nay

Financial Analyst là gì? Financial Analyst hay chuyên viên phân tích tài chính, là vị trí nắm giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ đưa ra những quyết định giá trị cải thiện tình hình kinh doanh, cũng như gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, Financial Analyst dần trở thành công việc thu hút rất nhiều bạn trẻ nhờ sở hữu cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn. Để có thêm nhiều thông tin thú vị khác về công việc này, hãy cùng Topchuyengia theo dõi bài viết dưới đây.

 

Bạn mong muốn theo đuổi công việc Financial Analyst nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu hoặc có quá nhiều thông tin nhiễu làm bạn khó khăn trong việc định hướng. Hãy liên lạc ngay với các chuyên gia dạy Data Analyst của Askany để được tư vấn lộ trình phát triển, cũng như chia sẻ các kiến thức và kỹ năng cần trang bị để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính chuyên nghiệp.

 

Financial Analyst là gì?

Financial Analyst là gì?
Financial Analyst là gì?

Financial Analyst được biết đến là chuyên viên phân tích tài chính, người đảm nhận công việc phân tích, đánh giá dữ liệu tài chính về các yếu tố như xu hướng thị trường, kết quả dự đoán của một giao dịch hay tình trạng tài chính của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu các khoản đầu tư về hiệu suất như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản. Từ đó, giúp các cá nhân, tổ chức đưa ra những quyết định về việc phát triển và tăng trưởng tài chính trong tương lai. Đọc thêm Data Analyst là gì?

Công việc của Financial Analyst

Công việc của Financial Analyst
Công việc của Financial Analyst

Tuỳ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà công việc của chuyên viên phân tích tài chính sẽ có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản, Financial Analyst vẫn sẽ bao gồm những đầu mục công việc chính như sau:

  • Thiết lập, thẩm định các thông tin về tài chính cho các dự án của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về phân tích và đánh giá tài chính. Những thông tin này bao gồm các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, xu hướng phát triển và giải pháp khắc phục khó khăn tài chính.
  • Tiến hành lập kế hoạch và đề xuất các phương án huy động vốn, tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng quy trình quản lý nguồn tài chính một cách hợp lý, chặt chẽ cho doanh nghiệp.
  • Nắm bắt các vấn đề liên quan đến rủi ro hoặc phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính, cũng như hoạt động của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Phân tích một số thông tin liên quan khác nếu được yêu cầu.

Data Analysis Excel dùng để khám phá, làm sạch dữ liệu một cách nhanh chóng hiệu quả và có thể áp dụng đối với Financial Analyst.

Những kỹ năng cần có của Financial Analyst

Để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính giỏi, chuyên nghiệp, bạn phải trang bị rất nhiều kỹ năng phục vụ cho việc đưa ra quyết định chính xác. Một số kỹ năng quan trọng mà bạn cần biết như sau:

Kỹ năng phân tích toán học

Kỹ năng phân tích toán học
Kỹ năng phân tích toán học

Công việc của chuyên viên phân tích tài chính chủ yếu xoay quanh các con số, đặc biệt là thuật toán phân tích data set là gì. Do đó, bạn cần sở hữu kỹ năng phân tích toán học tốt để có thể xử lý dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng hơn. Các kỹ năng liên quan đến phân tích toán học có thể bao gồm:

  • Kỹ năng phân tích xác suất thống kê.
  • Kỹ năng tính toán về kinh tế vĩ mô.
  • Kiến thức về toán cao cấp.
  • Kiến thức về tư duy logic.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khối lượng công việc của vị trí chuyên viên phân tích tài chính rất lớn. Vậy nên, bạn cần trang bị cho bản thân kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, cũng như biết cách xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý, tối ưu. Với kỹ năng này, năng suất làm việc của bạn sẽ được gia tăng đáng kể, đồng thời giảm tải một số áp lực khác trong công việc. Kỹ năng cũng áp dụng vào công việc Data Engineer là gì, vì hỗ trợ rất nhiều trong các công việc về dữ liệu.

Nhạy bén với những biến động tài chính

Nhạy bén với những biến động tài chính
Nhạy bén với những biến động tài chính

Thực tế, thị trường tài chính luôn thay đổi không ngừng và rất khó kiểm soát. Do đó, bất kỳ chuyên viên phân tích tài chính nào cũng cần rèn luyện cho mình khả năng nhạy bén với những biến động tài chính, đây được xem là cơ hội tuyệt vời giúp bạn đi xa hơn với công việc Financial Analyst.

 

Nếu không sở hữu khả năng này, bạn có thể khiến doanh nghiệp gặp những rủi ro không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn tổ chức. Chính vì vậy, hãy thường xuyên cập nhật thông tin, xu hướng mới nhất về thị trường tài chính từ các kênh mạng xã hội, sách, báo, tạp chí,...

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học dạy BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt

Trong quá trình phân tích tài chính, rất khó để tránh khỏi những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Lúc này, bạn cần phải nhanh chóng đưa ra những phương án xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng đến tiến độ, cũng như kết quả của dự án. Có thể thấy rằng, kỹ năng ứng biến linh hoạt, giải quyết vấn đề tốt là rất cần thiết đối với các chuyên viên phân tích tài chính, đồng thời đây sẽ là kỹ năng để doanh nghiệp đánh giá năng lực ứng viên cho vị trí Financial Analyst.

 

Là một chuyên viên phân tích tài chính biết thêm các kiến thức, ngôn ngữ lập trình liên quan là điều cần thiết, đọc thêm về lộ trình học Python nhanh chóng, hiệu quả.

Cơ hội việc làm của Financial Analyst

Cơ hội việc làm của Financial Analyst
Cơ hội việc làm của Financial Analyst

Lĩnh vực tài chính bao gồm rất nhiều chức danh và con đường sự nghiệp đa dạng. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đưa ra các quyết định quan trọng về đầu tư tài chính, đặc biệt là các tập đoàn lớn như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,... Đây chính là lý do vị trí chuyên viên phân tích tài chính đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Đọc thêm về các trường Đại học dạy Data Analyst và Financial Analyst.

 

Dựa vào quy mô và loại hình hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính - Đầu tư, các chuyên gia phân tích tài chính thường làm việc cho hai bên như sau:

  • Bên bán (Sell-side): Bao gồm các vị trí tại bộ phận đầu tư, nghiên cứu cổ phần, bán hàng và giao dịch của các ngân hàng. Nhà phân tích tài chính bên bán thường tập trung vào một lĩnh vực hoặc ngành cụ thể, cung cấp phân tích và báo cáo dựa trên dữ liệu của chính doanh nghiệp đó. Nhiệm vụ của họ cũng bao gồm đánh giá và đưa ra khuyến nghị "mua" "bán" hoặc "giữ" đối với cổ phiếu của công ty.
  • Bên mua (Buy-side): Gồm các vị trí tại các quỹ đầu tư, công ty quản lý danh mục đầu tư và bộ phận nghiên cứu bên mua của các công ty quản lý tài sản. Nhà phân tích tài chính bên mua đóng vai trò cung cấp giải pháp đầu tư phù hợp với từng khách hàng cụ thể, mở rộng phạm vi và đa dạng hóa công việc tiếp cận so với nhà phân tích tài chính bên bán.

Ngoài ra, những chuyên gia phân tích tài chính cũng có thể thực hiện công việc tại các bộ phận tài chính của các doanh nghiệp và tập đoàn không thuộc loại bên mua hay bên bán. Ở Việt Nam, việc trở thành chuyên gia phân tích tài chính doanh nghiệp đang trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều bạn trẻ khi theo đuổi lĩnh vực tài chính - đầu tư.

Mức lương của Financial Analyst

Chuyên viên phân tích tài chính là một vị trí công việc đặc thù, yêu cầu cao về chuyên môn và kinh nghiệp. Do đó, mức lương Data Analyst và của ngành này cũng khá cạnh tranh. Tại nước ta, mức lương trung bình của chuyên viên phân tích tài chính dao động khoảng 15.3 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm mà mức thu nhập này sẽ có sự chênh lệch cụ thể:

  • Từ 1 - 4 năm kinh nghiệm: mức lương trung bình là 15.4 triệu đồng/ tháng.
  • Từ 5 - 9 năm kinh nghiệm: mức lương trung bình là 17.4 triệu đồng/ tháng.

Trên thực tế, thu nhập của chuyên viên phân tích tài chính có thể cao hơn rất nhiều, bởi còn có những khoản thưởng, hoa hồng và nhiều chính sách phúc lợi hấp dẫn khác.

Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn đã biết Financial Analyst là gì, đồng thời cập nhật thêm nhiều thông tin quan trọng liên quan khác. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn được định hướng phát triển, cũng như được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về phân tích tài chính, đừng bỏ qua cơ hội gặp gỡ các chuyên gia DA tại Askany. Là những người đã có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn công việc sâu rộng, các Data Analyst sẵn sàng giúp bạn có hướng đi phù hợp với công việc chuyên viên phân tích tài chính.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng