Data Engineer là gì? Lộ trình trở thành Data Engineer giỏi

Data Engineer là gì? Lộ trình trở thành Data Engineer giỏi

20/05/2024

524

0

Chia sẻ lên Facebook
Data Engineer là gì? Lộ trình trở thành Data Engineer giỏi

Data Engineer là gì? Data Engineer là một trong những vị trí nghề nghiệp thu hút nhiều nhiều nhân sự trẻ trong những năm gần đây nhờ vào mức lương hấp dẫn và chế độ thăng tiến rộng mở. Data Engineer đảm nhận vai trò phân tích và đánh giá các dữ liệu quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp. Theo dõi bài viết dưới đây của Topchuyengia để cập nhật chi tiết các thông tin về Data Engineer bao gồm lộ trình phát triển đúng nhất.

 

Bạn đang có ý định theo đuổi công việc Data Engineer, nhưng lại không biết phải chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng nào. Hãy liên hệ với các chuyên gia dạy Data Analyst tại ứng dụng Askany để được tư vấn kỹ hơn về lộ trình phát triển chính xác để trở thành một Data Engineer giỏi, chuyên nghiệp.

 

Data Engineer là gì?

Data Engineer là gì?
Data Engineer là gì?

Data Engineer hay còn được biết đến là kỹ sư dữ liệu, là vị trí chuyên đảm nhiệm các công việc như phân tích dữ liệu, tích hợp thông tin giữa các hệ thống với nhau, chuyển đổi và động bộ dữ liệu trên các hệ thống riêng biệt. Data Engineer còn phụ trách đề xuất các phương án xây dựng hệ thống dữ liệu hiệu quả, cũng như cải thiện chất lượng các nguồn dữ liệu để tìm ra xu hướng phát triển cho doanh nghiệp. Các công việc của Data Engineer tương tự như Data Analyst là gì.

Công việc chính của Data Engineer

Công việc chính của Data Engineer
Công việc chính của Data Engineer

Phân tích, tổng hợp, lưu trữ dữ liệu

Data Engineer kết hợp với nhóm quản trị cơ sở dữ liệu DBA thiết kế kiến trúc các vùng lưu trữ dữ liệu từ các nguồn hệ thống phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Lúc này, nhiệm vụ của các kỹ sư dữ liệu là đưa các dữ liệu vào Database, Data Analysis Excel và File Server, đồng thời thực hiện hoạt động lưu trữ.

Chuẩn hóa, chuyển đổi logic và tập trung nguồn dữ liệu

Data Engineer sẽ lưu chuyển các dữ liệu đến nhiều nguồn lưu trữ khác nhau để so sánh, thêm và dự phòng dữ liệu trong nhiều trường hợp khác nhau. Ngoài ra, các kỹ sư dữ liệu còn phải tập trung nguồn dữ liệu để đưa các thông tin về một nguồn lưu trữ chung với các mô hình chuyên biệt, điều này rất cần thiết cho việc khôi phục dữ liệu cần thiết.

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học dạy BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Phân tích và trích xuất dữ liệu

Data Engineer sẽ cùng DBA tạo các vùng lưu trữ dữ liệu nhằm đảm bảo các yếu tố về bảo mật. Đồng thời, họ sẽ theo dõi và kiểm tra các nguồn dữ liệu được lấy từ các Database.Nhìn chung, kỹ sư dữ liệu có nhiệm vụ xác minh, trích xuất, gộp và dự trữ dữ liệu. Thêm vào đó, họ còn cần đưa ra các phương thức hoạt động hiệu quả cho hệ thống dữ liệu. Customer Data Platform là gì? Một Data Engineer có cần nắm rõ nền tảng này không?

Những kỹ năng Data Engineer cần có

Kỹ năng lập trình

Kỹ năng lập trình
Kỹ năng lập trình

Một Data Engineer cần trang bị những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Python là gì, SQL, Oracle. Mặc dù không yêu cầu phải biết sâu về lập trình và tính toán, nhưng việc hiểu rõ các khái niệm, bản chất của các ngôn ngữ sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc Data Engineer.

Kỹ năng phân tích

Với những công việc làm về dữ liệu như Data Engineer, phân tích logic là một kỹ năng vô cùng cần thiết. Một kỹ sư dữ liệu phải biết cách phân tích, cũng như tìm ra ý nghĩa chính xác của các con số khô khan, từ đó giúp doanh nghiệp nhìn nhận được vấn đề để có hướng giải quyết phù hợp.

Kỹ năng thiết kế và trình bày báo cáo

Kỹ năng thiết kế và trình bày báo cáo
Kỹ năng thiết kế và trình bày báo cáo

Sau khi hoàn thành các công việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, Data Engineer cần lập bảng báo cáo để trình bày cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, kỹ năng thiết kế và trình bày báo cáo trực quan, dễ hiểu được xem là một điểm cộng giúp bạn thể hiện năng lực trước cấp trên. Data Engineer cần biết cách tạo Dashboard trong Excel để dễ dàng phân tích báo cáo số liệu.

Kỹ năng giao tiếp

Về cơ bản, những con số, dữ liệu rất phức tạp và khó hiểu, đặc biệt là đối với những người không chuyên. Vì vậy, kỹ sư dữ liệu cần có kỹ năng giải thích, thuyết trình tốt để giúp mọi người hiểu và nắm rõ các thông tin quan trọng của báo cáo, đồng thời mang lại cho họ cái nhìn tổng quan hơn về những vấn đề được nghiên cứu.

Kỹ năng quản lý thời gian

Bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi tố chất quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả và Data Engineer cũng vậy. Khối lượng công việc của ngành phân tích dữ liệu thường rất lớn và áp lực, do đó để không bị mất thời gian và tránh tình trạng quá tải, các kỹ sư dữ liệu cần có kế hoạch quản lý công việc hợp lý.

Cơ hội việc làm của Data Engineer

Cơ hội việc làm của Data Engineer
Cơ hội việc làm của Data Engineer

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp quan tâm vấn đề quản lý nguồn dữ liệu, đồng thời họ luôn mong muốn tìm ra hướng giải quyết về việc mở rộng nguồn tài nguyên để có thể lưu trữ và kiểm soát dữ liệu hiệu quả. Chính vì vậy, nhu cầu việc làm Data Engineer có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây.

 

Nhìn chung, cơ hội nghề nghiệp đối với kỹ sư dữ liệu đang rất rộng mở và nhận được nhiều sự ưu ái của doanh nghiệp. Bởi vị trí nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong toàn hệ thống doanh nghiệp, hỗ trợ đưa ra các giải pháp tối ưu cho những vấn đề liên quan đến dữ liệu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức lương của Data Engineer

Mức lương Data Analyst hay của Data Engineer rất đa dạng và chủ yếu phụ thuộc vào trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế của từng cá nhân. Thu nhập trung bình của vị trí này dao động khoảng 23.6 triệu đồng/tháng. Cụ thể hơn:

  • Sinh viên thực tập, mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ có thu nhập khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên có kinh nghiệm và làm việc lâu năm có mức lương từ 10 - 25 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ được điều chỉnh theo thời gian, khả năng và kinh nghiệm làm việc.
  • Các vị trí Manager hay Director, mức lương thường được tính bằng USD, trung bình từ 30 - 66 triệu đồng/tháng (tương đương với 1500 USD/tháng đến 3000 USD/tháng).

Lộ trình trở thành Data Engineer chuyên nghiệp

Phát triển các kỹ năng cần thiết

Phát triển các kỹ năng cần thiết
Phát triển các kỹ năng cần thiết

Để thành công ở vị trí kỹ sư dữ liệu, bạn cần đáp ứng những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Dưới đây là những kiến thức mà bạn nên trang bị đầy đủ trước khi bắt đầu công việc này:

  • Coding: Bạn cần hiểu và sử dụng thành thạo ít nhất một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như ngôn ngữ SQL là gì, NoSQL, Python, Scala là gì, Java,...
  • Database: Lưu trữ dữ liệu có xu hướng áp dụng cơ sở dữ liệu, do đó, bạn nên tìm hiểu về cách thức hoạt động của cả cơ sở dữ liệu quan hệ và không quan hệ.
  • Phương thức lưu trữ dữ liệu: Việc tìm hiểu cách lưu trữ dữ liệu giúp bạn giảm thiểu tính rủi ro và tăng cường sự bảo mật tốt nhất cho khối lượng thông tin của mình.
  • Công nghệ tự động hoá: Bạn hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian dành cho những tác vụ không quan trọng, cũng như tập trung hơn vào việc quản lý dữ liệu lớn nhờ áp dụng công nghệ tự động hoá.
  • Machine Learning (Học máy): Với sự bùng nổ của Trí Tuệ Nhân Tạo, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi sở hữu các kiến thức căn bản về mô hình học máy khi triển khai chúng trong quá trình sản xuất.
  • Điện toán đám mây: Tùy vào nhu cầu doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây, bạn có thể nâng cao kiến thức của mình bằng cách tham gia các khóa học liên quan đến dịch vụ web.
  • Bảo mật thông tin: Data Engineer phải phụ trách bảo mật dữ liệu nếu doanh nghiệp không cung cấp đội ngũ chuyên dụng.
  • Thành thạo công cụ hỗ trợ quản lý: Quản lý dữ liệu lớn sẽ hiệu quả hơn nếu như bạn biết các ứng dụng các công cụ hỗ trợ như Hadoop, Kafka,....

Để phát triển tốt các kỹ năng cần thiết bạn theo học các trường Đại học dạy Data Analyst, Data Engineer uy tín.

Trang bị các chứng chỉ liên quan

Sở hữu các chứng chỉ Data Analyst hay về Data Engineer sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể ghi danh vào những khóa học dài hạn hoặc trực tuyến để vừa trau dồi các kiến thức chuyên môn, vừa nhận các chứng chỉ liên quan. Một số chương trình đào tạo Data Engineer uy tín, chất lượng mà bạn có thể tham khảo là Google Cloud, Cloudera và IBM.

Xây dựng Portfolio

Xây dựng Portfolio
Xây dựng Portfolio

Việc sở hữu một portfolio có vai trò quan trọng, đây sẽ là bức tranh toàn cảnh về khả năng và kinh nghiệm của người ứng tuyển. Portfolio không chỉ là nơi để bạn tự giới thiệu, mà còn là công cụ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về năng lực của bạn.

 

Trong portfolio, hãy liệt kê những dự án trước đó mà bạn đã tham gia và có giá trị cụ thể. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng nhất về khả năng và kỹ năng của bạn, từ đó xác định xem bạn có phù hợp với mục tiêu công việc đã đề ra hay không. Nếu bạn mới bắt đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phát triển dự án cá nhân hoặc sử dụng sản phẩm từ các khoá học trước đó được xem là một lựa chọn tốt.

Nhận công việc đầu tiên

Trải qua các giai đoạn nêu trên, Topchuyengia tin rằng bạn đã có đủ điều kiện và nhận được công việc đầu tiên. Có rất nhiều Data Engineer bắt đầu từ vị trí thấp ở đầu vào như phân tích tình báo kinh doanh hoặc quản trị viên cơ sở dữ liệu. Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, bạn có thể thử sức ở những vai trò nâng cao hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết Data Engineer là gì, cũng như có cho mình một lộ trình phát triển đúng đắn đối với công việc này. Có thể thấy rằng, cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư dữ liệu vô cùng rộng mở với chế độ lương thưởng, thăng tiến hấp dẫn. Nếu như bạn đang quan tâm hoặc mong muốn theo đuổi công việc Data Engineer, đừng bỏ qua cơ hội gặp gỡ các chuyên gia DA của Askany để trao đổi định hướng nghề nghiệp, cũng như học hỏi các kiến thức và kỹ năng quan trọng khi làm việc tại vị trí Data Engineer hoặc Data Analyst.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng