Kế hoạch tổ chức sự kiện gây ấn tượng xuất sắc với khách hàng

Kế hoạch tổ chức sự kiện gây ấn tượng xuất sắc với khách hàng

02/10/2023

508

0

Chia sẻ lên Facebook
Kế hoạch tổ chức sự kiện gây ấn tượng xuất sắc với khách hàng

Kế hoạch tổ chức sự kiện cần được thực hiện kỹ lưỡng và hiệu quả để tạo nên một trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả những người tham gia. Sự kiện là một phần quan trọng của chiến dịch truyền thông & marketing của doanh nghiệp, nó có khả năng thu hút đông đảo khách hàng đến trải nghiệm. Do đó, quy mô của doanh nghiệp không quan trọng, từ doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn đền cần lên kế hoạch tổ chức sự kiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách lập kế hoạch tổ chức sự kiện hiệu quả nhất để tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.

 

Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm hướng dẫn và tư vấn từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sự kiện hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, hãy sử dụng Askany. Askany là ứng dụng kết nối bạn với những chuyên gia có kinh nghiệm và tận tâm đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi bạn đã chọn chuyên gia phù hợp, bạn sẽ tiến hành gọi video 1:1 để cùng thảo luận về những vấn đề mà bạn đang quan tâm. Askany không chỉ là một ứng dụng mà còn là một mạng lưới của kiến thức và sự nhiệt tình. Hãy tải Askany ngay hôm nay để tìm được người “giáo viên” mà bạn luôn mơ ước!

Những bước lập kế hoạch tổ chức sự kiện thành công

kế hoạch tổ chức sự kiện
Một sự kiện thành công phải đáp ứng được nhiều yếu tố.

Lập kế hoạch tổ chức sự kiện là một quá trình thú vị. Ở cương vị này, bạn là người “vẽ” nên bức tranh toàn cảnh của sự kiện. Để kế hoạch tổ chức sự kiện thật sự hiệu quả, planner cần đáp ứng những yếu tố cơ bản như:

Mục tiêu của tổ chức sự kiện

Trước tiên, hãy xác định rõ mục tiêu chính của sự kiện. Bạn muốn ra mắt sản phẩm mới, tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tương tác với khách hàng, v.v

Tệp khách hàng mục tiêu

Sự hiểu biết về đối tượng khách hàng mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong sự kiện. Thông qua đó, planner sẽ biết cách xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch tiếp cận phù hợp nhất.

Lên ý tưởng cho sự kiện

Sau khi đã xác định mục tiêu và khách hàng, bạn có thể nghĩ về ý tưởng, chủ đề cho sự kiện. Bạn có thể diễn tả qua những tính từ như “hiện đại” hay “sang trọng” hoặc thậm chí là “thế giới thần tiên”.

Thời gian và địa điểm

Lựa chọn thời gian và địa điểm tổ chức sự kiện là bước quan trọng. Nếu sự kiện diễn ra ngoài trời, bạn cần xem xét các kế hoạch dự phòng về thời tiết. Đồng thời, cần tham khảo xem có bất kỳ sự kiện nào khác diễn ra vào thời điểm đó không, các dịp lễ có bị trùng không.

Dự trù kinh phí

Khi hoàn thành nội dung sự kiện, bạn cần dự trù kinh phí cẩn thận để tránh phát sinh những chi phí không mong muốn hoặc để tăng giảm ngân sách nếu cần

Đối tác và nhà tài trợ

Sự kiện là một cơ hội hợp tác với những đối tác và nhà tài trợ có cùng chí hướng. Đối với những sự kiện có quy mô lớn, những đối tượng này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều về chi phí hoặc thiết bị. Với những đối tác và nhà tài trợ có tầm ảnh hưởng, sự hợp tác này sẽ giúp thúc đẩy truyền thông cho sự kiện.

Marketing trong tổ chức sự kiện

Trong kế hoạch tổ chức sự kiện, bạn cần có kế hoạch truyền thông, chiến lược marketing tổng thể để thu hút công chúng đến trải nghiệm sự kiện. Mạng xã hội, email marketing hoặc bất kỳ công cụ nào phù hợp với tệp khách hàng đều có thể sử dụng.

 

Xem thêm: Dịch vụ Marketing tổng thể hỗ trợ Marketing cho sự kiện của doanh nghiệp

Nội dung chính/ kịch bản của sự kiện

Ở bước này, bạn cần lên nội dung chi tiết cho sự kiện. Các hoạt động nào sẽ diễn ra, ai là người dẫn chương trình, ai là khách mời, trang trí không gian ra sao, mọi thứ diễn ra vào thời điểm nào, ai là người phụ trách và những vấn đề liên quan. 

Quản lý rủi ro

Ở giai đoạn này, hãy xem xét và rà soát cẩn thận kế hoạch của mình. Bên cạnh đó, bạn phải lường trước những trường hợp bất ngờ nào có khả năng xảy ra và phương án khắc phục hợp lý.

Thi công và tổng duyệt

Đây là khâu quan trọng nhất, khâu “hô biến” ý tưởng thành hiện thực. Người lập kế hoạch tổ chức sự kiện phải theo sát khâu này để đảm bảo mọi thứ được dàn dựng đúng kế hoạch. Sau khi trang trí địa điểm, set up các trang thiết bị, tất cả ban tổ chức cần tổng duyệt chương trình và điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết. 

 

Tùy vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu của sự kiện sẽ có những thay đổi cần thiết để cá nhân hóa hơn. Trên đây chỉ là những bước cơ bản nhất mà ban tổ chức cần phải hoàn thiện cho bất kỳ sự kiện nào.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Lưu ý khi lập kế hoạch tổ chức sự kiện tránh thiếu sót

kế hoạch tổ chức sự kiện
Lập kế hoạch tổ chức sự kiện cần lưu ý đến sự an toàn cho không gian.

Để đảm bảo kế hoạch tổ chức sự kiện được hoàn thiện và thực tế nhất, bạn cần chú ý một số yếu tố quan trọng như:

  • Kỹ thuật: Hãy đảm bảo bạn có đội hỗ trợ kỹ thuật trong suốt sự kiện. Các vấn đề kỹ thuật có thể liên quan đến sân khấu, thiết bị âm thanh, màn hình LED, loa, ánh sáng, điện và những khía cạnh khác.
  • An toàn: Sự kiện bắt buộc tuân thủ các quy định về an toàn, phòng cháy chữa cháy. Hãy chuẩn bị kế hoạch sơ tán hoặc cứu hộ trong trường hợp xấu nhất.
  • Phản hồi từ khách: Đừng quên lấy ý kiến phản hồi của khách hàng để đánh giá sự kiện và điều chỉnh cho sự kiện sau này. Bạn có thể thăm dò về thái độ, ý kiến của khách trong hoặc sau sự kiện.

Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện

Dưới đây là mẫu kịch bản mà bạn có thể tham khảo trong quá trình lập kế hoạch tổ chức sự kiện từ Topchuyengia:

Kịch bản sự kiện mẫu - Topchuyengia
Thời lượng Nội dung  Phân công Ghi chú
30 phút Đón khách Đội lễ tân Đội kỹ thuật mở nhạc đã chuẩn bị sẵn
10 phút Tiết mục mở màn Đội văn nghệ  
5 phút Giới thiệu chương trình    
5 phút Giới thiệu thành phần tham dự    
5 phút Đại diện phía doanh nghiệp phát biểu trong sự kiện.    

30 - 45 phút

Chương trình bắt đầu

MC và diễn giả

 

15 phút

Giao lưu MC và diễn giả

Đội hậu cần truyền micro cho khán giả đặt câu hỏi

20 phút

Kết thúc chương trình Người dẫn chương trình và diễn giả

Chụp ảnh kỉ niệm, trao quà kỉ niệm

Trong kịch bản này, bạn cần lưu ý:

  • Nếu chương trình có nhiều nội dung, hãy chia nhỏ ra thành từng phần. Bạn không nên trình bày 1 nội dung quá 45 phút. Ngoài ra, khi chương trình dài, bạn nên có khoảng thời gian nghỉ và chuẩn bị tea break cho khách. 
  • Các tiết mục văn nghệ hoặc danh sách nhạc được phát trong thời gian chờ cần liên quan đến nội dung, chủ đề sự kiện. Ví dụ, đối với những sự kiện có tính trang trọng như ký kết hợp đồng, bạn hãy chọn các bài hát không lời cổ điển. 
  • Để chương trình hoàn thiện, bạn cần chuẩn bị thêm kịch bản cho MC và kịch bản cho đội âm thanh - kỹ thuật.
  • Nếu sự kiện có tặng quà kỷ niệm, hãy tặng lúc đón khách hoặc bế mạc. Quà tặng có thể là vật phẩm của doanh nghiệp hoặc sổ tay, kỷ niệm chương, v.v
  • Những nhân tố quan trọng như diễn giả, MC, người đại diện doanh nghiệp hay đội văn nghệ cần có mặt tại địa điểm trước 45 phút và sẵn sàng lên sân khấu trước 10 phút.

Việc lên kế hoạch tổ chức sự kiện là một nhiệm vụ tuy phức tạp nhưng rất thú vị. Trong vai trò này, bạn là người định hình toàn bộ cấu trúc của sự kiện. Do đó, hãy lên kế hoạch cẩn thận và thực tế để tạo ấn tượng tốt và thu hút khách hàng.


Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình lập kế hoạch tổ chức sự kiện, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia Marketing thông qua Askany nhé! Với kinh nghiệm và kiến thức “đầy mình”, chuyên gia sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn và đưa ra các giải pháp thực tiễn để giải quyết mọi lăn tăn của bạn. Hãy liên hệ với chuyên gia đa lĩnh vực tại Askany ngay hôm nay!

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng