LUẬT HÌNH SỰ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG LÀ GÌ? VI PHẠM CÓ PHẢI ĐI TÙ KHÔNG?

LUẬT HÌNH SỰ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG LÀ GÌ? VI PHẠM CÓ PHẢI ĐI TÙ KHÔNG?
Hoàng Thi

19/10/2021

926

0

Chia sẻ lên Facebook
LUẬT HÌNH SỰ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG LÀ GÌ? VI PHẠM CÓ PHẢI ĐI TÙ KHÔNG?

Luật hình sự phòng vệ chính đáng là quy định của pháp luật cho những hành vi xuất phát vì sự bảo vệ chính đáng của bản thân mà có thể gây ra một số hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác. Để xử đúng người đúng tội, không phải để một công dân nào thành tội nhân một cách oan ức. Luật chia thành 2 đối tượng là phòng vệ chính đáng và hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cụ thể phải xét cả điều kiện và dấu hiệu để phân biệt từng trường hợp, từng đối tượng. 

Phòng vệ chính đáng là quyền của công dân, được nhà nước khuyến khích. Công dân có thể sử dụng hoặc không sử dụng vì những lý do khác nhau. Luật quy định hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm vì nó duy trì trật tự xã hội, chống lại những hành vi xâm hại được pháp luật bảo vệ. 

Phòng vệ chính đáng không có nghĩa là được quyền xử lý các hành vi trái với pháp luật mà nó cũng có những giới hạn nhất định. Xem bài viết dưới đây để được tư vấn thêm:

Những hành vi được xem là phòng vệ chính đáng

Điều kiện và hình vi được luật hình sự mới nhất đề cập đến, nhằm bảo vệ cho người bị hại là:

Điều kiện

Đầu tiên, phải có sự tấn công “nguy hiểm đáng kể” và “trái pháp luật”. Hành vi được xem là nguy hiểm đáng kể nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Còn hành vi trái pháp luật là hành vi tấn công mà pháp luật không có phép thực hiện.

Để được xem là hành vi phòng vệ chính đáng thì hành động đang hiện hữu phải xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân là điều kiện thứ hai.

Thứ hai, người phòng vệ có sự chống trả một cách cần thiết đối với người đang có hành vi tấn công ngay khi có những biện pháp cưỡng chế khác tránh được sự tấn công. Độ phức tạp của hành vi căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại; sức mạnh và sự mãnh liệt của sự tấn công; mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra; tính chất và mức độ nguy hiểm của đối phương pháp, phương tiện, công cụ người tấn công sử dụng.

Nếu hành vi không phù hợp với tính chất và độ nguy hiểm của hành vi xâm hại thì đó là vượt quá phòng vệ chính đáng. Người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm với các tội danh tùy trường hợp như: giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng; gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng.

Những hành vi là phòng vệ chính đáng
Những hành vi là phòng vệ chính đáng

Dấu hiệu

Để được coi là phòng vệ chính đáng khi có các dấu hiệu sau:

  • Hành vi gây thiệt hại, gây nguy hiểm cho xã hội hoặc đe dọa thực sự và ngay tức khắc cần phải bảo vệ.
  • Phòng vệ chính đáng ngoài loại bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công còn có thể chống lại sự xâm hại, tránh gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
  • Hành vi đó phải cần thiết với hành vi xâm hại, không chênh lệch tính chất và mức độ nguy hiểm giữa hành vi phòng vệ và hành vi xâm hại.

Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Phòng vệ chính đáng

Tại điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về phòng vệ chính đáng như sau:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, không bị truy tố trách nhiệm hình sự

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Phòng vệ chính đáng
Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Phòng vệ chính đáng

 

Các tội liên quan đến hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội giết người khi bắt giữ tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ 

Hành vi dẫn đến chết người khi bắt giữ tội phạm, trong trường hợp vượt quá mức cần thiết hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Khung hình phạt từ 2 năm tù đến 5 năm tù giam đối với hành vi phạm tội đối với 2 người trở lên.

Trường hợp những hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Trường hợp những hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xử phạt 

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác khi bắt giữ tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ 

Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe tỷ lệ thương tổn từ 31% - 60%, khi bắt giữ tội phạm, trong trường hợp vượt quá mức cần thiết hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Khung hình phạt từ 3 tháng 2 năm tù giam nếu người phạm tội thuộc trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội đối với 2 người trở lên, tỷ lệ thương tổn từ 31% - 60%.
  • Gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe với tỷ lệ thương tổn từ 61% trở lên.
  • Hậu quả dẫn đến chết người hoặc thương tích, tổn hại đến sức khỏe cho 2 người trở lên, tỷ lệ thương tổn mỗi người từ 61% trở lên thì mức phạt từ 1 năm đến 3 năm tù giam.

Ngoài ra người vi phạm pháp luật còn bồi thường thiệt hại Dân sự theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015.

 

Các mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm chi phí thiệt hại, chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng,... Ngoài khoản tiền này, còn có một khoản khác để bù đắp về tinh thần cho người thân thích (thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại). Mức bồi thường hai bên tự thỏa thuận. Nếu không đi đến quyết định cuối cùng thì mức tối đa cho một người có tính mạng xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở theo Nhà nước quy định.

 

Hãy xem bài viết tư vấn luật hình sự để biết thêm những quy định về luật này bạn nhé.

 

KẾT LUẬN:

Trên đây là luật hình sự phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng được pháp luật quy định. Phòng vệ chính đáng là quyền của mỗi công dân, là hành vi tích cực nhằm bảo vệ chính bản thân mình và an toàn trật tự xã hội. Tuy nhiên, đây không phải là nghĩa vụ pháp lý, bạn có thể thực hiện hoặc không trong trường hợp không đủ khả năng còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tài sản của mình. Nếu bạn còn có vấn đề cần tư vấn pháp lý về luật hình sự phòng vệ chính đáng thì topchuyengia.vn đề xuất cho bạn những luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để họ tư vấn luật trực tiếp, cố vấn pháp luật cho bạn.

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng